Hydrogen Peroxite (H2O2 nước oxy già)

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuốc và hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 25)

2. Thuốc và hóa chất trị ngoại ký sinh trùng

2.2 Hydrogen Peroxite (H2O2 nước oxy già)

Sản phẩm thương mại thường chứa 3% hoạt chất. Dùng để tăng hàm lượng Oxy trong ao khi Oxy hồ tan giảm liều lượng 0,25 ml/l. Thơng thường khi cho 0,1ml dd H2O2 3%/l hàm lượng oxy tăng lên 1 mg/l.

Dùng trị bệnh do ngoại ký sinh (nhóm protozoa) (10 ml/l trị trong thời gian 10 – 15’ hoặc 19 ml/l trị trong thời gian 4’).

Dùng trị nấm trong quá trình ấp trứng cá với liều 0,71 – 1,42 ml dung dịch 35%H

2O

2 trong thời gian 15’ hoăc dùng với nồng độ 250 – 500 ppm trong thời gian 15’ lập lại mỗi ngày để tranh nấm phát triển trong quá trình ấp trứng cá.

2.3. Muối ăn

Ḿi ăn là hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nghề nuôi thủy sản từ rất lâu. Thường được dùng để trị những bệnh do ký sinh trùng như khẩu tơ trùng, trùng miệng lệch, đặc biệt ở giai đoạn cá hương, và cá bột ở giai đoạn dinh dưỡng bằng nỗn hồng. Đây là một trong những phương pháp trị liệu an toàn trong thời gian dài (ngâm) kết hợp với giảm lượng thức ăn trong trường hợp cá bột và cá hương bị nhiễm vi khuẩn gây hoại tử mang nhờ vào khả năng làm se nhẹ nên có thể loại bỏ lớp nhớt trên mang và làm sạch vi khuẩn trên mang.

Ḿi ăn có thể được sử dụng ngâm cá trong thời gian dài để loại bỏ mùi hôi do bùn trong cá thương phẩm.

Liều dùng:

Đối với cá bột và cá hương nhỏ có thể điều trị ở nồng độ 0.5% trong thời gian trên 30 phút hoặc ở nồng độ 1% trong thời gian 6-10 phút. Trong trường hợp cá lớn (khoảng 250 g) có thể điều trị ở nồng độ 3% cho đến khi cá có những biểu hiện bơi chậm chạp.

Ngồi ra, trong q trình ni còn có thể cho ḿi ăn vào bao và cho xuống đáy ao nuôi, trong trường hợp này có thể phòng bệnh tớt cho cá

Lưu ý: Nguyên tắc chung trong sử dụng muối là đối với cá nhỏ hơn 5g không

nên sử dùng muối trên 1%, và không được cao hơn 2% đối với cá nhỏ hơn 100g

Dùng bằng phương pháp tắm 1-1.5 % trong thời gian 20 phút, nhúng 2-3% cho đến khi cá có những biểu hiện sớc, khi sử dụng trong thời gian dài là 0.5%.

Có thể tắm 1 – 3 % trong thời gian 30’ – 2 giờ, 0,2% xử lý trong thời gian dài, xử lý cá da trơn nồng độ 1,2% theo khả năng chịu đựng của cá, Epistylis dùng với liều 1,5% trong thời gian 3 giờ, hoặc dùng trong thời gian 1,5 giờ sau đó sử dụng formol.

2.4. Trifluralin

Trifluralin là một hợp chất hóa học có tên là α,α,α-trifluoro-2,6-dinitro-N,N- dipropyl-p-toluidine hay 2,6-Dinitro-N,N-dipropyl-4-trifluoromethylaniline (C13H16F3N3O4). Trifluralin ở dạng tinh thể có màu vàng ít hòa tan trong nước.

Trifluralin là một loại thuốc cỏ tiền nảy mầm. Trifluralin bị phân hủy nhanh dưới điều kiện ánh sáng, trong mơi trường khơng khí thời gian bán rã của Trifluralin là 5,3 giờ. Trong môi trường nước tự nhiên, thời gian bán rã là 1,1 giờ bởi vì Trifluralin nhạy với sự quang phân. Các yếu tố độ đục, phù sa và độ sâu của thủy vực ảnh hưởng rất lớn đến sự quang phân của Trifluralin trong nước.

