1 .2Vận dụng mơ hình TOC để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu
1.2.2 Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một nguồn lực bị giới hạn
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một nguồn lực bị giới hạn, việc dựa vào hệ số thông lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn lớn nhất theo cách làm của TOC có thể sẽ khơng đem lại kết cấu sản phẩm tốt nhất do chỉ có một nguồn lực bị giới hạn lớn nhất được xem xét mà bỏ qua các nguồn lực bị giới hạn khác. Do vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp nên sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính
(Linear programming - LP) để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất. Nếu biết vận dụng những kiến thức về quy hoạch tuyến tính, doanh nghiệp có thể lập ra được mơ hình hồi quy tuyến tính bao gồm hàm mục tiêu và các bất phương trình giới hạn. Hàm mục tiêu là tổng thông lượng (throughput) của tất cả các sản phẩm cần sản xuất theo nhu cầu thị trường, mỗi bất phương trình liên quan đến một nguồn lực bị giới hạn. Với sự hỗ trợ của các công cụ thống kê như Microsoft Excel hay SPSS việc tìm ra một kết cấu sản phẩm tối ưu khi đã lập được mơ hình hồi quy là một vấn đề khá dễ dàng. Cách làm này sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra kết cấu sản phẩm tối ưu hơn do tất cả các nguồn lực bị giới hạn đều được đồng thời xem xét chứ khơng chỉ có nguồn lực bị giới hạn lớn nhất.
1.3Vai trò của thơng tin kế tốn trong việc vận dụng mơ hình TOC để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu
Những thơng tin do bộ phận kế tốn tại đơn vị cung cấp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với việc vận dụng mơ hình TOC vào cơng tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại các doanh nghiệp
Thứ nhất, dữ liệu đầu vào cần có để có thể thiết lập được mơ hình TOC là những thơng tin về giá bán của sản phẩm, chi phí biến đổi hồn tồn, những nguồn lực bị giới hạn trong doanh nghiệp và mức độ tiêu tốn của từng loại nguồn lực cho việc sản xuất từng loại sản phẩm. Những thông tin này đặc biệt là thông tin liên quan đến chi phí biến đổi hồn tồn của từng loại sản phẩm chỉ có thể có được thơng qua hệ thống kế tốn của doanh nghiệp. Hệ thống kế toán tại doanh nghiệp làm nhiệm vụ phân loại và tập hợp chi phí để từ đó tính giá thành sản phẩm. Do vậy, chỉ có bộ phận kế tốn mới có thể biết rõ nhất chi phí biến đổi hồn tồn của các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất là những chi phí gì? bao nhiêu? để cung cấp thông tin nhằm xác định được thông lượng
(throughput) của từng sản phẩm trong doanh nghiệp làm cơ sở để thiết lập các hệ số cho
mơ hình TOC.
