Nội dung thể nghiệm

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 51 - 80)

5. Cấu trúc khóa luận

3.4.1. Nội dung thể nghiệm

Tác giả tiến hành thể nghiệm trong ba bài của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật

Bài 24: Cây gỗ

Bài 21: Ôn tập: Xã hội.

Giáo án thể nghiệm (phụ lục).

3.4.2. Tiến hành thể nghiệm

Chúng tôi tiến hành dạy song song giữa lớp thể nghiệm và lớp đối chứng với ba bài khác nhau, lớp đối chứng không sử dụng trò chơi và lớp thể nghiệm có ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi, cụ thể là sử dụng phần mềm PowerPoint.

3.5. Kết quả thể nghiệm

3.5.1. Kết quả học tập của học sinh

Sau khi tiến hành thể nghiệm tại lớp thể nghiệm và lớp đối chứng để kiểm tra, kết quả thu đƣợc cụ thể ở mỗi bài:

Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật

Bảng 3.2. Phân loại mức độ học tập của học sinh Lớp Giỏi Khá TB Yếu SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Thể nghiệm 19 59,4 12 37,5 1 3,1 0 0 Đối chứng 11 36,7 16 53,3 3 10 0 0

Biểu đồ 3.2. Thể hiện sự phân loại mức độ học tập của học sinh 0 10 20 30 40 50 60 Giỏi Khá TB Yếu Thể nghiệm Đối chứng

Qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 chúng tôi nhận thấy ở lớp thể nghiệm số lƣợng học sinh đạt kết quả loại giỏi là 19 em (chiếm 59,4%) cao hơn so với lớp đối chứng là 23,9%. Số lƣợng học sinh đạt điểm trung bình là 1 (chiếm 3,1%) thấp hơn so với lớp đối chứng là 9,8%. Số lƣợng học sinh đạt điểm khá 12 em (chiếm 37,5%) thấp hơn so với lớp đối chứng là 14,1%. Nhƣ vậy qua kết quả thể nghiệm chúng tôi thấy rằng ở lớp thể nghiệm tỷ lệ học sinh giỏi cao hơn, còn tỷ lệ học sinh khá và học sinh trung bình thấp hơn so với lớp đối chứng, còn ở lớp đối chứng thì tỷ lệ học sinh khá chiếm cao nhất, tỷ lệ học sinh giỏi còn thấp.

Bài 24: Cây gỗ

Bảng 3.3. Phân loại mức độ học tập của học sinh

Lớp Giỏi Khá TB Yếu SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Thể nghiệm 20 62,5 11 34,4 1 3,1 0 0 Đối chứng 12 40 15 50 3 10 0 0

Biểu đồ 3.3. Thể hiện sự phân loại mức độ học tập của học sinh

Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 chúng tôi nhận thấy ở lớp thể nghiệm số lƣợng học sinh đạt kết quả loại giỏi là 20 em (chiếm 62,5%) cao hơn so với lớp đối chứng là 22,5%. Số lƣợng học sinh đạt kết quả loại trung bình là 1 em (chiếm 3,1%) thấp hơn so với lớp đối chứng là 6,9%. Số lƣợng học sinh đạt kết quả loại khá là 11 em (chiếm 34,4%) thấp hơn so với lớp đối chứng là 15,6%. Từ kết quả thu đƣợc nhƣ trên chúng tôi thấy rằng ở lớp thể nghiệm số lƣợng học sinh giỏi chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 62,5%) nhƣng ở lớp đối chứng số lƣợng học sinh khá lại chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 50%). Tuy nhiên ở cả hai lớp đều không có học sinh yếu.

Bài 21.Ôn tập: Xã hội.

Bảng 3.4. Phân loại mức độ học tập của học sinh

Lớp Giỏi Khá TB Yếu SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Thể nghiệm 23 71,9 8 25 1 3,1 0 0 Đối chứng 15 50 10 33,3 5 16,7 0 0

Biểu đồ 3.4. Thể hiê ̣n sƣ̣ phân loa ̣i mƣ́c đô ̣ ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh.

Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.4 chúng tôi nhận thấy ở lớp thể nghiệm số lƣợng học sinh đạt kết quả loại giỏi là 23 em (chiếm 71,9%) cao hơn so với lớp đối chứng là 21,9%. Số lƣợng học sinh đạt kết quả loại trung bình là 1 em

(chiếm 3,1%) thấp hơn so với lớp đối chứng là 13,6%. Số lƣợng học sinh đạt kết quả loại khá ở lớp thể nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng là 8,3%. Từ phân tích trên chúng tôi nhận thấy ở lớp thể nghiệm tỷ lệ học sinh giỏi tăng lên và tỷ lệ học sinh trung bình giảm xuống, còn ở lớp đối chứng thì tỷ lệ học sinh giỏi còn thấp trong khi đó số lƣợng học sinh trung bình vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh yếu ở cả hai lớp là 0%.