Trong nuôi trồng thủy sản, Trifluralin được sử dụng đầu tiên trong lãnh vực sản xuất giống tôm sú nhằm phòng trị bệnh nấm sợi trên ấu trùng tôm, liều lượng sử dụng khoảng 0,05 mg/L cho phòng bệnh và 0,1 mg/L cho trị bệnh. Hiện nay, Trifluralin được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý nước và diệt các loại ký sinh trùng gây bệnh trong nuôi cá, đặc biệt là ương cá tra giống. Các sản phẩm thương mại của Trifluralin hầu hết có thành phần hoạt chất là 48% ở dạng dung dịch, liều lượng khuyến cáo của các nhà sản xuất là 30-40 mL/1.000 m3 cho phòng bệnh và 80-100 mL/1.000m3 cho trị bệnh.

Tuy nhiên, trifluralin rất độc cho sức khỏe của người và động vật là chất có thể gây ung thư, dư lượng của chúng trong mơi trường có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học. Vì vậy, khơng nên sử dụng loại hóa chất này trong sản xuất nơng nghiệp.

2.5. Formalin

Thành phần: Gồm có 36-38% trọng lượng của Formadehyde (HCHO) trong nước. Đây là hóa chất được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới để trị ký sinh ngoài da gồm ký sinh trùng, động vật nguyên sinh và nấm. Ngồi ra nó còn có tác dụng diệt khuẩn.

Liều dùng: Phun vào nước ao bể nồng độ 15-25ppm, tắm 200-250ppm thời gian 30-60 phút. Sử dụng formalin để tiêu diệt nấm Achlya bisexualis ở nồng độ 800ppm

sau 24 giờ. Nên thay 50% lượng nước ao 1 ngày sau khi xử lý. Cũng giống như malachite green, độ độc của formol đối với tôm cá cũng tăng khi nhiệt độ tăng.

3. Thuốc trị nội ký sinh trùng 3.1. Fenbendazole

Fenbendazole là sản phẩm có phổ hoạt tính tương đới rộng, cơng thức hóa học C15H13N3O2S. Fenbendazole là chất bột màu nâu xám, không mùi, không vị. Dạng tinh thể không tan trong nước nhưng tan trong dimethyl sulfoxide.

Fenbendazole được sử dụng rộng rãi trong việc phòng trị nội ký sinh cho cá, giai đoạn từ cá hương cá giớng đến cá thịt. Th́c có tác dụng tiêu diệt các loại giun tròn, giun xoắn, sán lá song chủ, sán dây ký sinh trong dạ dày, ruột, gan, thận, mật, cơ…

của cá. Ngồi ra, th́c còn có tác dụng phòng trị sán lá đơn chủ từ giai đoạn trứng đến trưởng thành. Fenbendazole không tồn lưu trong nước nên sử dụng rất an toàn cho động vật thủy sản.

Fenbendazole liên kết với lớp vỏ protein của giun sán làm phá vỡ cấu trúc tế bào, cản trở chức năng vận chuyển của tế bào dẫn đến các bộ phận của cơ thể ngừng hoạt động. Theo một số kết quả nghiên cứu khác, th́c có tác dụng ức chế q trình hấp thu glucose, làm suy giảm glycogen và ATP cần cho hoạt động sống của giun sán.

Giun tròn - sán lá song chủ Ngâm: Liều lượng 2g/m3, mỗi tuần 1 lần, liên tục 3 tuần. Trộn thuốc vào thức ăn: Liều lượng 25mg/kg cá/ngày, cho cá ăn liên tục 3 ngày hoặc 50mg/kg cá, mỗi tuần cho cá ăn 1 lần, liên tục 2 tuần. Sán lá đơn chủ Tắm: Tắm cá với liều lượng 25g/m3 trong 12 giờ.