Thứ hai, sau khi đã cung cấp thông tin để giúp doanh nghiệp thiết lập được mơ hình TOC nhằm tìm ra kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu, những thơng tin do kế tốn cung cấp lại tiếp tục đảm nhận vai trò quan trọng khác là giúp doanh nghiệp đánh giá được tính hiệu quả cũng như hữu hiệu của việc vận dụng mơ hình TOC, từ đó có những điều chỉnh cần thiết trong q trình thực hiện triển khai mơ hình. Việc vận dụng mơ hình TOC vào công tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu đã giúp doanh nghiệp cải thiện kết quả hoạt động của mình ra sao? Gia tăng thơng lượng và giảm hàng tồn kho cũng như chi phí hoạt động đến mức nào? Cần phải có những sự điều chỉnh như thế nào trong q trình thực hiện? Để có thể có biết được những điều này, các nhà quản lý tại doanh nghiệp chỉ có thể dựa vào những thơng tin do bộ phận kế toán cung cấp. Bộ phận kế tốn tại đơn vị có nhiệm vụ tập hợp chi phí, doanh thu để xác định kết quả kinh doanh, đồng thời theo dõi sự biến động của các loại tài sản, nguồn vốn trong doanh nghiệp vì vậy, nhìn vào những thơng tin do kế tốn cung cấp, nhà quản lý có thể đánh giá được so với trước khi vận dụng mơ hình TOC, sau khi vận dụng mơ hình này vào cơng tác xác định kết cấu sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp có được cải thiện hay khơng? Chi phí hoạt động và mức hàng tồn kho có giảm hay khơng? Và tăng giảm được bao nhiêu? Từ đó, đưa ra những quyết định quản trị đúng đắn, phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
TOC là lý thuyết về các nguồn lực bị giới hạn. Đây là một lý thuyết tối ưu hóa kết quả hoạt động được xây dựng dựa trên triết lý là mọi doanh nghiệp đều có ít nhất một nguồn lực bị giới hạn cản trở doanh nghiệp đó hồn thành mục tiêu đã định. Muốn cải thiện kết quả hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra, doanh nghiệp phải bắt đầu từ việc tìm ra được nguồn lực đang bị tắc nghẽn và tìm cách khai thác, sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Điểm tắc nghẽn này có thể là các nguồn lực từ bên trong doanh nghiệp như vật liệu, giờ cơng, giờ máy… hoặc có thể là các nguồn lực từ bên ngồi như nhu cầu thị trường, các chính sách do chính phủ quy định... Mỗi loại nguồn lực bị giới hạn khác nhau sẽ địi hỏi phải có cách xử lý khác nhau để đạt được hiệu quả mong muốn.
Triết lý TOC có thể vận dụng được vào nhiều loại hoạt động khác nhau như kế toán, lập kế hoạch sản xuất, quản trị chất lượng, đo lường kết quả hoạt động… trong mọi doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, dịch vụ, quân sự, y tế, giáo dục. Trong đó, việc nghiên cứu vận dụng TOC vào công tác xác định kết cấu sản phẩm tối ưu tại các doanh nghiệp sản xuất là một trong những đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà quản trị nhất.
Chương một của luận văn đã nêu lên những khái niệm về TOC, cách thức vận dụng TOC để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu và vai trò của thơng tin kế tốn trong việc vận dụng mơ hình này để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu. Trên cơ sở những lý luận đã tìm hiểu được và trình bày ở chương một, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tại Công ty cổ phần May Khánh Hòa ở chương hai và đề xuất một số giải pháp để có thể ứng dụng thành công TOC vào doanh nghiệp này ở chương ba.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH KẾT CẤU SẢN PHẨM SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY KHÁNH
HỊA
2.1 Tổng quan về cơng ty cổ phần May Khánh Hịa 2.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cơng ty
Cơng ty cổ phần May Khánh Hòa tiền thân là Xí nghiệp May Phú Khánh được thành lập theo quyết định số 1272/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Khánh ngày 18/09/1986 và chính thức đi vào hoạt động ngày 19/03/1987. Xí nghiệp ra đời nhằm thực hiện chủ trương phát triển hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương, bên cạnh đó phát triển các mặt hàng may mặc trong tỉnh Phú Khánh. Tháng 07/1989, tỉnh Phú Khánh được tách thành hai tỉnh là Phú Yên và Khánh Hịa, Xí nghiệp May Phú Khánh được đổi tên thành Xí nghiệp May Khánh Hòa, đặt trụ sở tại 312 Dã Tượng, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang.
Năm 1994, thực hiện chủ trương quy hoạch sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước của UBND tỉnh Khánh Hòa theo quyết định số 1191/QĐ-UBND ngày 16/06/1994, xí nghiệp được đổi tên thành Cơng ty May Khánh Hòa. Đến ngày 14/08/1995, căn cứ vào quyết định số 500/QĐ-CP của chính phủ, Cơng ty May Khánh Hịa và Xí nghiệp May Nha Trang được sáp nhập và lấy tên là Cơng ty May Khánh Hịa. Tên đối ngoại là Khanh Hoa Garment Company.
