VẤN ĐỀ 4 : BẢO LÃNH
4.5. Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng để
đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao?
Theo Tịa án, quyền sử dụng đất của ơng Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của bà Đỗ Thị Tỉnh – Chủ DNTN Đại Lộc Tân.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 335 BLDS 2015: “Bảo lãnh là việc người thứ ba
(sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ”.
Vì ngày 26/9/2006, Quỹ tín dụng ký Hợp đồng tín dụng số TC066/02/HĐTD cho DNTN Đại Lộc Tân vay 900.000.000 đồng. Tài sản bảo đảm cho khoản vay này là quyền sử dụng 20408 m2 đất do vợ chồng ơng Miễn, bà Cà đem thế chấp cho Quỹ tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Chủ DNTN Đại Lộc Tân. Như vậy, vợ chồng ông Miễn, bà Cà đã đứng ra bảo lãnh cho bà Tỉnh nên ông Miễn, bà Cà phải có trách nhiệm đối với nghĩa vụ đó.
Tóm tắt Quyết định số 968/2011/DS-GĐT ngày 27/12/2011 của Tịa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Chủ thể: Nguyên đơn Vũ Thị Hồng Nhung
Bị đơn Nguyễn Thị Thắng
Tranh chấp: hợp đồng bảo lãnh
Nguyên nhân: Nguyên đơn bà Nhung cho bà Nguyễn Thị Mát mượn số tiền
500.000.000 VNĐ dưới sự bảo lãnh của bị đơn là bà Nguyễn Thị Thắng. Tuy nhiên sau đó người được bảo lãnh là bà Nguyễn Thị Mát khơng hồn thành nghĩa vụ trả nợ cho bà Nhung nên bà Nhung yêu cầu bên bảo lãnh là bà Thắng phải chịu trách nhiệm hồn thành nghĩa vụ. Phía bị đơn là bà Thắng khơng đồng ý rằng trong trường hợp này bà Thắng phải bảo lãnh cho bà Mát.
Hướng giải quyết của tòa: Tòa sơ thẩm và phúc thẩm quyết định bà Thắng
cùng bà Mát phải chịu trách nhiệm thanh tốn nợ cho bà Nhung. Tịa giám đốc thẩm hủy hai quyết định trên vì cho rằng người chịu trách nhiệm hồn thành nghĩa vụ chính phải là bà Mát.
4.6. Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?
Đoạn quyết định của tòa sơ thẩm huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được trích trong bản án: “Chấp nhận yêu cầu của bà Vũ Thị Hồng Nhung. Bà Nguyễn Thị
Mát và bà Nguyễn Thị Thắng cùng có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm trả cho bà Vũ Thị Hồng Nhung 700.100.000 đồng.”
4.7. Hướng liên đới trên có được Tịa giám đốc thẩm chấp nhận không?
Hướng liên đới trên khơng được Tịa giám đốc thẩm chấp nhận, thể hiện qua bản án: “Tòa án các cấp chưa thu nhập, xác định rõ khả năng thực hiện nghĩa vụ
dân sự của bà Mát, nhưng tòa cấp sơ thẩm (TAND huyện Trảng Bom) đã buộc bà Thắng cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự cùng bà Mát là chưa chính xác.”
4.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến vấn đề liên đới nêu trên.
Theo nhóm, việc Tòa giám đốc giẩm cho rằng tòa sơ thẩm và phúc thẩm quyết định bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh phải liên đới chịu trách nhiệm dân sự là khơng chính xác là quyết định hợp lý.
Quan hệ dân sự phát sinh đầu tiên trong trường hợp trên là hợp đồng vay tiền giữa bà Mát và bà Nhung, và hợp đồng bảo lãnh đi kèm như một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cho vay. Như vậy, trong trường hợp bà Mát khơng hồn thành nghĩa vụ trả nợ cho bà Nhung thì phải suy xét đến việc bà Mát có đủ tư cách để xem là khơng cịn khả năng hồn thành nghĩa vụ theo yêu cầu của hợp đồng vay tiền hay khơng. Việc tịa sơ thẩm và phúc thẩm bỏ qua điều kiện này mà trực tiếp yêu cầu bà Thắng tức bên bảo lãnh liên đới chịu trách nhiệm với bà Mát là không hợp lý. Việc quyết định bà Thắng phải cùng bà Mát thực hiện nghĩa vụ gián tiếp xem bà Thắng là một bên thuộc về hợp đồng cho vay, trong khi bà Thắng khơng có nghĩa vụ trả nợ mà chỉ có nghĩa vụ thực hiện biện pháp đảm bảo.
4.9. Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Điều 352 BLDS 2005 quy định người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi “đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
4.10. Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Theo quyết định, người bảo lãnh phải thực hiện nghãi vụ bảo lãnh chỉ khi bên được bảo lãnh “khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần”, tức xét thêm năng lực thực hiện nghãi vụ của bên được bảo lãnh.
4.11. Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết.
Trong Quyết định số 01/2017/DS-GĐT ngày 06-01-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chị Nguyễn Thị Bích Thảo đã vay của ơng Lê Văn Sang 60 triệu đồng và đã giao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với nhà số 50/3 đường Xuân An, phường 3 thành phố Đà Lạt do ông Nguyễn Văn Lộc và bà Trần Thị Phục (bố, mẹ chị Thảo) đứng tên cho ông Sang để làm tin. Các bên lập hợp đồng thế chấp căn nhà trên (trị giá 100 triệu đồng) để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho chị Thảo hợp đồng có cơng chứng hợp pháp vào ngày 09/11/1996, các có mặt và khơng phản đối. Sau đó, chị Thảo khơng thực hiện khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ông Sang. Bên cho vay đã khởi kiện yêu cầu buộc bà Phục, ơng Lộc (với tư cách bị đơn) thanh tốn khoản nợ. Tuy nhiên, trong vụ án này, chị Thảo là người vay tiền của ơng Sang, cịn ơng Lộc, bà Phục là những người dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay của chị Thảo. Do vậy, ông Sang phải khởi kiện yêu cầu chị Thảo trả nợ, nếu chị Thảo khơng trả được nợ gốc và lãi thì ơng Lộc, bà Phục có trách nhiệm trả thay, nếu ơng Lộc, bà Phục khơng trả được thì bà Tý có quyền u cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá tài sản bảo lãnh để thu hồi.
4.12. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm là khơng chính xác nếu xét về cơ sở pháp lý.
Điều 362 BLDS 2005 quy định nghĩa vụ bảo lãnh chỉ phát sinh khi “đến thời
hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Có 2 trường hợp phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh: một – bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ, hai – thực hiện không đúng nghĩa vụ. Ở đây khơng có u cầu thêm
khơng đúng. Sau đó điều luật cũng quy định “các bên cũng có thể thoả thuận về việc
bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”, tức nếu muốn nghĩa vụ bảo lãnh chỉ có hiệu lực khi
bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghãi vụ thì các bên có thể thỏa thuận chứ khơng phải điều kiện bắt buộc. Như vậy có thể hiểu nếu bà Mát có khả năng thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn khơng thực hiện thì biện pháp bảo lãnh vẫn có thể có hiệu lực nếu các bên không đi đến thỏa thuận chung, dựa trên quy định tại điều 362.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Bộ Luật Dân sự 2015 (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015 2. Bộ Luật Dân sự 2005 (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/06/2005
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 3;
2. Đỗ Văn Đại, Luật các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam-Bản án và
Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2021 (xuất bản lần thứ
tư), Bản án số 5 và tiếp theo;
3. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 387 đến 389;
4. Hồng Thế Cường, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 19;
5. Nguyễn Trương Tín, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại