Quản lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông về bệnh lao cho nhân viên y tế (FULL TEXT).rar (Trang 72 - 73)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.9. Quản lý và phân tích số liệu

Số liệu được nhập trên phần mềm Epi DATA 3.1, làm sạch trước khi nhập liệu và xử lý trên STATA 14.0

Các thuật toán thống kê sử dụng trong nghiên cứu: - Biến định tính tính tỷ lệ phần trăm (%).

- Biến định lượng tính trung bình, độ lệch chuẩn giá trị min-max.

- Chúng tôi chia số điểm về kiến thức, thái độ, và thực hành về lao của đối tượng nghiên cứu thành tam phân vị (kém, trung bình, tốt) qua câu lênh “xtile” 100.

- So sánh 2 tỷ lệ sử dụng phép kiểm định χ2 để đánh giá sự khác biệt biến định tính (sử dụng Fisher’s exact test khi giá trị mong đợi <5 ).

- So sánh các trị số trung bình giữa 2 nhóm dùng phép kiểm định T-Test (với số liệu phân bố không chuẩn sử dụng test phi tham số Wicoxon ghép cặp).

- So sánh các trị số trung bình trên 2 nhóm dùng phép kiểm định Anova với phương sai đồng nhất (với số liệu phân bố không chuẩn sử dụng test phi tham số Krusal Wallis test).

- Độ tin cậy: Chúng tôi sử dụng hệ số Cronbach’s alpha nhằm đánh giá mức độ tương quan của các biến về kiến thức về lây truyền lao, với hệ số Cronbach’s alpha > 0,6 được cho là đủ điều kiện .

- Phân tích nhân tố: Phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng phân tích PCA để đánh giá mơ hình cấu trúc tối ưu của kiến thức về lây truyền lao. Số lượng nhân tố được xác định qua biểu đồ Scree plot và phân tích parallel (Biểu đồ 3.8, Bảng 3.). Với ngưỡng factor loading > 0,3 được xem là đủ điều kiện.

- Tỷ lệ mới mắc bệnh lao được tính theo cơng thức 89 :

I = số người mắc bệnh mới xuất hiện trong năm/Dân số x 100.000

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông về bệnh lao cho nhân viên y tế (FULL TEXT).rar (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)