Để phù hợp với cơ cấu quản lý mới, Công ty May Khánh Hòa đã thực hiện cổ phần hóa chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, lấy tên là Công ty Cổ phần May Khánh Hòa theo quyết định số 108/2002/QĐ-UBND ngày 25/09/2002 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Tên giao dịch: Cơng ty Cổ phần May Khánh Hịa. Tên đối ngoại: Khanh Hoa Garment Joint – Stock Company.
Quá trình phát triển của cơng ty có thể tóm tắt qua các giai đoạn sau:
Ngày 19/05/1987, Xí nghiệp May Phú Khánh chính thức đi vào hoạt động với quy mơ ban đầu gồm:
- Diện tích mặt bằng: 2.982 m2 gồm một xưởng may và một xưởng cắt. - Số công nhân viên: 270 người
- Tổng vốn đầu tư: 18.861.000 đồng (trong đó: thiết bị 13.161.000 đồng và vốn xây dựng cơ bản 5.700.000 đồng)
- Số lượng máy móc thiết bị: 60 máy dệt kim, 12 máy vắt sổ, 10 máy chuyên dùng công suất 500.000 sản phẩm Chemise/năm
- Địa điểm: 312 Dã Tượng, Nha Trang.
Giai đoạn này mặt hàng chủ yếu là sản phẩm nội địa, đây là giai đoạn xí nghiệp bước đầu đào tạo cơng nhân để tiến hành sản xuất. Sản lượng sản xuất của xí nghiệp chủ yếu được xây dựng trên cơ sở chỉ tiêu Nhà nước giao cho. Đầu mối cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm thông qua Liên hiệp May Việt Nam. Khách hàng chủ yếu là Công ty May mặc Dệt kim Trung Ương, Công ty bảo hộ lao động Việt Nam, Công ty công nghệ phẩm cấp II. Thị trường chính và chủ yếu là các nước Xã hội chủ nghĩa, Liên Xô và Đông Âu. Trong hai năm 1987 – 1988, vì đầu ra tương đối ổn định và chắc chắn nên hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp dần đi vào ổn định.
Năm 1989, thị trường tiêu thụ ở Đông Âu và Liên Xô gặp nhiều khó khăn nên hoạt động của ngành may mặc nói chung và cơng ty nói riêng lâm vào bế tắc, sản xuất trì trệ, mất phương hướng, cơng nhân khơng có việc làm. Để thốt khỏi tình trạng này, cơng ty buộc phải tìm kiếm thị trường mới. Cuối năm 1989, công ty bắt đầu sản xuất các sản phẩm cung cấp cho thị trường khu vực II, hình thức gia cơng là chính và bắt đầu chuyển hướng thị trường từ đó cho đến nay.
Giai đoạn 1992 – 1995
Từ khi tổ chức lại sản xuất, xí nghiệp đã tiến hành đầu tư thêm các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất mới, công tác nâng cao chất lượng sản phẩm luôn được công ty nâng lên hàng đầu để đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng của khách hàng. Mặt khác, ban lãnh đạo công ty ln nêu cao chủ trương tìm kiếm thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm cho cơng ty. Nhờ đó, quan hệ kinh tế giữa
cơng ty và những doanh nghiệp lớn trong ngành bắt đầu được mở rộng và uy tín của cơng ty bắt đầu được nâng lên. Thông qua các doanh nghiệp lớn, cơng ty bắt đầu có quan hệ với các doanh nghiệp nước ngồi và tìm được nhiều hợp đồng sản xuất, gia cơng mới. Đến giữa năm 1992, xí nghiệp liên kết với công ty SORIM của Hàn Quốc đầu tư mở rộng một xưởng may với diện tích là 2.804 m2, cơng suất 1.000 sản phẩm/năm và đi vào sản xuất từ tháng 07/1992 với quy mô 5 dây chuyền sản xuất, 200 máy, 2 xưởng may, 1 xưởng cơ điện, 1 xưởng cắt.
