Mối quan hệ giữa Marketing và bán hàng trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ASSIGNMENT CÔNG TY TH TRUE MILK (Trang 37 - 38)

1. Mối quan hệ giữa bộ phận marketing và bộ phận bán hàng

Khái niệm Marketing : được hiểu là một khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều công ty cụ thể là doanh nghiệp TH true MILK đang sử dụng Marketing để giúp khâu sản xuất “tống khứ” đi sản phẩm. Bộ phận marketing đảm nhận vai trị tìm kiếm nguồn tăng trưởng, xác định các khách hàng tiềm năng, lỗ hổng mà thị trường đang bỏ sót.

Cịn bộ phận sales sẽ nỗ lực lượng tấn cơng trực tiếp các nhóm khách hàng, bao phủ những lỗ hổng thị trường đó. Chính vì vậy, hai bộ phận này cần có sự hợp tác, hỗ trợ và phối hợp hài hịa với nhau. Điều đó sẽ đem đến hiệu quả kinh doanh tuyệt vời giúp doanh nghiệp TH true Milk tăng thị phần, mở rộng doanh thu nhanh chóng. Tuy nhiên, với sự khác nhau giữa bán hàng và marketing, hai bộ phận này thường xuyên có nhiều sự xung đột. Doanh nghiệp TH true Milk đã đề ra 4 tiêu chí làm việc giữa bộ phận marketing và bộ phận bán hàng: điểm xuất phát, trung tâm chú ý, các biện pháp thực hiện, và mục tiêu đạt tới của mỗi hình thức.

Một là điểm xuất phát: Trong khi xuất phát điểm của việc bán hàng là tại nhà máy thì Marketing lại là thị trường mục tiêu- lấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm xuất phát điểm của hoạt động kinh doanh.

Hai là trung tâm chú ý: trọng tâm chú ý của việc bán hàng là sản xuất ra sản phẩm theo chủ ý của nhà kinh doanh cịn Marketing tập trung hồn tồn vào việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng.

Ba là các biện pháp thực hiện: hoạt động Marketing đòi hỏi sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp (marketing hỗn hợp) chứ không chỉ các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng. Các biện pháp marketing hỗn hợp bao gồm marketing đối ngoại-marketing với khách hàng và marketing đối nội. Marketing với khách hàng là phải tìm các cách thức để tìm ra nhu cầu của khách hàng và biến nhu cầu đó thành việc mua hàng hóa của doanh nghiệp. Marketing đối nội phải làm tốt các khâu như tuyển dụng, huấn luyện, quán triệt và động viên tới mọi bộ phận, mọi nhân viên của doanh nghiệp vì một mục tiêu hoạt động chung là làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo sự thành công, marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại.

Bốn là mục tiêu lợi nhuận: Mục tiêu của bán hàng là phải tăng lợi nhuận nhờ tăng lượng bán sản phẩm. Mục tiêu của marketing làm tăng lợi nhuận bằng cách phải làm thỏa mãn tốt

hơn nhu cầu của khách hàng. Marketing là phải tạo ra giá trị bằng cách cung cấp những giải pháp tốt hơn, giúp giảm bớt thời gian và sức lực cho việc tìm mua hàng của khách.

(thmilk.vn, 2020).

Một phần của tài liệu ASSIGNMENT CÔNG TY TH TRUE MILK (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w