Nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện cho mỗi cán bộ, công chức, làm công tác soạn thảo văn bản

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM (Trang 25 - 27)

làm công tác soạn thảo văn bản

Mỗi cá nhân làm cơng tác soạn thảo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chất lượng của mỗi văn bản được soạn thảo. Đây là những người trực tiếp làm công tác soạn thảo, chất lượng soạn thảo có được tốt hay khơng phụ thuộc vào chính những người làm cơng tác soạn thảo.

Chính vì thế mà mỗi cán bộ, cơng chức cần tự ý thức học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực cho bản thân mình, góp phần làm tốt cơng tác soạn thảo, nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản.

KẾT LUẬN

Trong bài tập lớn, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác soạn thảo và ban hành văn bản, thực trạng một số lỗi trong quy trình soạn thảo và ban hành văn bản tại Văn phịng HĐND và UBND huyện Bình Lục; đề xuất một số giải pháp khắc phục các lỗi trong quy trình soạn thảo và ban hành văn bản tại Văn phòng HÐND và UBND huyện Bình Lục.

Văn phịng HĐND và UBND huyện Bình Lục đã đạt được nhiều ưu điểm đáng kể trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính như ban hành văn bản, các văn bản ban hành đúng về thẩm quyền theo quy định, đảm bảo các yêu cầu về nội dung, bố cục, yêu cầu về ngơn ngữ, văn phong hành chính phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, đảm bảo các yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản theo quy định hiện hành của pháp luật.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Văn phịng HĐND và UBND huyện Bình Lục cịn tồn tại một số lỗi trong quy trình soạn soạn thảo và ban hành văn bản hành chính, về nội dung, ngơn ngữ, văn phong của văn bản cịn sơ sài, lỗi câu từ, lỗi chính tả, một số văn bản vẫn bị sai thể thức và kỹ thuật trình bày, các thủ tục hành chính của cơ quan đa số thực hiện bằng phương pháp thủ cơng. Các lỗi đó xuất phát từ một số nguyên nhân như những quy định về văn bản của pháp luật còn thiếu thống nhất, đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn hạn chế về trình độ, chun mơn, cơng tác đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ còn sơ xài. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa được đầu tư đúng mức.

Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp khắc phục các lỗi trong quy trình soạn thảo văn bản đó là hồn thiện thể chế, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản, kiểm tra rà soát thường xuyên các văn bản hành chính được ban hành, xây dựng chương trình cơng tác soạn thảo và ban hành văn bản của Văn phịng HĐND và UBND huyện Bình Lục, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn thảo và ban hành văn bản.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w