Xếp loại các phản ứng ngưng kết

Một phần của tài liệu Giáo trình Giải phẫu bệnh lý động vật thuỷ sản (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 40 - 41)

Người ta phân biệt thành ngưng kết chủ động hay trực tiếp trong đó hạt hữu hình đã có mang sẵn những nhóm quyết định kháng nguyên đặc hiệu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, tinh trùng, vi khuẩn và ngưng kết thụ động khi các hạt chỉ là chất trơ làm giá đỡ cho các quyết định kháng nguyên hòa tan đã được gắn một cách nhân tạo lên bề mặt của nó, trong đó thường dùng là hồng cầu đã xử lý bằng formol.

III.2.2.1. Ngưng kết trực tiếp:

Cho các hạt hữu hình có mang sẵn các nhóm quyết định kháng nguyên tiếp xúc với kháng thể ở các nồng độ pha loãng khác nhau. Các kháng thể kết hợp với kháng nguyên gắn trên các hạt sẽ dẫn đến hình thành mạng lưới và ngưng kết.

III.2.2.2. Ngưng kết gián tiếp:

Kháng nguyên hòa tan được cố định trên những hạt khác nhau tùy theo typ phản ứng, sau đó hỗn hợp hạt sẽ được cho tiếp xúc với huyết thanh trong những điều kiện như ngưng kết trực tiếp.

III.2.2.3. Ngưng kết nhân tạo:

Khi kháng thể không phát huy được tác dụng trên hai vị trí trên, nghĩa là hiện tượng kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể có xảy ra mà vẫn có hiện tượng ngưng kết. Coombs đã cho thêm kháng thể anti-globulin tạo một cầu nối giữa globulin miễn dịch đã có sẵn trên hạt theo hai hình thức sau: test coombs trực tiếp thử trên hồng cầu đã có gắn sẵn một cách tự nhiên các kháng thể không gây ngưng kết, khi cho thêm kháng thể anti-globulin vào thì

sẽ gây ngưng kết; Test Coombs gián tiếp là một test huyết thanh cho phép tìm xem trong

một huyết thanh có hay khơng có kháng thể chống hồng cầu nhưng không gây ngưng kết. Đầu tiên, ủ huyết thanh với một loại hồng cầu đã biết rõ nhóm. Sau đó, rửa sạch thì trên hồng cầu chỉ còn bám kháng thể trong huyết thanh cho nên khi thêm kháng thể anti- glubolin và nếu có ngưng kết thì có nghĩa là trong ấy có kháng thể định tìm (hình 3.5).

4 0

III.2.3. Ứng dụng

Phát hiện kháng nguyên và đánh giá sự tương tác giữa kháng thể với một kháng nguyên dạng hạt. Có 3 dạng thường gặp:

- Ức chế sự ngưng kết hồng cầu (Hemagglutination inhibition-HI): đánh giá sự

tương tác giữa kháng thể với vi-rút có chứa protein ngưng kết hồng cầu.

- Ngưng kết vi khuẩn (Bacterial agglutination): xác định kháng thể huyết thanh

được tạo ra để chống lại sự nhiễm khuẩn.

- Ức chế ngưng kết (Agglutination inhibition): phát hiện một lượng nhỏ kháng thể

chống lại một tác nhân gây bệnh nào đó .

III.2.4. Mẫu phân tích

Mẫu huyết tương hay huyết thanh

III.2.5. Ưu và nhược điểm của phương pháp

III.2.5.1. Ư u đi ểm:

Kỹ thuật khá đơn giản

III.2.5.2. Nhược điểm:

Kháng nguyên của mầm bệnh muốn phát hiện phải ở dạng hạt. Mặt khác phương pháp này có tính nhạy khơng cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Giải phẫu bệnh lý động vật thuỷ sản (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)