- Số lượng lao động: 300 người
- Tổng vốn đầu tư: 2.900.000.000 đồng
- Năng suất bình quân: 1.500.000 sản phẩm quy chuẩn/năm - Địa điểm: 12 Lê Thánh Tôn – Nha Trang
Tháng 03/1992, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được khởi công đến 07/1992 hồn thành và chính thức đi vào hoạt động. Năm 1993, quy mơ xí nghiệp được nâng lên 7 dây chuyền sản xuất, công suất 2.000.000 sản phẩm quy chuẩn/năm. Tuy nhiên, việc hợp tác với SORIM chỉ kéo dài đến năm 1993 thì cơng ty này bị phá sản. Xí nghiệp bắt đầu thâm nhập vào thị trường EU, được thực hiện theo Hiệp định buôn bán giữa Việt Nam với EU từ ngày 01/01/1993. Tháng 01/1994, được sự phê chuẩn của UBND tỉnh và Sở cơng nghiệp, Xí nghiệp May Khánh Hịa được phát triển thành Cơng ty May Khánh Hịa chun sản xuất các mặt hàng áo Jacket, đồ bộ thể thao, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với thị trường mới. Ngày 03/02/1994, Mỹ tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, đây là giai đoạn mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung và Cơng ty May Khánh Hịa nói riêng.
Giai đoạn 1995 đến nay
Đây là giai đoạn cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành may mặc Việt Nam. Tại Khánh Hịa, một số cơng ty mới ra đời nhưng sớm lâm vào tình trạng khủng hoảng dẫn đến phá sản, một số doanh nghiệp nhà nước trong tình trạng thua lỗ kéo dài. Trước tình hình ngành may mặc biến động, thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 500/QĐ-UBND của UBND tỉnh và Sở công nghiệp, công ty đã sáp nhập với Xí nghiệp May Nha Trang và lấy tên là Cơng ty May Khánh Hịa.
Ngày 25/09/2002, theo Quyết định số 108/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa, cơng ty đã tiến hành cổ phần hóa chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần May Khánh Hịa. Lúc đầu, cơng ty có 2 xưởng: xưởng II và xưởng III, đến năm 2007 có thêm xưởng Diên Phú. Nhưng đến tháng 08/2010, cơng ty tổ chức lại chỉ cịn 2 xưởng: xưởng Diên Phú 1 và xưởng Diên Phú 2.
- Tên giao dịch: Cơng ty Cổ phần May Khánh Hịa
- Cơ sở sản xuất kinh doanh: Số 04 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang Khu công nghiệp Diên Phú
- Quy mô: công suất 3.000.000.000 sản phẩm/năm, lao động 730 người - Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất và gia công quần áo xuất khẩu
+ Kinh doanh nguyên vật liệu, thiết bị ngành may. + Vốn điều lệ: 15.468.000.000 đồng
+ Cổ phần: 77.340 cổ phần, mệnh giá 100.000đ/CP
Trong 3 năm 2002, 2003, 2004 vốn nhà nước chiếm 30% vốn điều lệ, nhưng từ năm 2005 đến nay, tồn bộ 100% là vốn cổ đơng.
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ Chức năng năng
- Sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc
- Nhập khẩu nguyên phụ liệu, thiết bị ngành may - Gia công xuất khẩu hàng may mặc
- Dạy nghề may dân dụng và may chuyên dùng
Nhiệm vụ
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước mở rộng quy mơ hoạt động, hồn thành đầy đủ các nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước.
- Quản lý và khai thác các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhằm bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh.
- Mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh tại trong và ngoài tỉnh thuộc mọi thành phần kinh tế và tăng cường hợp tác với nước ngoài.
- Thực hiện phân phối theo hiệu quả công việc và công bằng xã hội, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chun mơn nghiệp vụ cho nhân viên.
- Bảo vệ công ty, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực sản xuất, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, hạch tốn và báo cáo trung thực, hợp lý theo chế độ quy định của Nhà nước.
- Quan tâm đến công tác từ thiện, người có cơng với cách mạng và kiên quyết đấu tranh với hiện tượng tham ô trong doanh nghiệp