3.2. Menbendazole

Dùng để trị bệnh do nhóm sán lá đơn chủ, tuỳ lồi sán lá có nồng độ điều trị khác nhau: Dactylogyrus vastator 2 mg/l trị trong thời gian dài, Gyrodactylus elegasn 0,1

mg/l trong thời gian dài, thường tắm với nồng độ 100 mg/l trong thời gian 10’, Hoặc 1 mg/l trong thời gian dài.

3.3 Praziquantel

Praziquantel được ứng dụng để phòng trị giun sán trưởng thành và ấu trùng trên động vật thủy sản, chủ yếu là phòng trị giun sán cho cá tra, ba sa và các loài cá cảnh. Ngoài ra, sản phẩm Praziquantel cũng còn có tính năng chớng các bệnh nhiễm khuẩn trong ao nuôi

Nhờ cơ chế tác dụng hiệp đồng giữa thuốc và đáp ứng miễn dịch của cá, Praziquantel được giun sán hấp thu nhanh làm tăng tính thấm của màng tế bào dẫn đến mất canxi nội bào, làm co cứng và tê liệt hệ cơ của giun sán nhanh chóng. Praziquantel cũng gây ra các khơng bào ở nhiều nơi trên da sán và sau đó phân hủy làm sán bị tiêu diệt nhanh chóng. Sán sẽ chết trong vòng 4 giờ sau khi sử dụng thuốc.

Praziquantel đã tiêu diệt 100% ấu trùng sán lá Centrocestus formosanus ở liều lượng 50 và 75 mg/kg thức ăn. Riêng ở liều dùng 25 mg/kg thức ăn chỉ diệt khoảng 30% ấu trùng. Dùng Praziquantel tắm cho cá các loài cá cảnh ở nồng độ 2,5ppm trong 24-48 giờ cũng diệt sán đơn chủ Benedenia seriolae và Zeuxapta seriolea ký sinh trên mang cá đạt hiệu quả đến 99%.

Trị bệnh do nhóm giun sán. Trị sán lá song chủ ký sinh trong mắt cá liều lượng 330mg/kg thể trọng (trị 68%), 1 – 10 mg/l dùng để trị sán lá 16 móc và sán lá song thân. Có thể kết hợp với invermectin (1ml praziquantel và 0,1 ml invermectin/80l) để trị bệnh so sán lá đơn chủ, giun tròn, giun dẹp

4. Thuốc phòng trị vi nấm 4.1. Kháng sinh kháng nấm

Có nguồn gớc sinh học (nystatin) hay được tổng hợp hóa học (flucytocin) là kháng sinh đặc hiệu, khơng có tác dụng trên vi khuẩn và mỗi loại có một phổ kháng nấm nhất định. Hầu hết các loại nấm đều đề kháng tranh chấp với các kháng sinh chớng vi khuẩn, chỉ có một sớ ít kháng sinh kháng khuẩn có khả năng ức chế tác động bệnh nấm (tetracyclin).

Dựa trên sự phân biệt hai thể bệnh: nhiễm nấm toàn thân và nhiễm nấm ở bề mặt, có thể chia th́c kháng nấm làm 2 loại:

- Th́c kháng nấm tồn thân: Amphotericin B, Griseofulvin, Flucytosin, Các dẫn xuất Imidazol (miconazol, ketokonazol), Các dẫn xuất của Triazol (fluconazol, itraconazol).

- Thuốc kháng nấm tác động tại chỗ: Nystatin, Amphotericin B, Griseofulvin, Các dẫn xuất Imidazol (miconazol, ketokonazol, econazol, clotrimazol,…), Các dẫn xuất của Triazol (terconazol, butoconazol), Ciclopiroxolamin, các chất kháng nấm khác.

Các loại thuốc nấm thường được sử dụng trong sản xuất tôm giống: Flucytocin, Nystatin, Mictasol-blue, Flagystatin, Theophylin, Biseptol, Gynapax, Tergynal, Tedralan.

4.2. Bronopol

Là hoá chất đặc trị vi nấm. Chất Bronopol có cơng thức hóa học (C3H6BrNO4). Tên hóa học của chất này là 2-Bromo-2Nitropropane-1,3-Diol. Trên thế giới bronopol cung ứng ra thị trường với tên thương mại như Pyceze, Onyxide 500.

