2.3 Đánh giá chung thực trạng về nghiệp vụ quản trị rủi ro tác nghiệp trong
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh đã tổng hợp các dạng rủi ro tác nghiệp từ các cuộc kiểm tra, từ các báo cáo rủi ro tại chi nhánh, báo cáo trong toàn hệ thống ngân hàng do Hội sở gửi về chi nhánh và thông báo để cùng rút kinh nghiệm cho CBCNV tại chi nhánh. Tuy nhiên, nghiệp vụ quản trị RRTN cũng cịn một số tồn tại, thiếu sót như:
-Về quy trình, quy định:
Chi nhánh khơng cập nhật kịp thời những sai sót, rủi ro phát sinh theo quy trình QTRRTN, định kỳ hàng năm (trừ các sự cố lớn) các bộ phận mới tập hợp các rủi ro xảy ra và lập báo cáo gửi về Phòng QLRR tại chi nhánh để tổng hợp gửi về Ban kiểm toán nội bộ, khoảng cách thời gian báo cáo như vậy là quá dài, sẽ khơng
cập nhật kịp thời những sai sót, rủi ro phát sinh cùng những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa để làm bài học kinh nghiệm phổ biến cho cán bộ các chi nhánh và trong thời gian đó rất có thể sai sót này sẽ được lặp lại ở một bộ phận hoặc một chi nhánh khác, làm cho quy trình QTRRTN kém hiệu quả.
-Về tổ chức nhân sự:
Việc đánh giá và tập hợp rủi ro phát sinh còn phụ thuộc vào ý thức tự giác của nhân viên. Tại chi nhánh việc đánh giá và tập hợp rủi ro phát sinh còn phụ thuộc vào ý thức tự giác của nhân viên cịn mang tính chủ quan, khơng đầy đủ và khơng chính xác, chưa có sự hợp tác hồn tồn từ phía nhân viên ngân hàng…đôi khi chưa báo cáo hết những rủi ro đã xảy ra tại bộ phận mình phụ trách hay xảy ra tại chi nhánh do không muốn ảnh hưởng đến đánh giá thi đua của bộ phận nghiệp vụ, của cả chi nhánh.
Chi nhánh chưa tổ chức các lớp đào tạo QTRRTN cho cán bộ nhân viên và chưa thực hiện luân chuyển cán bộ theo quy định. Là loại rủi ro mới nhưng Hội sở chưa tổ chức các lớp đào tạo về cơng tác rủi ro nói chung và rủi ro tác nghiệp nói riêng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và kỹ năng quản lý RRTN trong ngân hàng.
Bên cạnh đó, một số cán bộ tha thóa về đạo đức ngày càng tăng làm tổn hại khơng nhỏ cho ngân hàng về tài chính và quan trọng hơn là làm ảnh hưởng đến thương hiệu của ngân hàng.
- Về phương pháp và cách thức đo lường RRTN:
Chưa có phương pháp và cách thức đo lường RRTN thích hợp. Phương pháp và cách thức đo lường RRTN đang được áp dụng tuy đơn giản, giúp quy trình dễ triển khai và áp dụng nhưng trên thực tế cho thấy có một số rủi ro rất khó theo dõi và phịng ngừa chính xác (như rủi ro phát sinh từ trình độ, năng lực của nhân viên…). Chính vì vậy, việc tìm ra phương pháp đo lường thích hợp để lượng hóa RRTN là vấn đề khó khăn đối với các nhà quản trị. Bên cạnh đó, mặc dù các khái niệm, các bước đánh giá và xác định rủi ro cũng được xây dựng dựa trên quan điểm của Basel II nhưng vẫn còn sơ sài, cần sửa chữa, bổ sung, đi sâu phân tích trong
cách đo lường, tính tốn và cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế để việc quản trị rủi ro đạt hiệu quả chính xác, an tồn và hội nhập quốc tế. Các phương án phịng vệ, xử lý khi có rủi ro tác nghiệp xảy ra chưa được xây dựng cụ thể rõ ràng…
Chưa có báo cáo thống kê chi tiết rủi ro. Các rủi ro tác nghiệp chỉ được phòng QLRRTN đưa ra như những ví dụ điển hình rút kinh nghiệm chứ chưa có báo cáo thống kê chi tiết rủi ro do nguyên nhân nào gây ra (trong 4 nguyên nhân gây ra rủi ro tác nghiệp), chiếm tỷ lệ bao nhiêu để chi nhánh cập nhật kịp thời và đưa ra biện pháp giám sát rủi ro tốt hơn.
- Về hệ thống cơng nghệ thơng tin:
Chưa có hệ thống cơng nghệ thông tin, phần mềm hỗ trợ cho việc thống kê, phân tích được nhanh chóng và thuận lợi. Các hướng dẫn quản trị rủi ro tại MHB còn dưới dạng các cơng văn hướng dẫn tác nghiệp chưa mang tính chuẩn hóa cao, chưa được ban hành thành một văn bản có tính pháp quy cao (Chưa ban hành quyết định quy định về quy trình hoặc quy chế cụ thể cho hoạt động này mà chỉ được ban hành các hướng dẫn quy trình dưới dạng cơng văn nội bộ). Hiện tại, quy trình được thực hiện chủ yếu là thủ cơng vì trong thời gian đầu, số liệu cịn ít và đơn giản nên chưa phát sinh khó khăn trong việc lưu trữ và đối chiếu dữ liệu, tuy nhiên về lâu dài với lượng dữ liệu ngày càng nhiều thì việc lưu trữ cũng như đối chiếu sẽ trở nên khó khăn.Việc cần phải có một chương trình phần mềm riêng để thực hiện là rất quan trọng nhằm tránh làm hao tốn thời gian, nhân lực hay có thể gây chậm trễ trong việc xác định RRTN, dẫn đến tổn thất hoặc mất cơ hội cho ngân hàng.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày tổng quan về hoạt động của MHB chi nhánh Gia Lai từ năm 2010 đến năm 2012. Tác giả đã nêu cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ quản trị rủi ro tác nghiệp tại MHB CN Gia Lai và phân tích thực trạng RRTN tại chi nhánh: các dấu hiệu rủi ro, các hành vi gian lận nhằm gây tổn thất cho ngân hàng trong thời gian vừa qua. Từ đó, tác giả đã phản ánh thực trạng hoàn thiện quản trị RRTN tại MHB chi nhánh Gia Lai đang thực hiện hiện nay. Bên
cạnh những mặt làm được của chi nhánh trong nghiệp vụ quản trị RRTN, tác giả cũng đã phản ánh những tồn tại và nguyên nhân tồn tại, đây là cơ sở để đề ra những giảp pháp khắc phục trong chương 3.
CHƯƠNG III: GIÁI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH GIA LAI
3.1Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai
Tỉnh Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía Bắc cao nguyên Trung Bộ. Tỉnh Gia Lai có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phịng. Sân bay Pleiku cùng Quốc lộ 14, 25, 19 và đường Hồ Chí Minh nối kết tỉnh Gia Lai với các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác trong cả nước. Tỉnh Gia Lai có 15 đơn vị hành chính: thành phố Pleiku; thị xã An Khê và các huyện: Đăk Pơ, Đăk Đoa, A Yun Pa, Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, Đức Cơ, La Grai, Kbang, Krông Pa, Kong Chro, Mang Yang, Ia Pa. Tỉnh Gia Lai có gần 500.000 ha diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, trong đó có hơn 291.000 ha đất cho trồng cây hàng năm và hơn 208.000 ha cây lâu năm nên có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Gia Lai cơ bản vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, các lĩnh vực văn hóa - xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị trên địa bàn ổn định. Theo báo cáo số 252/BC-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Gia Lai, các chỉ tiêu đạt trong năm 2012 như sau:
Về lĩnh vực kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12,9%, trong đó nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 7,29%; công nghiệp - xây dựng tăng 16,35%; dịch vụ tăng 15,26% (năm 2011 đạt 13,18%, trong đó nơng - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 6,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,8%; dịch vụ tăng 13,2%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 41,45%, công nghiệp - xây dựng chiếm 32,12%, dịch vụ chiếm 26,31%. GDP bình quân đầu người đạt 26,16 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản ước đạt 8.197 tỷ đồng, trong đó trồng trọt đạt 7.617 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 402 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 127 tỷ đồng, thủy sản đạt 25,2 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm ước đạt 6.813 tỷ đồng. Khu Cơng nghiệp Trà Đa hiện có 39 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 1.225 tỷ đồng, trong đó có 28 dự án đang hoạt động, 09 dự án đang xây dựng, 02 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư; giải quyết việc làm cho 1.617 lao động; giá trị sản xuất trong Khu công nghiệp đạt 1.195 tỷ đồng. Ngoài ra, trên mỗi địa bàn huyện, thị xã, thành phố của tỉnh cũng đang quy hoạch xây dựng ít nhất một cụm cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp có vị trí, điều kiện thuận lợi nhiều mặt cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. Với địa hình cao và nhiều sơng suối, Gia Lai là một trong những nơi tập trung khá nhiều các nhà máy thủy điện lớn nhỏ. Trên địa bàn tỉnh hiện có 82 dự án thuỷ điện, trong đó có 7 cơng trình do EVN đầu tư với tổng cơng suất 1.841 MW.
Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 380 triệu USD, trong đó chủ yếu là các mặt hàng: cà phê, sắn lát, mủ cao su. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60 triệu USD, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là sắn lát, hạt điều, gỗ và máy móc dùng trong xây dựng.
Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng: đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 15.910 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ, đạt 99,4% kế hoạch; tổng dư nợ 30.674 tỷ đồng, đạt 101,5% kế hoạch, tăng 11,6% (nợ xấu chiếm 1,14%). Doanh số cho vay đạt 40.790 tỷ đồng, tăng 20,8%. Mạng lưới tín dụng ngân hàng được mở rộng đến các huyện, đến nay trên địa bàn tỉnh có 23 tổ chức tín dụng với 105 điểm giao dịch, có 137 máy ATM; thực hiện trả lương qua tài khoản cho 1.134 đơn vị, với 34.960 thẻ. Mạng lưới này về cơ bản đã làm tốt công tác huy động vốn và chuyển tải vốn tín dụng đến các đối tượng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, đồng thời đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thanh tốn, các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho các tổ chức kinh tế và các tầng lớp nhân dân. Nhìn chung, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực để huy động vốn tại địa phương, tỷ trọng nguồn vốn huy động tại chỗ trên tổng dư nợ tín dụng đã được nâng lên 51,9%. Cơ cấu nguồn vốn huy động cũng có sự dịch chuyển theo hướng tích cực. Tỷ trọng tiền
gửi tiết kiệm của dân cư tăng 13,8% so với cuối năm 2011 (từ 55,1% tăng lên 68,9%), thể hiện nguồn vốn huy động tại chỗ tăng trưởng ổn định và bền vững.
Do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới, UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách riêng nhằm tháo gỡ khó khăn cho từng loại doanh nghiệp, cụ thể như: bãi bỏ một phần về khoản phí tiết kiệm khi đấu thầu và chỉ định thầu; xem xét điều chỉnh quy hoạch, thu hẹp dự án đối với các dự án gặp khó khăn hoặc khơng thực hiện được cơng tác giải phóng mặt bằng; đối với những dự án trồng cao su, xây dựng thủy điện chuẩn bị hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản nhưng doanh nghiệp khó khăn về tài chính, có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng khơng cịn tài sản thế chấp thì u cầu các Ngân hàng thương mại thực hiện cho vay tín chấp, nếu có vướng mắc trong thủ tục xử lý thì báo cáo về UBND tỉnh đề nghị Ngân hàng trung ương xem xét, tháo gỡ; xem xét gia hạn thời gian thực hiện cam kết đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội trong vùng, thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất các khoản cho vay cũ về mức tối đa 15%/năm cho 48.350 khách hàng (trong đó có 1.077 doanh nghiệp).
Về lĩnh vực văn hóa - xã hội:
Cơ sở vật chất trường lớp học được đầu tư từ nhiều nguồn vốn; các chương trình mục tiêu, các dự án tiếp tục triển khai để nâng cao chất lượng dạy và học ở các ngành học, cấp học. Tỷ lệ xã đạt phổ cập trung học cơ sở là 92,8%; tồn tỉnh có: 230 trường tiểu học, 230 trường trung học cơ sở, 39 trường trung học phổ thông và 01 trường tiểu học – trung học cơ sở - trung học phổ thông Nguyễn Văn Linh. Ngồi ra tồn tỉnh có 5 trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp và phân hiệu Đại học Nơng Lâm của thành phố Hồ Chí Minh, đến nay đã có 6 ngành đào tạo với khả năng đào tạo hàng năm 500-600 sinh viên.
Cơng tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh không ngừng được củng cố và phát triển, từng bước khắc phục tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường về số lượng và đào tạo bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Tỷ lệ giường bệnh đạt 21,34 giường bệnh/1 vạn dân; có 71 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (đạt 32%); bình quân 5,9 bác sỹ/1 vạn dân; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 66,2%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đủ liều đạt 95%, 100% xã, phường, thị trấn có y tế hoạt động.
Công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho đối tượng được triển khai kịp thời, đúng chế độ; tổng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt 1.185 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch; chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 957,3 tỷ đồng. Tính đến nay tỷ lệ số người tham gia đóng BHYT đạt 71,3%.
Gia Lai là đầu nguồn của hệ thống sông Ba đổ về miền duyên hải Trung Bộ và hệ thống sông Sê San đổ về Cam-pu-chia cùng nhiều sông, suối lớn nhỏ khác. Gia Lai cịn có nhiều hồ, ghềnh thác, đèo và những cánh rừng nguyên sinh. Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, nên Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú. Doanh thu du lịch đạt 191 tỷ đồng, tăng 21,3%; có trên 209.000 lượt khách du lịch đến tỉnh, trong đó gần 7.455 khách quốc tế.