Trang Phục Lễ Phục:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thiết kế trang phục trình diễn ấn tượng lấy cảm hứng từ nghệ thuật múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ mẫu của người nam bộ (Trang 30)

CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU VỀ NGHỆ THUẬT MÚA BÓNG RỖI

2.3 Trang Phục Lễ Phục:

Là sản phẩm văn hóa của dân tộc, trang phục truyền thống không chỉ là phương tiện để bảo vệ cơ thể, thích nghi với tự nhiên (như chống rét hay chống nóng) mà với sự phát triển của nó, trang phục cịn là biểu thị thái độ văn hóa của mỗi người trước cộng đồng. Từ trang phục truyền thống, người ta có thể nhận biết xu hướng, khả năng sáng tạo thẩm mỹ của mỗi cộng đồng văn hóa. Ðối với một số dân tộc, trang phục truyền thống còn chuyển tải cả quan niệm về vũ trụ, quan niệm về nhân sinh của cộng đồng văn hóa trong quá khứ

thông qua các hoa văn, họa tiết được dệt hay thêu trên váy và áo. Một số trang phục còn đi kèm với dấu hiệu phân biệt thứ bậc xã hội của từng người... Chính vì tính phức hợp về giá trị, vì nét riêng độc đáo về văn hóa mà trang phục truyền thống đã trở thành loại sản phẩm luôn được coi là niềm tự hào của văn hóa mỗi dân tộc. Khi mặc trên người bộ trang phục dân tộc cũng là khi mỗi người tự ý thức về bản sắc văn hóa của nền văn hóa đã làm nên tư cách và diện mạo văn hóa của mình.

Trang phục khơng chỉ làm đẹp cho người mặc mà còn thể hiện sự tơn trọng người nhìn. Đặc biệt là trong biểu diễn nghệ thuật thì trang phục cịn đóng vai trị quan trọng hơn nữa. Trang phục biểu diễn thì phải có những đặc điểm đặc biệt hơn là trang phục bình thường.

Kiểu dáng, màu sắc Cũng như những loại trang phục thông thường, trang phục biểu

diễn cũng cần phải chú trọng đến kiểu dáng, đối với trang phục biểu diễn thì cần thu hút sự chú ý của người xem nên kiểu dáng cần phải được thiết kế cầu kỳ hơn, khác biệt hơn trang phục thường ngày, ngồi ra thì màu sắc cũng cần được chú ý, dưới ánh đèn sâu khấu khi chiếu vào sẽ dễ tạo được hiệu ứng lung linh nổi bật nên các màu sắc được chọn cho một bộ trang phục biểu diễn đẹp thường là những màu nổi bật như đỏ, cam, hồng, vàng, và được đính kim tuyến để thêm hiệu ứng lấp lánh. Chất liệu và sự thuận tiện Khi biểu diễn trên sân khấu đặc biệt là đối với những màn trình diễn có nhiều động tác múa hay vũ đạo phức tạp thì sự thuận tiện di chuyển là điều cần được ưu tiên. Do đó chất liệu khơng q dày, co dãn tốt, mang lại sự dễ dàng cho người biểu diễn trong những bước di chuyển mới là một bộ trang phục biểu diễn đẹp.

Hình 2.11 Nghệ nhân Lê Minh Hùng chuẩn bị trang phục

Ở Nam Bộ, hình tượng thờ mẫu khá khác biệt so với miền Bắc và miền Trung. Tín ngưỡng thờ mẫu ở Nam Bộ có kế thừa, tiếp thu và sáng tạo. Tín ngưỡng thờ mẫu Nam Bộ thể hiện mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa Việt-Khmer, hay giữa Việt-Hoa, Tạo ra một quần thể tín ngưỡng hay một điện thờ đa văn hóa. Ta thấy “có hiện tượng tích hợp nhiều lớp văn hóa-tín ngưỡng khác nhau: lớp văn hóa Phù Nam, lớp văn hóa cổ truyền Khmer, lớp văn hóa Chăm và lớp văn hóa Việt.

Điều này cho thấy rằng tín ngưỡng ở Nam Bộ chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau, Vì vậy cũng khơng có nhiều tư liệu về trang phục được sử dụng trong các buổi múa bóng rỗi này, và cũng khơng để lại được nét đặc trưng trong trang phục bởi sự giao thoa của các nên văn hóa tín ngưỡng khác nhau.