Sau khi thực hiện ba bài dạy trên, chúng tôi tiến hành tổng hợp trung bình kết quả phân loại mức độ học tập của học sinh nhƣ sau:

Bảng 3.5. Phân loại mức độ học tập trung bình của học sinh qua ba bài dạy

Lớp Giỏi Khá TB Yếu SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Thể nghiệm 62 64,6 31 32,3 3 3,1 0 0 Đối chứng 38 42,2 41 45,6 11 12,2 0 0

Biểu đồ 3.5. Phân loại mức độ học tập trung bình của học sinh qua ba bài dạy 0 10 20 30 40 50 60 70 Giỏi Khá TB Yếu Thể nghiệm Đối chứng

Qua bảng 3.5 và biểu đồ 3.5 chúng tôi nhận thấy kết quả học tập của lớp thể nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này thể hiện ở tỷ lệ học sinh giỏi ở lớp thể nghiệm là 62 em (chiếm 64,6%) cao hơn lớp đối chứng là 22,4%. Tỷ lệ học sinh trung bình ở lớp thể nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 10,1%. Qua kết quả thể nghiệm chúng tôi thấy ở lớp thể nghiệm tỷ lệ học sinh giỏi chiếm vị trí lớn nhất còn ở lớp đối chứng thì tỷ lệ học sinh khá chiếm vị trí lớn nhất. Tỷ lệ học sinh trung bình có sự chênh lệch rõ rệt ở lớp thể nghiệm chiếm tỷ lệ nhỏ (chiếm 3,1%) trong khi đó ở lớp đối chứng tỷ lệ học sinh trung bình vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn (chiếm 13,2%). Tuy nhiên tỷ lệ học sinh yếu ở cả hai lớp là không có.

Từ kết quả thu đƣợc nhƣ trên càng khẳng định cho chúng ta thấy rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 mang lại hiệu quả rất cao.

3.5.2. Mức độ tập trung chú ý và hứng thú học tập của học sinh

Qua ba tiết dạy ở lớp thể nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi thấy rằng: Ở lớp thể nghiệm: Giáo viên dạy các bài Tự nhiên và Xã hội có sử dụng trò chơi thì mức độ hoạt động tích cực của học sinh trong giờ học nổi lên rõ rệt. Học sinh thật sự cuốn hút vào hoạt động học, vào hệ thống trò chơi mà giáo viên tổ chức cho học sinh. Học sinh tham gia vào trò chơi một cách hăng say, thích thú

đã rút ra đƣợc nội dung của bài học, giáo viên chốt lại những ý kiến cho các em và sau mỗi trò chơi phải động viên khích lệ, từ đó tạo cho các em niềm tin, sự phấn khởi, kích thích sự tập trung chú ý của học sinh thông qua các hình ảnh sinh động và hệ thống câu hỏi đƣợc thiết kế trên phần mềm PowerPoint khơi gợi tƣ duy trừu tƣợng ở các em. Khi giáo viên sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội là giáo viên đã tạo cơ hội cho học sinh đƣợc luyện tập và thực hành, giáo viên đã tạo cho các em những cuộc vui chơi của chính mình. Chính vì vậy mà ở lớp thể nghiệm hầu hết các em đều tập trung vào hoạt động học tập, sự tập trung chú ý vào bài học thể hiện ở việc các em tham gia trò chơi một cách hăng say, thi đua nhau để giành chiến thắng, nhờ đó mà tình trạng nói chuyện, làm việc riêng trong lớp giảm rõ rệt.

Còn ở lớp đối chứng: Cùng là một giáo viên đấy với ba bài giảng không ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi, qua quan sát chúng tôi nhận thấy giờ học diễn ra không sôi nổi. Giáo viên đƣa ra những câu hỏi để học sinh trả lời nên học sinh học tập một cách thụ động, chỉ thu hút đƣợc một số học sinh tham gia vào bài học, các học sinh khác làm việc riêng, có em còn tình trạng ngủ gật trong lớp. Giờ học diễn ra một cách buồn chán, chƣa kích thích đƣợc hứng thú học tập của học sinh, do nội dung bài giảng chƣa sinh động còn nặng về kênh chữ. Khả năng tập trung chú ý của học sinh vào bài học thấp, chƣa lôi cuốn đƣợc học sinh vào bài học. Vì vậy mà kết quả học tập còn thấp, tỷ lệ học sinh khá giỏi thấp hơn nhiều so với lớp thể nghiệm.

Qua thể nghiệm chứng tỏ rằng đã đạt đƣợc giả thuyết đặt ra. Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học và phát huy hứng thú học tập, tính tích cực, chủ động của học sinh.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng này tôi tiến hành soạn giáo án để dạy thể nghiệm, tôi soạn và dạy ba bài áp dụng ba loại trò chơi mà trong chƣơng 2 đã đề xuất.

Sau khi giảng dạy ba bài tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra nhằm thu thập kết quả, phân tích kết quả học tập của học sinh và đƣa ra kết luận.