Sử dụng bronopol trị nấm thủy mi (Saprolegniaspp.) dùng 20 mg/L bronopol tắm trong 30 phút trong 15 ngày đã diệt được nấm thủy mi nhiễm trên cá hồi. Sử dụng Bronopol (50% hoạt chất) được sử dụng để diệt vi nấm trong trại sản xuất giống cá hồi bằng cách tắm trứng cá hồi 30 phút mỗi ngày ở nồng độ từ 50-100 mg/L kết quả cho thấy Bronopol có tác dụng rất tớt trong việc hạn chế sự nhiễm vi nấm và tăng tỉ lệ nở của cá. Sử dụng với liều lượng 50 mg/L Bronopol (50% hoạt chất) ngâm trong 24 giờ sẽ diệt được dòng vi nấm Plectosporium oratosquillae và Acremonium sp. gây bệnh nâu mang trên

tơm tít Nhật Bản (Oratosquillae oratoria). Khi dùng Bronopol (50% hoạt chất) với liều lượng hơn 30 mg/L, tắm trong thời gian 60 phút có thể diệt nấm thủy mi (Achlya bisexualis) nhiễm trên cá lóc (Channa striata) giai đoạn cá giớng.

Liều lượng sử dụng đối với bronopol (50%) từ 30 đến 100 mg/L tùy vào giai đoạn, tùy vào sự nhiễm vi nấm và tùy vào đối tượng nuôi.

Câu hỏi thảo luận:

1. Phân loại thuốc nào trị ký sinh trùng và thuốc nào trị nấm? 2. Nêu nguyên tắc sử dụng thuốc trị ký sinh trùng.

Chương 3

THUỐC KHÁNG SINH SỬ DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

MH24-03

Giới thiệu: Ni thuỷ sản ngày càng thâm canh hố, năng suất ngày càng tăng thì việc mầm bệnh luôn tồn tại trong hệ thớng ni là khó tránh khỏi. Kháng sinh là lựa chọn đầu tiên khi bệnh xảy ra. Vì vậy, việc hiểu đúng và lựa chọn đúng kháng sinh trong trị bệnh là điều hết sức cần thiết. Trong Chương này cung cấp kiến thức về các loại kháng sinh, cách tác dụng của chúng và hiệu quả trên các loại mầm bệnh nào để sử dụng hiệu qủa trong điều trị bệnh.

Mục đích:

- Về kiến thức: Phân biệt thuốc thuốc kháng sinh sử dụng trong nuôi

trồng thủy sản

- Về kỹ năng:

+ Tính tốn liều lượng th́c và hóa chất phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn trong nuôi trồng thủy sản.

+ Đề xuất biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả và an tồn trong ni trồng thủy sản

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tổ chức làm việc nhóm và chuẩn

bị bài thuyết trình; Duy trì tự học và trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học

1. Kháng sinh

Kháng sinh là những chất có cấu tạo hố học phức tạp do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn bằng cách tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hoá cần thiết của vi khuẩn.

1.1. Đại cương về kháng sinh 1.1.1. Cấu trúc cơ bản vi khuẩn

Thành tế bào: có chiều dày khác nhau tùy theo lồi dao động từ 10-18nm.

Cấu tạo hoá học của thành tế bào bao gồm hai chất dị cao phân tử là polysacarit và peptidoglycan. Thành tế bào có độ rắn chắc nhất định để duy trì hình dạng của tế bào, cần thiết cho quá trình phân cắt bình thường của tế bào và bảo vệ tế bào đối với một số điều kiện bất lợi như giúp tế bào đề kháng với các lực tác

động bên ngoài. Thành tế bào cũng là nơi quan trọng nhất tương tác với các chất kháng sinh.