Hình 2.13 Nghệ nhân múa bóng

Cịn ở Bắc Bộ, Là một loại hình tín ngưỡng gắn với đạo thờ Mẫu, thờ Tứ phủ. Nghi lễ hầu đồng đã có xuất xứ từ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mặc dù chưa biết chính xác thời điểm xuất hiện nghi lễ hầu đồng những nghi lễ này phát triển mạnh mẽ nhất vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Khơng chỉ là một tín ngưỡng dân gian, hầu đồng thực sự là một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo và hấp dẫn. Nghệ thuật này có sự tạo thành từ nhiều yếu tố như âm nhạc, cách trình diễn, lời ca và khơng thể thiếu đó là trang phục.

Trong một lễ hầu đồng phải theo tứ tự từ cao đến thấp, từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, Ơng Hồng…Có tổng cộng 36 giá đồng vì theo quan niệm của người xưa có 36 vị Thánh thường che chở, bảo vệ cho người dân. Và 36 giá đồng tương ứng 36 vị Thánh đó có 36 bộ trang phục khác nhau được sử dụng theo quy định nghiêm ngặt cho từng giá. Mặc dù các bộ trang phục này rất phong phú, mỗi địa phương tùy vào văn hóa vùng miền có thể thay đổi đơi chút nhưng về cơ bản vẫn phải phải tuân theo quy định chặt chẽ về kiểu cách, màu sắc và phục sức đi kèm. Có trang phục nữ của các Chầu Bà, Thánh Cơ và cũng có y phục nam của các Quan lớn, Thánh Cậu.

Trước khi hầu đồng, mọi việc phải được chuẩn bị kỹ càng, từ chọn ngày lành, tháng tốt; chọn nơi Đền, Phủ, Điện phù hợp; chọn bốn người hầu dâng; mời con nhang, đệ tử, quan khách, chuẩn bị lễ vật dâng cúng; trang phục, phụ kiện và không kém phần quan trọng là mời cung văn.

Hình 2.16 Nghệ nhân đang Hầu

Mỗi lần thay giá, người hầu dâng lại phủ lên thanh đồng một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng…

Hình 2.18 Trang điểm kỹ càng sau mỗi lần thay giá.

Hình 2.20 Thanh đồng trong giá hầu Mẫu Thượng Ngàn

Trang phục của thanh đồng cũng rất phong phú, đa dạng tùy theo nội dung của từng giá đồng, thường thể hiện rất rõ đặc tính cũng như nguồn gốc xuất thân của từng vị thánh trong mỗi giá đồng. Ngồi trang phục thì trang sức và các vật đi kèm như quạt, khăn đội đầu, mũ, hài cũng được gia cơng rất tinh xảo. Có thể kể đến như Cù ngọc, thẻ bài dùng trong các giá Quan, giá Hồng hay các loại vịng, cài khăn dùng trong các giá Chầu, giá Cô. Các tranh sức này được chế tác đẹp và cầu kỳ từ các chất liệu như bạc, đá mầu và ngọc…Trang phục, trang sức đẹp góp phần làm cho người thể nhập “bóng Thánh” những người tham dự nghi lễ phấn khích, hào hứng hơn. Nhìn vào hệ thống trang phục và trang sức trong nghi lễ hầu đồng người xem có thể thấy được sự phong phú của trang phục người Việt qua nhiều tộc người, và nhiều thời kỳ khác nhau. Có thể nói yếu tố tạo nên một buổi hầu đồng thành công không thể thiếu trang phục hầu đồng. Những bộ trang phục này không

chỉ để giới thiệu cho người xem biết về giá đồng mà cịn là hình tượng văn hóa được đúc kết từ nhiều thế hệ của người Việt.

Như vậy, có thể thấy, thờ Mẫu ở Nam bộ khơng mang tính khn mẫu như ở Bắc bộ, khơng trở thành một đạo Mẫu, vì trong quá trình du nhập và phát triển ở Nam bộ, do giao lưu văn hóa với nhiều vùng miền khác nhau, thờ Mẫu ở Nam bộ đã mang tính thống, mở, đã tích hợp nhiều loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu khác nhau. Từ nữ thần, một số Bà đã được nâng lên vị trí mới, phổ biến với tên gọi Thánh mẫu, có liên quan đến Đất, Nước, Trời. Trong thờ Mẫu ở Nam bộ vẫn cịn đọng lại những hình thức thờ tự của đạo Mẫu Bắc bộ. Thờ Mẫu ở Nam bộ vừa mang tính chung nhất vừa thể hiện nét đặc thù. Vì vậy, có thể nói rằng, thờ Mẫu ở Nam bộ đã góp phần minh chứng cho quy luật thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.