Kết quả thể nghiệm cho thấy trong tiết học có sử dụng trò chơi đƣợc thiết kế trên PowerPoint một cách khoa học, hợp lý thì tiết học đó sẽ diễn ra sôi nổi, học sinh tích cực, tự giác tham gia và hiệu quả giờ học cũng đƣợc nâng lên rõ rệt. Qua thử nghiệm bƣớc đầu đã khẳng định tính khả thi của đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và quá trình tiến hành thể nghiệm, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay đã trở thành mối quan tâm của nhiều đối tƣợng trong ngành giáo dục, từ các nhà nghiên cứu cho đến các giáo viên bộ môn. Trong phạm vi đề tài, ngoài việc hệ thống lại cơ sở lý luận có liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, tác giả đi sâu nghiên cứu về việc ứng dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trƣờng tiểu học.

Trong đề tài, tác giả tiến hành nghiên cứu đặc điểm nhận thức của học sinh lứa tuổi tiểu học và một số vấn đề cơ bản của trò chơi, cũng nhƣ việc ứng dụng các phần mềm để thiết kế các trò chơi. Bên cạnh đó tôi cũng tiến hành tìm hiểu đặc điểm môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học, tìm hiểu nội dung sách giáo khoa môn học này của lớp 1, tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 của trƣờng tiểu học 8/4, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Tác giả cũng đã giới thiệu qua phần mềm PowerPoint và ứng dụng để thiết kế trò chơi phục vụ giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội. Với tính năng Multimedia (đa phƣơng tiện) trong PowerPoint thuận lợi cho thiết kế các trò chơi với những hình quan, màu sắc, âm thanh sinh động giúp cho quá trình nhận thức của học sinh chủ động hơn, tiếp thu bài nhanh và ghi nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, để ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế trò chơi yêu cầu ngƣời giáo viên phải có trình độ tin học nhất định và yêu cầu về cơ sở vật chất kĩ thuật, các trang thiết bị hiện đại.

Qua thể nghiệm chúng tôi thấy rằng khi học sinh tham gia trò chơi thì các em đã huy động đƣợc các kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ của trò chơi. Sau khi các em tham gia trò chơi thì kết quả học tập của các em đã có nhiều thay đổi và tiến bộ. Điều này chứng tỏ khi dạy học giáo viên sử dụng trò chơi có tác dụng rất lớn. Các em biết đƣa vào những điều đã biết, đã học để

hoàn thành nhiệm vụ của mỗi trò chơi và đây cũng là con đƣờng để các em lĩnh hội tri thức, ghi nhớ kiến thức một cách vững chắc và nhẹ nhàng. Từ đó đạt hiệu quả học tập cao hơn. Kết quả thực nghiệm chứng minh tính hợp lý, khả thi, hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học. Trò chơi đã đáp ứng sự sáng tạo, ham hiểu biết, ham tìm tòi khám phá của học sinh. Và cũng qua việc thực nghiệm này giúp cho giáo viên tiểu học có nhận thức, thái độ tích cực hơn trong việc áp dụng thƣờng xuyên việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 nói riêng và tiểu học nói chung.

2. Kiến nghị

Để việc dạy học Tự nhiên và Xã hội đạt kết quả cao thì trƣớc hết ngƣời giáo viên cần đánh giá đúng tầm quan trọng, vị trí của môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học. Bởi vì có rất nhiều giáo viên còn quan niệm môn Tự nhiên và Xã hội là một môn phụ, chƣa quan tâm đến môn học này mà chỉ đầu tƣ vào các môn học khác nhƣ Toán và tiếng Việt.

Nhà trƣờng cần đầu tƣ nhiều hơn nữa các trang thiết bị dạy học thiết thực phục vụ cho bộ môn, đặc biệt là đầu tƣ các trang thiết bị hiện đại nhƣ máy chiếu, máy vi tính... để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy.

Phải bồi dƣỡng và nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên phải nắm vững cách thiết kế các trò chơi và biết sử dụng nó trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.

Với điều kiện hiện tại ở các trƣờng tiểu học Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ giảng dạy, trình độ của giáo viên... Song bƣớc đầu thực hiện, tác giả có cơ sở khẳng định, việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học Tự nhiên và Xã hội là hoàn toàn đem lại hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), SGK Tự nhiên và Xã hội 1, NXB Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2002), SGV Tự nhiên và Xã hội 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Luật giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tự nhiên - Xã hội và phương pháp dạy

học Tự nhiên và Xã hội (tập 2),NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Mạnh Cƣờng (2007), Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng

công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học, NXB Hà Nội.

7. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp (2008), Giáo dục tiểu học tập II, NXB Đại học sƣ phạm.

8. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Hà

Nội, Hà Nội.

9. Đỗ Đình Hoan (1996), Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục.

10. Đào Thái Lai (2007), Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học, NXB Hà Nội.

11. Bùi Phƣơng Nga (1996), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, NXB Giáo dục.

12. Phƣơng Thảo, Anh Phƣơng (2004), 95 câu đố vui, NXB Thanh niên. 13. PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ (2005), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã

hội, NXB Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

Nhằm thu thập thông tin về vấn đề thiết kế và hiệu quả sử dụng trò chơi học tập trong môn Tự nhiên và Xã hội được thiết kế trên phần mềm PowerPoint, chúng tôi trưng cầu kiến của thầy (cô). Thầy (cô) hãy đánh dấu x vào ô trống trước sự lựa chọn của thầy (cô) trong các câu hỏi dưới đây. Chúng tôi mong

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 51 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)