Một số quy định pháp luật điều chỉnh trong giai đoạn triển khai xây

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 25 - 27)

1.3. Một số nội dung cơ bản pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môitrường

1.3.2.Một số quy định pháp luật điều chỉnh trong giai đoạn triển khai xây

khu công nghiệp

Giai đoạn triển khai xây dựng dự án KCN được hiểu là giai đoạn thực hiện dự án xây dựng KCN trong một khoảng thời gian xác định theo nguồn nhân lực và kế hoạch đã chuẩn bị trước, theo đó trong giai đoạn này tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng sẽ thực hiện công việc như: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, thực hiện các công tác đầu tư thi công xây dựng và hồn thành cơng trình để đưa cơng trình vào sử dụng.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu và tổng hợp một số trách nhiệm BVMT mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong quá trình triển khai xây dựng KCN liên quan đến trách nhiệm BVMT từ bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tại các quốc gia này, tình trạng không đạt hiệu quả của hoạt động các KCN bao gồm cả việc gây ra ô nhiễm môi trường thường có thể được bắt nguồn từ việc lập kế hoạch, xây dựng và vận hành ban đầu của các KCN, các bên chủ thế liên quan. Từ đó, pháp luật các nước này đã quy định rất rõ các bước trong quá trình thành lập hoặc phát triển một KCN5:

- Xác định vị trí KCN;

- Xác định nhu cầu tiềm năng và các kích thước tổng thể;

- Mua đất;

- Thiết kế và đo đạc kích thước (“quy hoạch tổng thể”) trong KCN;

- Tài chính và lập kế hoạch và cấu trúc tài chính;

- Mua sắm xây dựng cơ sở hạ tầng;

5 Nhóm tác giả, Bài viết: Myanmar enacts Industrial Zone Law including provisions on environmental pollution, truy cập từ trang web, https://enviliance.com/regions/southeast- asia/mm/report_3607, ngày truy cập 20/6/2020.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng;

- Vận hành và bảo trì;

- Giám sát và đánh giá.

Trong mỗi giai đoạn trên bao gồm cả giai đoạn triển khai xây dựng KCN đều phải tuân thủ nguyên tắc bảo vệ mơi trường KCN một cách nghiêm ngặt.

Ngồi ra, trong quá khứ các chủ thể điều hành KCN thường có xu hướng hạn chế việc xây dựng đường xá, cung cấp năng lượng và nước. Tuy nhiên, theo thực tế hiện nay tác giả nhận thấy các KCN hiện đại đều đã có một cách tiếp cận tồn diện hơn và quan tâm đến tất cả các khía cạnh của cơ sở hạ tầng và hậu cần, cung cấp năng lượng, nước và hàng hóa, thu gom và xử lý nước thải và chất thải cũng như cung cấp mạng lưới thông tin liên lạc.

Trong quá trình xây dựng các KCN, luật của các nước này cũng thể hiện trách nhiệm BVMT thông qua các quy định xử lý nước thải nghiêm ngặt trong quá trình triển khai xây dựng. Chủ đầu tư cần tuân theo các nguyên tắc của hệ thống phân cấp quản lý chất thải nhằm tránh lãng phí, tái sử dụng, tái chế và chuyển hóa thành năng lượng ưu tiên đốt và xử lý. Để thiết lập một hệ thống như vậy, ban quản lý KCN cần có trách nhiệm tuân thủ các quy định về hạn chế, giảm thiểu và tách biệt chất thải trong KCN trong q trình xây dựng. Ngồi ra, ở các nước này cũng có những cơ sở cung cấp các dịch vụ chung ở KCN để thu gom, phân loại, xử lý, tái chế và tiêu hủy các loại chất thải khác nhau bao gồm cả những loại chất thải nguy hại, điều này đã đóng góp một tầm quan trọng trong q trình giảm thiểu ơ nhiễm tại KCN.

Bên cạnh đó, theo tìm hiểu và thu thập của tác giả, pháp luật quốc tế cũng đã có rất nhiều cơng ước được ký kết nhằm hướng đến mục đích BVMT, trong q trình triển khai xây dựng dự án KCN cũng cần tuân thủ theo các giao ước quốc tế này để hạn chế mức tối đa sự tác động đến môi trường. Chẳng hạn:

- Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

- Cơng ước Basel về kiểm sốt các dịch chuyển xuyên biên giới của các chất nguy hiểm chất thải;

25

- Các Hướng dẫn và Tiêu chuẩn Hiệu suất và Mơi trường, Sức khỏe và An tồn (EHS) của IFC;

- Công ước Ramsar về Đất ngập nước;

- Quy tắc Ứng xử Quốc tế của Tổ chức Nông lương (FAO) về Phân phối và sử dụng thuốc trừ sâu;

- Công ước Espoo về đánh giá tác động môi trường trong bối cảnh xuyên biên giới.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 25 - 27)