2.4 Tiểu kết chương 2:

Từ sau thập kỷ 70-80 của thế kỷ trước, do việc đánh đồng với mê tín dị đoan nên múa bóng rỗi khơng được xuất hiện trước cơng chúng và chìm vào qn lãng. Những nghệ nhân múa bóng rỗi thời trước khơng tìm được truyền nhân nên ít quan tậm đến việc đào tạo đội ngũ kế thừa của loại hình này. Tuy nhiên vẫn cịn một số nghệ nhân ở Sài Gịn, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, An Giang....vì yêu nghề nên vẫn lén lút đào tạo những hạt nhân mới. Đến nay chúng ta đã có một cái nhìn mới về loại hình này nhưng để phục hồi nó cũng phải mất đến 10 năm, 20 năm thậm chí lâu hơn nữa bởi vì người nghệ nhân múa bóng rỗi phải được chọn lọc và đào tạo ngay từ lúc nhỏ, phải có căn cơ và gắn bó với nghề. Tiếc rằng cho đến nay vẫn chưa có một trường đào tạo, một khóa huấn luyện chính qui cho loại hình múa bóng rỗi bởi vì những nghệ nhân trước đây được truyền thụ trực tiếp thông qua người thầy, khơng có giáo trình thống nhất cho việc đào tạo nghề này mà chỉ nhờ vào khả năng sáng tạo của người được truyền thụ. Tuy nhiên, đó cũng chính là nét độc đáo của nghệ thuật múa bóng rỗi.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BỘ SƯU TẬP “BĨNG” 3.1 Ý tưởng:

Bộ sưu tập “Bóng” được lấy ý tưởng từ nghệ thuật múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Nam Bộ, đưa loại hình diễn xướng này đến gần hơn diện mạo của một loại hình nghệ thuật sân khấu thực thụ. Đồng thời thổi hồn vào đây những nét mới mẻ nhưng không quá biến tấu làm mất đi giá trị ban đầu của nó, góp phần vào cơng cuộc bảo tồn những giá trị tốt đẹp của nền nghệ thuật múa bóng rỗi đang bị phai mờ và cũng như giới thiệu với bạn bè về nét văn hóa độc đáo của con người Nam Bộ.

3.2 Xây dựng bản moodboard:

3.3 Khách hàng mục tiêu: 3.3.1 Đặc điểm:

Đối tượng thiết kế là những nghệ nhân múa bóng rỗi, khơng phân biết giới tính và khơng phân biệt tuổi tác.

3.3.2 Nhu cầu:

Với những đặc điểm trên, người sử dụng phục vụ cho việc múa bóng rỗi, diễn xướng tại các lễ đình, …

3.4 Mẫu thiết kế:

3.4.1 Mẫu phác thảo:

3.4.2 Mẫu mơ tả phẳng:

3.4.3 Mẫu thực hiện:

Hình 3.14 Mẫu được chọn làm sản phẩm

3.5 Giải pháp thiết kế BST: 3.5.1 Phom dáng:

Sử dụng những phom dáng cơ bản phù hợp như tùng váy 360o, áo dài truyền thống, váy 180o, áo nhật bình…

3.5.2 Chất liệu:

Sử dụng những chất liệu thấm hút , mịn màng, thoải mái. Chính vì thế, chất liệu vải satin, taffeta, organza, gấm…được lựa chọn áp dụng cho bộ sưu tập này, áp dụng kĩ thuật cắt may, đính kết.

3.5.3 Màu sắc:

Màu chính: đỏ, vàng, xanh lá. Màu phụ: đen, xanh dương, tím.

3.5.4 Trang trí:

Đính kết kim sa- hạt cườm.

3.6 Quy trình thực hiện:

Hình 3.18 Thiết kế rập

Hình 3.20 May chi tiết

Hình 3.22 Ủi chi tiết

Hình 3.24 Kiểm tra chi tiết và bù cườm

3.7 Mẫu hoàn thiện:

3.8 Tiểu kết chương 3:

Bộ sưu tập “Bóng” được lấy ý tưởng từ nghệ thuật múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Nam Bộ, đưa loại hình diễn xướng này đến gần hơn diện mạo của một loại hình nghệ thuật sân khấu thực thụ. Đồng thời thổi hồn vào đây những nét mới mẻ nhưng không quá biến tấu làm mất đi giá trị ban đầu của nó, góp phần vào công cuộc bảo tồn những giá trị tốt đẹp của nền nghệ thuật múa bóng rỗi đang bị phai mờ và cũng như giới thiệu với bạn bè về nét văn hóa độc đáo của con người Nam Bộ.

