Vai trò và tiêu chuẩn đánh giá của một cán bộ khuyến nông

Một phần của tài liệu Giáo trình Khuyến nông (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 25 - 27)

4.1. Vai trị, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nơng

Vai trị của khuyến nơng/ngư viên cơ sở

Vai trị của cán bộ khuyến nơng là đem đến kiến thức cho người dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó. Người cán bộ khuyến nơng được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ và được trang bị đầy đủ các thông tin và kiến thức kỹ thuật để giúp đỡ nông dân.

Một cán bộ khuyến nơng thực thụ sẽ có những vai trị rất quan trọng đối với nông dân về các mặt sau đây:

- Là người huấn huyện, người bạn, người học trị của nơng dân. - Là người tổ chức, nhà nghiên cứu, nhà ứng dụng.

- Là người hỗ trợ, tư vấn, trung gian cho nông dân. - Là trọng tài, người hợp tác cho cộng đồng nông thôn.

Nhiệm vụ của khuyến nông/ngư viên cơ sở

- Hỗ trợ trong cơng tác triển khai các chương trình, chỉ đạo của ngành, của địa phương đến bà con nông dân: lịch thời vụ sản xuất, cảnh báo trong quá trình sản xuất; hỗ trợ trong chương trình chuẩn bị tập huấn, hội thảo, nắm số liệu, đo các chỉ tiêu môi trường ao nuôi cho nông ngư dân, thường xuyên tiếp xúc với nông ngư dân để ghi nhận, phản ánh kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, những vấn đề đơn giản anh em trực tiếp hướng dẫn, đối với những khó khăn mà anh em chưa gặp thì trao đổi lại cán bộ trạm, phòng kỹ thuật để hướng dẫn lại cho bà con.

- Cung cấp tin tức về sản xuất, thị trường, giá cả, tín dụng... cho nơng dân để họ có điều kiện định hướng sản xuất phù hợp: cung cấp tờ rơi, sách báo nhận từ trạm khuyến nông huyện hoặc tự sưu tầm hoặc truyền thông qua những cuộc sinh hoạt.

- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân: mở lớp tập huấn, hội nghị đầu bờ, xây dựng mơ hình trình diễn.

- Xây dựng và phổ biến rộng các hình thức tổ chức tự nguyện của nơng dân như: nhóm sở thích, tổ liên kết sản xuất.

- Tìm hiểu và phát hiện nhu cầu của nông dân về lĩnh vực liên quan đến sản xuất và đời sống.

17

- Phổ biến chính sách về phát triển nơng nghiệp và nơng thơn, luật hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể để người dân có nhận thức đầy đủ về kinh tế hợp tác có lợi gì cho nơng dân và phát triển nông thôn.

- Tổ chức, thực hiện, theo dõi, đúc kết kinh nghiệm, đánh giá về các hoạt động khuyến ngư trên địa bàn xã.

- Cần tranh thủ sự hỗ trợ của lãnh đạo UBND xã và các đoàn thể ở xã trong mọi hoạt động khuyến nông.

- Viết báo cáo kết quả hoạt động khuyến ngư hàng năm cho trạm khuyến ngư huyện, thị và cho chính quyền địa phương.

4.2. Kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ khuyến nông

Một cán bộ khuyến nơng/ngư cần có kiến thức, năng lực và phẩm chất cá nhân như sau:

Kiến thức

- Kiến thức về mặt kỹ thuật: cán bộ khuyến nông/ngư phải được đào tạo đầy đủ về các lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp (nông, lâm, ngư, …) trong phạm vi cơng tác của mình: nơng học, kỹ thuật nơng nghiệp, hệ thống canh tác, chế biến và tiếp thị sản phẩm, đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân, lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá dự án, …

- Kiến thức xã hội học và đời sống nông thôn: Cán bộ khuyến nông/ngư phải hiểu được những vấn đề liên quan đến xã hội nhân văn của đời sống nông thôn, vai trị của giới nơi mình đang cơng tác; chú trọng đến những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa và những giá trị tinh thần của cộng đồng dân cư, đặc biệt là những kiến thức truyền thống của cộng đồng. Ngày nay, người ta thừa nhận rằng những kiến thức của nông dân là cực kỳ quan trọng để phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Phát triển tri thức của nông dân để họ tự đưa ra quyết định đúng đắn là một nhiệm vụ quan trọng của cán bộ khuyến nơng vì tri thức của nơng dân là nguồn lực chính của sự phát triển.

- Kiến thức về đường lối, chính sách của Nhà nước: Cán bộ khuyến nơng/ngư cần nắm được đường lối và những chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp và nơng thơn; các chương trình phát triển, chương trình tín dụng, các thủ tục hành chánh, pháp lý ở nông thôn.

- Kiến thức về giáo dục: Vì khuyến nơng/ngư là một tiến trình giáo dục ngồi nhà trường, đối tượng là nơng dân nên cán bộ khuyến ngư cần hiểu biết và thực hiện tốt các kiến thức về giáo dục học, phương pháp dạy học để thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nơng /ngư một cách hiệu quả.

18

Năng lực cá nhân

- Năng lực lập và tổ chức thực hiện kế hoạch: với sự tham gia của người dân, cán bộ khuyến ngư cần có khả năng quản lý một cách hiệu quả công việc của bản thân cũng như các hoạt động liên quan kế hoạch khuyến ngư.

- Năng lực truyền đạt thông tin: viết và diễn đạt các báo cáo, bài giảng khuyến ngư. Cần trao dồi kỹ năng giao tiếp với nông dân và mọi thành phần liên quan đến cơng việc.

- Năng lực phân tích và đánh giá: đối với các tình huống nảy sinh hàng ngày, khả năng thương lượng và giải quyết các mâu thuẫn. Nhận thức rõ các vấn đề trong cơng việc để có thể đề xuất được những giải pháp hợp lý và kịp thời.

- Năng lực lãnh đạo: Cán bộ khuyến ngư phải tự tin và biết tin tưởng vào nơng dân, gương mẫu trước quần chúng và có khả năng lãnh đạo quần chúng thực hiện các chương trình khuyến ngư.

- Năng lực sáng tạo: Cán bộ khuyến ngư thường làm việc trong điều kiện độc lập, vùng sâu, vùng xa, vì vậy phải có khả năng sáng tạo và tự tin, không phải lúc nào cũng dựa vào sự chỉ đạo của cấp trên.

Phẩm chất cá nhân

Phẩm chất của cán bộ khuyến nơng /ngư cần có là:

- Sẵn sàng làm việc ở những vùng nơng thơn xa xơi, hẻo lánh với tinh thần vì dân.

- Ln tin tưởng vào nơng dân; được cấp trên tín nhiệm, được nơng dân tin tưởng.

- Có lịng nhân ái, có tình cảm u mến đối với bà con nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người. Có tính hài hước nhẹ nhàng trong cơng việc; biết thơng cảm những ước muốn và tình cảm của bà con nông dân. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nông dân.

- Tự tin và quyết tâm hồn thành nhiệm vụ để góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn.

Những yêu cầu về kiến thức, năng lực và phẩm chất cá nhân như trên cho thấy, khuyến nông/ngư là một cơng việc khó khăn và có tính địi hỏi rất cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Khuyến nông (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 25 - 27)