CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.5. Đánh giá các nghiên cứu đi trước và hướng nghiên cứu của luận
Thứ nhất, những nghiên cứu lý thuyết trong và ngoài nước nêu trên cũng đã cung cấp cho đề tài cơ sở lý luận tương đối đầy đủ để phân tích và đánh giá các nội dung khoa học chính trong đề tài.
Thứ hai, các học giả trong và ngoài nước dành sự quan tâm nhất định đối với hoạt động phát triển kinh tế thị trường tại Iran. Trong đó, một nghiên cứu đã phân tích và đánh giá một số nội dung quan trọng của phát triển kinh tế thị trường tại Iran.
Thứ ba, các nghiên cứu trong nước mang tính hệ thống và tồn diện về phát triển kinh tế thị trường tại Iran là chưa nhiều. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ mà đề tài nghiên cứu sẽ phải giải quyết.
Thứ tư, nghiên cứu so sánh về phát triển kinh tế thị trường tại Iran và Việt Nam là chưa có. Cho nên, đây cũng là một trong khoảng trống nghiên cứu quan trọng mà đề tài tập trung giải quyết.
Qua tổng hợp các cơng trình nghiên cứu về phát triển kinh tế thị trường tại Iran, luận án đánh giá ở Việt Nam chưa có nhiều cơng trình về nội dung này, các nghiên cứu đa phần mang tính chất tổng quan, khái quát về nền kinh tế Iran, hoặc có thể tập trung phân tích một thời kỳ phát triển, một lĩnh vực kinh tế nào đó. Trong khi đó, các nghiên cứu ở nước ngoài về kinh tế và phát triển kinh tế tại Iran có phần đa dạng hơn, với nhiều nghiên cứu về tình hình kinh tế, các vấn đề phát triển kinh tế mang tính thị trường của Iran qua các giai đoạn như phát triển kinh tế tư nhân hay cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, do mục đích và yêu cầu khác nhau, các cơng trình nghiên cứu trên chỉ dựng lại ở một khía cạnh nhất định, chưa tạo ra một bức tranh toàn diện hơn về phát triển kinh tế thị trường tại Iran. Mơ hình kinh tế thị trường của Iran cũng là một mơ hình mang nhiều đặc trưng, có nhiều điểm khác mơ hình phát triển của các nền kinh tế chuyển đổi, do đó, nghiên cứu về mơ hình phát triển kinh tế thị trường ở Iran có thể bổ sung cho các nghiên cứu liên quan đến mơ hình phát triển kinh tế thị trường, cải cách kinh tế của các quốc gia chuyển đổi.
Căn cứ vào tình hình nghiên cứu nêu trên, có thể thấy lựa chọn đề tài nghiên cứu ―Phát triển kinh tế thị trường tại nước Cộng hịa Hồi giáo Iran từ năm 1989 đến 2019‖ hồn toàn phù hợp. Vấn đề được tiến hành nghiên cứu theo một trật tự thời gian thống nhất, tổng thể và tồn diện, thơng qua sự kết hợp của tiếp cận kinh tế, chính trị và thể chế. Với cách tiếp cận như vậy, các vấn đề nghiên cứu mà luận án đề ra thực sự mới và chưa từng được thực hiện.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 tập hợp hai nhóm lý thuyết luận án sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu là nhóm lý thuyết về kinh tế thị trường và nhóm lý thuyết về thể chế. Cùng với đó, chương 1 cũng đề cập đến các nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế thị trường tại Iran và Việt Nam.
Có thể thấy, các học thuyết về phát triển kinh tế thị trường đã có những chuyển biến qua thời gian. Mỗi học thuyết đều được các chính phủ áp dụng trong những thời điểm nhất định và giải quyết được một số vấn đề tại thời điểm đó. Cho đến nay, các lý thuyết về thể chế đang được quan tâm và tỏ ra hiệu quả trong việc lý giải sự phát triển cũng như mối quan hệ giữa các chủ thể và các yếu tố khác nhau trong sự phát triển kinh tế thị trường tại các quốc gia. Thêm vào đó, có thể thấy rằng các học thuyết về kinh tế thị trường và thể chế đều có những thay đổi qua thời gian, cùng với đó là sự phân nhánh, sự xuất hiện của nhiều học thuyết mới, vừa kế thừa, vừa cải tiến để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và bối cảnh mới. Chẳng hạn như sự xuất hiện của kinh tế học thể chế mới với những điều chỉnh trong giả định để giải quyết các vấn đề một cách hữu hiệu hơn so với các học thuyết trước đó. Trong luận án, nghiên cứu sinh sẽ cố gắng đánh giá và phân tích vấn đề nghiên cứu thơng qua việc sử dụng cả học thuyết về kinh tế thị trường và thể chế. Sự kết hợp giữa hai nhóm lý thuyết này đặc biệt cần thiết khi đối tượng nghiên cứu là Iran, một quốc gia có thể chế chính trị kinh tế đặc biệt.
Trong khi đó, các nghiên cứu được dùng để tham khảo trong luận án cũng được chia làm bốn nhóm chính: Nhóm các nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý thuyết về thể chế và kinh tế thị trường, nhóm nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế thị trường tại một số quốc gia, nhóm các nghiên cứu liên quan đến vấn đề kinh tế thị trường tại Iran và nhóm các nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam. Trong nhóm các nghiên cứu về thể chế và kinh tế thị trường, nghiên cứu sinh đã tổng hợp các kết luận chính và nổi bật nhất của các nghiên cứu để sử dụng cho phân tích và đánh giá trong các chương tiếp theo. Đối với nhóm tài liệu liên quan đến kinh tế thị trường tại Iran. Các nghiên cứu tập trung vào rất nhiều khía cạnh, từ q trình chuyển đổi sáng kinh tế định hướng thị trường của Iran, sự thay
đổi của khu vực kinh tế tư nhân, tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại Iran và hoạt động tự do hóa kinh tế diễn ra trên tất cả các phương diện tại Iran. Cùng với nhau, các nghiên cứu dần dần cho thấy bức tranh tồn cảnh về một nền kinh tế với thể chế chính trị đặc thù tại khu vực Trung Đông. Một nền kinh tế đang cố gắng chuyển mình theo hướng đổi mới, áp dụng một số cải cách theo hướng thị trường, hướng tới mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế trong điều kiện cấm vận khó khăn.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Chương 2 sẽ đi vào phân tích cơ sở lý luận về phát triển kinh tế thị trường. Chương này tổng hợp các khái niệm, các nội dung liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế thị trường, thể chế, thiết lập khung lý thuyết để phân tích các nội dung trong các chương tiếp theo.