3. Các muối dinh dưỡng
3.2. nghĩa sinh thái học của muối dinh dưỡng trong môi trường nước
3.2.1. Ý nghĩa sinh thái học của Ammonia (NH3) và ammomnium (NH4+) trong môi trường nước
NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật, cịn ion NH4+ không độc và rất cần thiết cho sự phát triển của tảo và các sinh vật làm thức ăn cho tôm cá.
Nồng độ gây độc của NH3 đối với cá là 0,6 – 2,0 mg/L (Downing và Markin, 1975). Độ độc của NH3 sẽ tăng khi hàm lượng oxy hòa tan thấp hoặc pH tăng. Tác dụng độc hại của NH3 đối với cá là: khi NH3 trong nước tăng, NH3 trong máu khó được bài tiết ra môi trường, hàm lượng NH3 trong máu và các mô tăng làm pH máu tăng dẫn đến rối loạn các phản ứng xúc tác của emzym và độ bền vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến cá chết vì khơng điều khiển được q trình trao đổi muối giữa cơ thể và mơi trường. Nồng độ NH3 được coi là an tồn cho ao ni là 0,13 mg/L. Do đó, việc theo dõi hàm lượng NH3 trong ao nuôi là rất cần thiết.
Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi khi hàm lượng NH3 trong nước cao, hàm lượng NH3 dưới mức gây chết cũng gây ra một số tác hại đối với động vât thủy sinh:
- Gia tăng tính mẫm cảm của vật ni đối với những điều kiện không thuận lợi của môi trường như sự dao động nhiệt độ, thiếu oxy.
- Ức chế sự sinh trưởng bình thường.
- Giảm khả năng sinh sản, giảm khả năng chống lại bệnh tật.
Tuy nhiên, khi hàm lượng NH3 trong nước q thấp cũng khơng có lợi cho thủy sinh vật. Khi hàm lượng NH3 quá thấp chúng không thể phát triển được. Đối với cá khi hàm lượng NH3 trong nước quá thấp kéo dài sẽ đưa đến hậu quả thiệt hại mô mang, ở nồng độ 0,006 – 0,034 mg/L cá sẽ phát triển chậm, ở nồng nhỏ hơn 0,02 mg/L sẽ làm cá con bị dị hình.
Ion NH4+ khơng độc đối với vật ni nhưng ở hàm lượng khơng thích hợp cũng khơng có lợi. Nếu hàm lượng NH4+ quá cao sẽ làm cho thực vật phù du phát triển quá mức và gây hại cho tôm cá (thiếu oxy vào buổi sáng, làm pH dao động lớn theo ngày đêm...). Theo Boyd (1990), hàm lượng NH4+ thích hợp cho ao nuôi thuỷ sản là 0,2 – 2 mg/L.
42
3.2.2. Ý nghĩa sinh thái học của NO2- trong môi trường nước
NO2- là chất độc đối với tôm, cá. Tác dụng độc của nó đối với cá là chúng kết hợp với Hemoglobine của máu hình thành Methemoglobine (làm cho máu có màu chocolate)
Hb + NO2- = Met - Hb
Trong phản ứng này Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ kết quả Hemoglobine không
thể kết hợp được với oxy. Với lý do này, tính độc của nitrite là làm giảm hoạt tính của hemoglobin hay có thể gọi là thiếu máu. Máu có chứa methemoglobin thường có màu nâu nên còn gọi là bệnh máu nâu. Đối với giáp xác máu có chứa hemocyanin có Cu trong thành phần cấu tạo thay vì Fe như ở hemoglobine. Phản ứng giữa nitrite với hemocyanin chưa được nghiên cứu nhiều nhưng người ta cũng xác nhận rằng nitrite cũng gây độc đối với giáp xác.
Tính độc của NO2- giảm khi độ mặn tặng, vì ion Ca2+ và Cl- có khả năng làm giảm tính độc của NO2-. Do đó, có thể dùng NaCl hịa tan vào nước để chống lại bệnh máu nâu.
Theo Schwedler (1985), độ độc của NO2- phụ thuộc vào pH, nồng độ ion Cl-
, kích cỡ vật ni, tình trạng ni dưỡng, mức độ nhiễm bẩn và nồng độ oxy hịa tan. Do đó, rất khó xác định được nồng độ gây chết hoặc nồng độ an toàn của NO2- trong ao ni thủy sản. Nồng độ an tồn của các ao nuôi nước lợ cao hơn từ 2 – 3 lần so với ao nuôi nước ngọt.
3.2.3. Ý nghĩa sinh thái học của (NO3-) trong môi trường nước
Nitrate không độc đối với thủy sinh vật. Là dạng đạm được thực vật hấp thu dễ nhất, chúng hấp thu và chuyển hóa thành chất hữu cơ thông qua con đường quang hợp. Hàm lượng Nitrate trong nước biển thường dao động từ 0,2 – 0,4 mg/L, còn ở các thủy vực nước ngọt làm lượng nitrate có thể lên đến hàng chục mg/L. Hàm lượng nitrate thích hợp cho ao ni cá là 0,1 – 10 mg/L. Tuy nhiên, khi hàm lượng nitrate trong nước quá cao cũng làm cho tảo phát triển quá mức dẫn đến một số tác hại cho tôm cá.
Hàm lượng nitrate thích hợp cho ao ni tơm, cá từ 2 – 3 mg/L.