Sự cần thiết phải bảo vệ nghề cá

Một phần của tài liệu Giáo trình Đánh giá và quản lý nguồn lợi thuỷ sản (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 47 - 48)

1. Một số khái niệm

1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ nghề cá

Nghề đánh bắt hải sản bao năm qua đã mang lại nguồn sống, giúp ngư dân ven biển của Việt Nam ổn định đời sống. Thế nhưng, với xu thế phát triển của thế giới, tiêu dùng gắn liền với bảo vệ môi trường, khai thác quá mức trở nên đáng

40

báo động hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc khai thác bền vững gắn với nuôi trồng đang là đòi hỏi bức thiết để phát triển bền vững hơn cho nghề cá ở Việt Nam.

a. Sử dụng lợi thế mặt nước biển

Các địa phương ven biển như Phú Yên, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau… đang tận dụng tối đa mặt nước biển ven bờ vào việc ni trồng hải sản. Tính đến hết năm 2019, thống kê của Tổng cục thủy sản cho thấy, Việt Nam có khoảng 500.000ha mặt nước giàu tiềm năng nuôi trồng hải sản. Từ năm 2010 đến nay, diện tích và sản lượng ni biển tăng trên 20%/ năm. Năm 2019, có trên 5 triệu m3 lồng ni với sản lượng hơn 500.000 tấn hải sản. Hiện nay, đa số diện tích ni biển là nhuyễn thể và giáp xác, các loại cá biển…

Việc khai thác bền vững gắn với ni trồng đang là địi hỏi bức thiết để phát triển bền vững hơn cho nghề cá ở Việt Nam.

Trước tình trạng khai thác gần bờ quá mức trong nhiều năm liền làm cho đa dạng lồi trên biển khơng còn phong phú như trước. Cùng với tiềm năng mặt nước hiện có, nhiều ngư dân Cà Mau, Kiên Giang đã chuyển sang nuôi hải sản lồng, bè trên biển.

b. Gắn liền với tiêu thụ ổn định

Hiện nay nhiều địa phương đầu tư phát triển khai thác tiềm năng nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tăng thu nhập cho người dân vùng biển đảo, góp phần phát triển kinh tế biển. Phát triển khai thác tiềm năng nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Để có thể phát triển nghề ni biển, người ni cần có nguồn thu nhập ổn định; trong đó, khâu thu mua sản phẩm, liên kết tiêu thụ là một khâu khơng thể thiếu.

Bên cạnh đó, triển khai chính sách khuyến khích, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư ngành thủy sản, mở rộng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ đồng thời, phát triển thủy sản phải gắn với tái cấu trúc lại ngành, tuyệt đối không khai thác thủy sản bất hợp pháp, đảm bảo năng suất, hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trên thị trường…

Một phần của tài liệu Giáo trình Đánh giá và quản lý nguồn lợi thuỷ sản (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)