Các chính sách kinh tế của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Những vấn đề tổng quát về ngành công nghiệp chế biến rau quả của nước ta hiện nay và xác định phương hướng phát triển (Trang 35 - 38)

Về khoa học công nghệ: Cần có chính sách đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ nông nghiệp về giống cây con có năng suất cao, phẩm chất tốt ở các

địa phương trong tỉnh. Nghiên cứu cải tiến các biện pháp chế biến truyền thống kết hợp với việc áp dụng các phương pháp chế biến và bảo quản sản phẩm tươi sống nông nghiệp hiện đại, trước hết tập trung vào chế biến các sản phảm thuỷ

sản, thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm rau quả thời vụ.

Về thị trường sản phẩm rau quả: Nhà nước cần có chính sách và quy định về

tiêu chuẩn đối với các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Đầu tư nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Bố trí hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường; gắn sản xuất, chế biến, bảo quản và thị trường thành một hệ thống trong sản xuất nông nghiệp. Phấn đâu trong vòng 5 năm tới Thanh hóa không chỉ xuất khâủ các sản phẩm nông nghiêp sơ chế mà có nhiều sản phẩm chế biến đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Về chính sách phát triển kinh tế trang trại: Nhà nước cần có chính sách và nguồn vốn hỗ trợ các trang trại, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (điên, nước, thuỷ

lợi, giao thông) cho các vùng chuyên canh, khuyến khích các trang trại mở rộng

đầu tư sản xuất theo hướng sản phẩm hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường. Bình đẳng các chính sách về vay vốn, thuê đất lâu dài, ổn định, tiêu thụ sản phẩm giữa các thành phần kinh tế.

Về đổi mới hợp tác trong sản xuất nông nghiệp: Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các hình thức hợp tác trong sản xuất nông nghiệp; mở rộng các hình thức hiệp hội theo ngành nghề trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ

sản; hỗ trợ các hình thức hợp tác về tín dụng, sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Phấn đấu trong vòng 5 năm tới có nhiều mô hình hợp tác trong sản xuất nông nghiệp tiên tiến và làm ăn có hiệu quả.

Về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp: Các trường chuyên nghiệp trong tỉnh cần nghiên cứu nhu cầu nguồn nhân lực nông nghiệp để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp. Điểm nổi bật về đào tạo là Thanh Hóa có một trường Đại học - Trường Đại học Hồng Đức. Đây là trường ĐH công lập, đa lĩnh vực, có nhiệm vu đào tạo nguồn nhân lưc kỹ thuật và nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

KẾT LUẬN

Từ những số liệu thống kê và điều tra trên cho chúng ta thấy được một cách tổng quan về ngành công nghiệp chế biến rau quả của nước ta hiện nay thực sự đã có những bước phát triển đáng kể. Chúng ta cũng đã có ngành chế biến ra các loại mặt hàng rau quả có chất lượng cao trên thị trường trong nước mà còn xuất khẩu. Điều đó cũng thể hiện rõ ngành công nghiệp chế biến của ta đang

được quan tâm của nhà nước một cách hết sức thiết thực. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy được những bất cập hiện nay trong vấn đề phát triển nguồn nguyên liệu tập trung cho chế biến, bên cạnh đó còn nằm ở vấn đề công nghệ sản xuất.

Một phần của tài liệu Những vấn đề tổng quát về ngành công nghiệp chế biến rau quả của nước ta hiện nay và xác định phương hướng phát triển (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)