2.2 Lý thuyết mơ hình và mơ hình chi tiết
2.2.1 Lý thuyết mơ hình
Trong cuốn sách viết về kinh tế của mình Gujarati (2003) đã nhận định khi xây dựng bất kỳ mơ hình nào thì cũng cần có sự kết hợp của các yếu tố sau: lý thuyết kinh tế, hành vi con người, các nghiên cứu trước đó và các kinh nghiệm thực tiễn được rút ra trong quá khứ. Tuy nhiên, việc sai số trong việc nghiên cứu vẫn có thể xảy ra do các ngun nhân sau: (1) Mơ hình xem xét thiếu các biến có liên quan hoặc cũng có thể bao gồm cả những biến khơng có liên quan hay (2) do mơ hình nghiên cứu đề nghị xem xét khơng phù hợp. Đối với sai số (2) các nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả trên thế giới thừa nhận rằng phương trình logit là phù hợp cho việc nghiên cứu xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng. Đối với sai số (1), bài nghiên cứu này được tiến hành theo cách sẽ lập mơ hình từ tổng quát đến đơn giản, để qua đó có được mơ hình chất lượng và có được các kết quả đáng tin cậy. Điểm mấu chốt của vấn đề này là mơ hình đề xuất ban đầu sẽ bao gồm bao nhiêu hệ số hồi quy. Theo Gujarati (2003) việc lập mơ hình từ tổng quát đến đơn giản có thể dẫn đến sự có mặt của các biến khơng phù hợp trong mơ hình, tuy nhiên việc này khơng quan trọng, bởi người nghiên cứu sẽ từng bước hướng đến mơ hình khơng chệch và
ước lượng các hệ số đáng tin cậy. Xa hơn nữa, là việc ước lượng chính xác các sai số và phương pháp kiểm định giả thuyết vẫn tiếp tục được thực hiện. Điểm bất lợi của phương pháp này là việc có mặt của các biến khơng thực sự cần thiết, điều này có thể làm việc dự báo thiếu đi chính xác. Bằng các phương pháp kiểm định, qua đó từng bước sẽ tìm ra phương trình phù hợp theo yêu cầu. Theo cách nhìn nhận như trên thì phương thức sử dụng mơ hình từ tổng qt đến đơn giản dường như là sự lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này.