Đối với phía sử dụng lao động, cần phải tuân thủ pháp luật Lao động, thường xuyên quan tâm, chia sẻ đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Cần đẩy lùi những vi phạm pháp luật từ phía người sử dụng lao động cịn như vi phạm về chấm dứt hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật lao động, xây dựng thang lương bảng lương, định mức lao động, huy động làm thêm giờ vượt quá quy định của pháp luật, trả lương làm thêm giờ, tiền thưởng; nợ đọng bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích người lao động… Những kiến nghị này của tác giả, rất mong sẽ góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hịa, ổn định.
Đối với phía người lao động, vì đa phần đội ngũ lao động còn nhiều hạn chế về hiểu biết, tiếp cận đến Bộ Luật Lao động, trong thời gian tới cần phải chủ động cập nhật để nâng cao nhận thức, nếu phát hiện người sử dụng lao động làm sai cần báo lên phía tổ chức đại diện hợp pháp của người lao động để có phương hướng giải quyết khơng được tự động đình cơng, nghỉ việc. Khi tổ chức/ doanh nghiệp mở các buổi định hướng, phổ cập kiến thức Lao động thì cần tham gia để tiếp thu, mở mang cho bản thân. Ngồi ra, khi có dịp chia sẻ, đề đạt nguyện vọng cần thẳng thắn trao đổi với phía sử dụng lao động, tránh tình trạng bất mãn khơng nói ra mà có hành động khơng đúng nội quy của doanh nghiệp, quy định của pháp luật Lao động.
Tiểu kết Chương 3
Tại chương 3, tác giả đã đề xuất xuất những giải pháp để xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định để khắc phục những hạn chế thực tế mà tác giả tìm hiểu được tại chương 2. Từ đó, tạo thành cơ sở để tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan tới quan hệ lao động nhằm thực hiện có hiệu quả việc xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định.
KẾT LUẬN
Việc thực hiện nghiêm túc Bộ luật Lao động hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan góp phần xây dựng mối quan hệ lao động ổn định, hài hịa và tiến bộ. Dựa trên q trình thực hiện bài tập lớn này, tác giả cảm thấy, Nhà nước, các cơ quan Nhà nước về quản lý lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động đã có rất nhiều hành động tích cực để xây dựng mối quan hệ lao động tốt đẹp.
Đặc biệt, Bộ luật Lao động là một cơng cụ đắc lực của Nhà nước và góp phần đảm bảo xây dựng quan hệ lao động cơng bằng, hợp lý. Thực hiện tốt chính sách được quy định trong Bộ luật Lao động là góp phần ổn định cuộc sống của người lao động, đảm bảo lợi ích của người sử dụng lao động, khi tuân thủ pháp luật Lao động, quan hệ lao động giữa các bên sẽ tốt đẹp vì quyền và lợi ích chính đáng đều được đảm bảo. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình áp dụng quy định Lao động khi phát sinh vấn đề trong quan hệ lao động đã được tác giả trình bày ở phần thực trạng tại chương 2.
Xuất phát từ những thực trạng đó, tác giả đã đưa ra những đề xuất và kiến nghị nhằm thực hiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hịa và ổn định. Có như vậy, Bộ luật Lao động mới khơng ngừng được hồn thiện – đạt hiệu quả thực hiện tối ưu nhờ bám sát thực tiễn tình trạng quan hệ lao động hiện nay và thực tế áp dụng quy định pháp luật Lao động khi xảy ra phát sinh trong quan hệ lao động. Khi hành lang pháp lý về quan hệ lao động được đảm bảo thì sẽ tạo nên niềm tin cho cái bên trong quan hệ lao động, đảm bảo tính răn đe để các bên thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc, đảm bảo sự công bằng, văn minh trong thời đại mới. Đó là nền tảng quan trọng để xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định và bền vững.