Giới thiệu về than hoạt tính:

Một phần của tài liệu Đề tài xử lý nước thải nhà máy giấy (Trang 38 - 39)

- Than hoạt tính là chất hấp phụ đầu bảng, có phổ sử dụng rất rộng. Nó có khả năng hấp phụ cả chất vô cơ lẫn hữu cơ, các chất phân cực và không phân cực, đặc biệt là các chất hữu cơ có phân tử lớn.

- Than hoạt tính khử màu, khử mùi rất tốt. Sau khi sử dụng có thể tái sinh. - Than hoạt tính được dùng để :

 Lọc nước uống hoặc nước công nghiệp với độ tinh khiết cao.

 Xử lý nước thải công nghiệp khi nước thải nhà máy này không thể phâ hủy ngay bằng vi sinh vật được, hay trong đó có chứa chất hữu cơ độc hại.

 Xử lý bậc III đối với nước thải đã qua xử lý nhưng vẫn còn các chất trơ với vi sinh vật, để giảm chỉ số COD xuống đến đạt tiêu chuẩn quy định.

 Than hoạt tính có thể ở dạng bột hoặc hạt.

 Than hạt thường có thêm các chất phụ gia và các chất kết dính lại được nén ép thành từng viên nên khả năng hấp phụ kém hơn than bột.

 Than hạt chủ yếu được dùng như lớp lọc, có thể lọc ngược hoặc lọc xuôi. Khả năng hấp phụ của than hạt phụ thuộc rất nhiều vào thời gian lưu của nước qua bể lọc.

c) Trao đổi ion

 Phương pháp này dựa trên cơ sở lợi dụng khả năng có thể trao đổi ion của một số hợp chất cao phân tử thiên nhiên và nhân tạo gọi là ionit. Những hợp chất có khó khả năng trao đổi cation gọi là cationit, những hợp chất có khả năng trao đổi anion gọi là anionit.

 Một cationit thường dùng để làm mềm nước (loại ion Ca2+, M2+) là zeolit có nguồn gốc tự nhiên, có thành phần là Na2Al2Si2O8.xH2O, ion Na ở trong mạng lưới tinh thể zeolit có khả năng di chuyển ra trong dung dịch nước nhường chỗ lại cho các ion Ca2+, Mg2+, Fe2+ có trong nước. Như vậy trong dung dịch nước chỉ còn ion Na+.

 Bằng phương pháp nhân tạo, người ta đã chế ra các loại nhựa không tan trong nước nhưng khi có mặt trong dung dịch chúng có khả năng trao đổi cation, đó là các phân tử hữu cớ chứa nhóm axit, có công thức chung là RCOOH. Cơ chế trao đổi ion:

Một phần của tài liệu Đề tài xử lý nước thải nhà máy giấy (Trang 38 - 39)