Thành phần cấu tạo của thành tế bào của vi khuẩn rất phức tạp và cũng rất riêng biệt so với các sinh vật khác. Nhờ phương pháp nhuộm Gram do nhà do nhà vi khuẩn học Đan Mạch Hans Chistian Gram (1853-1938) phát minh ra từ năm 1884, vi khuẩn được phân biệt thành hai nhóm lớn là vi khuẩn Gram dương (G+) và vi khuẩn Gram âm (G-):

Bảng 3.1: So sánh khác nhau giữa thành tế báo vi khuẩn G- và G+

Thành phần Gram dương Gram âm

Tỷ lệ % đối với khối lượng khô của thành tế bào

Peptidoglycan 30 ÷ 95 5 ÷ 20

Axít teicoic (Teichoic

axít) Cao 0

Lipid Hầu như khơng có 20

Protein Khơng có hoặc có ít Cao

- Vi khuẩn Gram dương: có thành cấu tạo phần lớn bởi peptidoglycan bao bên ngoài tế bào chất.

- Vi khuẩn Gram âm có cấu trúc phức tạp hơn:

+ Màng ngồi: tạo bởi phospholipid, lipopolysaccarid, các protein.

+ Lớp peptidoglycan

+ Khoảng quanh bào tương (lớp chu chất) chứa nhiều enzyme: proteinase, nuclease; protein vận chuyển qua màng; protein thụ thể.

Màng tế bào chất: có cấu tạo bởi 2 lớp photpholipit (PL), chiếm khoảng

30-40 % khối lượng màng và các protein nằm phía trong, phía ngồi hay xuyên qua màng chiếm 60-70 % khối lượng màng. Là nơi trao đổi chất giữa tế bào và môi trường bên ngồi. Có các chức năng sau:

- Khớng chế sự vận chuyển trao đổi ra, vào tế bào của các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trao đổi chất.

- Duy trì một áp suất thẩm thấu bình thường bên trong tế bào.

- Là nơi sinh tổng hợp của các thành phần tế bào (peptidoglycan, LPS, axit teicoic) và các polime của vỏ nhầy.

- Là nơi tiến hành các q trình photphoryl oxi hóa và photphoryl quang hợp.

- Là nơi tổng hợp nhiều loại enzim như -galactozidaza, các enzim liên

quang đến tổng hợp thành tế bào, vỏ nhầy, các protein của chuỗi hô hấp.

- Cung cấp năng lượng cho sự vận động của tiêm mao.

Tế bào chất: có thành phần hố học chứa 80% là nước dưới dạng gel, còn

lại là các chất tan như protein, peptid, acid amin, hydratcarbon, lipid, chất dự trữ…đặc biệt là:

Ribosome: chiếm 70% khối lượng khô của chất nguyên sinh, có cấu tạo từ

2 tiểu phần 50S và 30S kết hợp với nhau tạo thành monosome 70S.

ARN thơng tin: thực hiện q trình phiên mã ADN để tổng hợp nên protein cho cơ thể.

Thể nhân: là cơ sở vật chất chứa đựng thông tin di truyền của vi khuẩn. Thể nhân có hình dạng bất định và là một nhiễm sắc thể duy nhất có cấu tạo bởi một sợi ADN xoắn kép.

Ngồi ra, đa sớ vi khuẩn còn có chứa ADN kép dạng vòng kín nằm ngồi nhiễm sắc thể được gọi là plasmid. Plasmid thường chứa từ 2-30 gen và có khả năng sao chép độc lập.

Các thành phần khác:

- Bao nhầy: gồm 98% la nước và polysacarit, polipeptid protein. Có cơng dụng bảo vệ vi khuẩn tránh tổn thương khi khô hạn, tránh hiện tượng thực bào của bạch cầu và là nơi tích luỹ chất ding dưỡng của vi khuẩn.

- Nha bào: là bộ phận lưu tồn đặc biệt, một sớ ít vi khuẩn có khả năng sinh nha bào như: Bacillus, Clostridium…có cấu tạo gồm nhiều lớp màng bao

bọc, ngăn chặn sự thắm nước và chất hoà tan, đề kháng với các điều kiện khắc nghiệt.

- Tiên mao: giúp vi khuẩn di động

- Khuẩn mao: giúp vi khuẩn bám dính và giúp vi khuẩn trao đổi ADN.

1.1.2. Cơ chế tác động của kháng sinh

Tác động trên thành tế bào của vi khuẩn: tác dụng lên quá trình tổng

hợp vách nên làm cho vi khuẩn dễ bị các đại thực bào phá vỡ do thay đổi áp suất

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuốc và hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)