Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 85 - 89)

3.5 Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và chính phủ

3.5.2 Kiến nghị với chính phủ

-Khi điều hành nền kinh tế và hoạch định chính sách, Chính phủ cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại, tránh tình trạng thắt chặt hoặc

nới lỏng chính sách quá mức hay thay đổi định hướng đột ngột mà làm ảnh hưởng hoạt động của các ngân hàng thương mại.

-Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật là một yêu cầu cấp bách trong bối cạnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập như hiện nay. Đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính. Khi ban hành chính sách cần thu thập và tham khảo ý kiến các ban ngành, doanh nghiệp, các chuyên gia đảm bảo chính sách ban hành hiệu quả, công bằng và phù hợp thực tế. Ngồi ra, các chính sách này cần có sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo và phù hợp với chuẩn mực quốc tế để tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

-Cần ban hành quy định phối hợp chi tiết giữa các bộ ngành, cơ quan liên quan trong việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng với những hướng dẫn cụ thể, đơn giản, trong đó, phải nói rõ trách nhiệm của tổ chức tín dụng, cơ quan cơng an, chính quyền địa phương, các bộ ngành liên quan, ... giúp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp xử lý nợ vay cho ngân hàng.

-Chính phủ cần xây dựng kho dữ liệu quốc gia theo từng ngành kinh tế (trong đó phải có các thơng tin về tốc độ tăng trưởng của ngành, lĩnh vực, khu vực và đặc biệt là các chỉ tiêu tài chính trung bình theo từng ngành nghề, theo từng quy mơ doanh nghiệp) để các TCTD có điều kiện sử dụng trong việc đánh giá khách hàng.

-Chính phủ cần thúc đẩy và tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước phối hợp các ban ngành liên quan nghiên cứu và sớm ban hành các quy định cụ thể về các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng ngân hàng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ phái sinh khác mà các nước tiên tiến đã và đang sử dụng giúp lĩnh vực ngân hàng có thêm phương tiện phịng ngừa và quản lý rủi ro hiệu quả.

Kết

luận chƣơng 3: Từ những số liệu, những phân tích về những nguyên nhân gây ra rủi

ro tín dụng tại ABB trong chương 2. Chương 3 của luận văn đã nêu ra được một số giải pháp giúp cho ABB để có thể hạn chế được rủi ro tín dụng. Đồng thời, luận văn cũng có một số kiến nghị đến Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ để các cơ quan này có những giải pháp kịp thời nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc phòng tránh và hạn chế các rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng cho khách hàng.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng và cách thức quản trị rủi ro tín dụng sao cho hạn chế tối đa việc phát sinh rủi ro tín dụng ln là thách thức, u cầu và địi hỏi các ngân hàng thương mại hiện nay quan tâm và tìm ra các giải pháp áp dụng vào quản trị hoạt động tín dụng cho ngân hàng mình.

Ngân Hàng TMCP An Bình ( AB B) hiện đang là một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả nhưng có rủi ro tín dụng cao, quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ABB còn nhiều hạn chế. Với mong muốn hoạt động tín dụng của ABB ln ổn định, tăng trưởng và phát triển hiệu quả cũng như giảm thêm nữa việc phát sinh nợ quá hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu phương thức quản trị rủi ro tín dụng hiện tại của ABB nhằm tìm kiếm những yếu tố chưa hoàn chỉnh, qua đó, đề xuất giải pháp khắc phục sao cho hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, giúp hoạt động tín dụng ABB ngày càng hiệu quả hơn.

Việc nghiên cứu, đánh giá hoạt động tín dụng tại ABB một mặt chỉ ra được những hạn chế trong phương thức quản trị rủi ro tín dụng, mặt khác cũng đưa ra được một số điểm mạnh của ABB trong quá trình quản trị hoạt động tín dụng của mình mà thơng qua đó các ngân hàng thương mại khác có thể xem xét và vận dụng theo, đó là: việc thành lập bộ phận tái thẩm định tín dụng, thành lập bộ phận giám sát tín dụng; cách thức phối hợp trong cho vay và cách thức phê duyệt tín dụng; việc tách bạch, chun mơn hố các khâu trong q trình cấp tín dụng, kiểm tra và kiểm sốt tín dụng.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian và tầm nhìn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thơng cảm và những chỉ dẫn, đóng góp của q thầy, cơ nhằm giúp em hoàn thiện thêm kiến thức, rút ra những kinh nghiệm hữu ích làm cơ sở nghiên cứu tốt hơn khi thực hiện những bài viết khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Thống Kê.

2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2009), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học

Quốc Gia.

3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản lý Ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông.

4. GS.TS Dương Thị Bình Minh (2007), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản

Thống Kê.

5. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê.

6. Quốc hội Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng ban hành theo luật số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

7. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự

phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005.

8. Ngân hàng Nhà nước (2007), Nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều về phân loại

nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN, Quyết định số 18/2007/Q Đ – NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN.

9. Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình (2013), Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng ban hành theo cơng văn số 40/QĐ-TGĐ.13 ngày 14/02/2013.

10.Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP An Bình (2013), Quy chế cho vay của Ngân

hàng TMCP An Bình đối với khách hàng ban hành theo quyết định số 60/QĐ- HĐQT.10 ngày 30/03/2010.

11.Ngân hàng TMCP An Bình. Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012.

13.Nguyễn Thu Hà (2010), Những giải pháp nhằm phịng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 9, trang

29 – 31.

14.Lý Bá Tửu (2005), Phịng chống rủi ro tín dụng – Kinh nghiệm của của các ngân

hàng Thái Lan, Tạp chí ngân hàng, số chuyên đề năm 2005, trang 60 – 65.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w