Cấu hình Shell

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ điều hành Linux (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 85 - 86)

Chương 6 : Giao diện dòng lệnh

6.5. Cấu hình Shell

Khi người dùng đăng nhập vào hệ thống, họ sẽ làm việc trong môi trường do Linux định nghĩa sẵn. Môi trường Linux chứa các thiết lập và dữ liệu có tính năng kiểm tra phiên làm việc của bạn trong suốt thời gian đăng nhập. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay đổi những thiết lập này theo ý riêng của mình. Mơi trường phiên làm việc gồm hai thành phần:

- Thành phần thứ nhất gọi là môi trường terminal để điều khiển terminal (chính là màn hình và bàn phím) của bạn.

- Thành phần thứ hai gọi là môi trường shell để điều khiển nhiều khía cạnh khác nhau củashell, cùng với mọi chương trình bạn thực hiện.

6.5.1. Thiết lập môi trường terminal

Thực ra phiên đăng nhập của bạn bao gồm hai chương trình riêng biệt nhưng chạy cùng lúc với nhau, tạo cho bạn cảm giác rằng máy đang phục vụ cho riêng mình. Mặc dù shell là chương trình nhận lệnh và thi hành, song trước khi shell nhận được lệnh, tất cả những gì mà bạn gõ vào đều phải đi qua một trình điều khiển thiết bị gọi là device driver. Driver kiểm sốt terminal, nhận những kí tự bạn gõ vào rồi sau đó quyết định xem xử lý như thế nào trước khi giao cho shell thông dịch. Tương tự như thế, mỗi kí tự phát sinh từ shell phải đi ngang driver thiết bị trước khi đến terminal. Khi làm việc trên hệ thống Linux, chương trình xem tất cả các thiết bị nối kết với hệ thống đều như nhau, một số phím quan trọng:

Bảng 6.5.1.1 Mơ tả các phím tắt

Phím Mơ tả

Interrupt Đình chỉ thực hiện một chương trình. Linux dùng tổ hợp phím <Ctrl +C> Erase Xóa ký tự cuối cùng trong vùng đệm, đó là phím <backspace>

Kill

Xóa tồn bộ những gì trong vùng đệm trước khi chuyển sang shell hoặc chương trình ứng dụng. Thơng thường đó là phím <@>. Khơng giống như trường hợp bấm phím dừng, sẽ khơng thấy hiện ra dấu nhắc shell khi

bấm phím kill, bởi vì driver chờ gõ tiếp.

End-of-line Báo cho driver biết đã gõ xong các ký tự và muốn được thơng dịch và chuyển sang shell hoặc chương trình, linux sử dụng phím Enter

End-of-fine Báo cho shell thoát ra và hiển thị dấu nhắc đăng nhập, ký tự cuối tập tin là Ctrl+d

6.5.2. Thiết lập môi trường Shell

Khi đăng nhập vào hệ thống, người dùng sẽ làm việc trong mơi trường shell của mình do Linux định nghĩa trước. Trong môi trường shell gồm nhiều biến. Khai báo mỗi biến có dạng <BIẾN=giátrị>, ý nghĩa của một biến như thế nào là tùy bạn chỉ định. Tuy nhiên, có một số biến đã được định nghĩa sẵn. Ví dụ như biến: TERM, PATH. Bảng sau đây liệt kê những biến môi trường phổ biến trong shell Bourne:

Bảng 6.5.2.1 liệt kê biến môi trường

Biến Mô tả

HOME=/home/đăng =nhập HOME lập home directory của cá nhân, đăng=nhập là ID đăng nhập. Ví dụ nếu ID đăng nhập của ta là jack thì HOME sẽ là /home/jack

LOGNAME=đăng=nhập Máy sẽ tự động lập LOGNAME bằng ID đăng nhập của bạn

PATH=đường=dẫn Tùy chọn đường=dẫn trỏ đến danh sách các thư mục mà shell sẽ duyệt qua để tìm lệnh. Ví dụ: PATH=/user:/bin:/user/local/bin

PS1=dấu=nhắc PS1 là dấu nhắc shell đầu tiên để yêu cầu xác định hình dáng của dấu nhắc riêng theo ý nghĩa của mình. Nếu khoong có thay đổi gì dấu nhắc mặc định sẽ là dấu S PWD=thư=mục Xác định vị trí của bạn trong hệ thống tập tin

SHELL=shell SHELL xác định shell mà bạn đang sử dụng dungjTEMR=loại=terminal Kiểu terminal bạn dùng

Lưu ý: nếu muốn xác lập những biến môi trường, bạn hãy xác định trong tập tin

.bash_profile (nếu chạy shell bash), trong tập tin .login (nếu chạy shell C) và trong tập tin .profile (nếu chạy shell Bourne).

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ điều hành Linux (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)