KẾT LUẬN

Sau thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp thực sự bổ ích. Thời gian ngắn ngủi, lần đầu tiên thực hiện nhiều mẫu vật mang tính nghiêm túc nhất mặc dù đã chuẩn bị từ trước đó, nhưng em vẫn khơng tránh khỏi bàng hồng trong q trình lên mẫu vật, có sự khác biệt giữa ý tưởng và mẫu thật, cịn rất nhiều bở ngỡ ngay cả việc tìm kiếm nguyên phụ liệu và nhiều khó khăn gặp phải. Với sự tận tình hướng dẫn của quý thầy cô trong khoa và sự nổ lực hết mình cuối cùng bài tập tốt nghiệp của em đi hồn thành đúng thời hạn.

Qua q trình học tập và làm đồ án tốt nghiệp, em đã học tập được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm, nhờ sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn em đã hồn thành xong bộ sưu tập “ BĨNG ”. Trong suốt thời gian thực hiện mẫu em đã học hỏi và tự rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Em đã biết tự tìm kiếm và lựa chọn nguyên phụ liệu cho việc làm mẫu thật. Biết được thêm nhiều kỹ thuật tạo mẫu và xử lí vải mới. Nhận ra được nhược điểm của mình và tự khắc phục. Và nhiều kinh nghiệm va chạm thực tế khác. Đây là thời gian tốt để ứng dụng những kĩ thuật đã học và những thất bại trong xử lí lại cho em thêm thật nhiều kinh nghiệm.

PHỤ LỤC

(1) Thanh đồng: Còn được gọi là ghế đồng hay xác đồng là người được chọn để Thánh nhập vào.

(2) Néang Khmau: Nữ thần đất của người Khmer được thờ rất nhiều ở các tỉnh vùng Tây Nam bộ nơi có nhiều đồng bào Khmer sinh sống. Tượng vừa mới được phục dựng tại núi Bokor (Tà Lơn) trên đường từ chân núi đến khu Thansur Bokor Highland Resort thuộc tỉnh Kampot vương quốc Campuchia.

(3) Người Pháp dùng danh từ “Reine du pays” để tơn xưng Bà. Reine có nghĩa là nữ vương, nữ hồng. Cịn pays nghĩa là xứ sở, vùng đất. Reine du pays nghĩa là bà Chúa của một vùng đất, hay Bà Chúa Xứ.

(4) Thất thánh nương nương: là 7 nữ tì theo hầu Tây Vương Mẫu có tên gọi theo màu áo mặc là Hồng tiên nương nương, Thanh tiên nương nương, Tử tiên nương nương, Bạch tiên nương nương, Hoàng tiên nương nương, Lục tiên nương nương và Lam tiên nương nương.

(5) Múa mâm vàng cịn gọi là múa tháp là hình một chiếc tháp được cắt bằng giấy bìa cứng dán giấy nhủ vàng mô phỏng theo tháp thờ nữ thần Pô Ina Nagar của dân tộc Chăm Bà ni ở Nha Trang (Khánh hòa) mà người Việt gọi là Tháp Bà. Tháp này sẽ được gắn chặt vào một chiếc mâm bằng đồng hay nhôm mà người biểu diễn đội trong lúc tế lễ. Cạnh bên của chiếc mâm được được đặt lên đầu, cằm hay mủi và nghệ nhân múa bóng rỗi sẽ cố giữ cho chiếc mâm thăng bằng trong khi biểu diễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu interner:

1. https://tuoitre.vn/nguoi-dan-ong-hon-30-nam-song-doi-bong-roi- 20181224041702356.htm 2. https://nhandan.vn/photo_news/hau-dong-nghi-le-quan-trong-trong-tin- nguong-tho-mau-285644/ 3. https://text.123docz.net/document/3083282-khoa-luan-tot-nghiep-mua-bong- roi-trong-tin-nguong-tho-mau-than-o-nam-bo.htm 4. http://mekongdeltaexplorer.vn/cam-nang-du-lich-mien-tay/cam-nang-du- lich-chau-doc/truyen-thuyet-ve-mieu-ba-chua-xu-chau-doc.html

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thiết kế trang phục trình diễn ấn tượng lấy cảm hứng từ nghệ thuật múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ mẫu của người nam bộ (Trang 30)