Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Cơ sở khoa học phát sinh đột biến phóng xạ
2.3.4. Di truyền đột biến trên cây lúa
2.3.4.1. Liên quan đến chiều cao cây
Rutger & cs. (1986) khi lai giữa các gống đột biến nửa lùn với nhau, F1 đồng nhất kiểu hình cây cao, ở F2 có sự phân ly theo tỷ lệ 9 cây cao: 6 cây nửa lùn: 1siêu lùn. Như vậy, có sự tương tác bổ trợ giữa các alen dại quy định cây cao với các alen đột biến quy định cây thấp ở lúa (dẫn theo Lê Xuân Trình, 2001).
Lê Xuân Trình (2001), khi lai các đột biến cây cao (TK94, TK97) và cây thấp (TK108) với giống gốc (TK90), F1 cho tồn kiểu hình dại, F2 phân ly theo tỷ lệ 3 kiểu hình dại: 1 kiểu hình đột biến. Như vậy, chiều cao cây ở lúa nếp TK90 chỉ chịu sự chi phối của các gen nhân, 3 đột biến này là kết quả của 3 đột biến gen lặn xảy ra ở locus xác định chiều cao cây.
2.3.4.2. Liên quan đến cảm ứng quang chu kỳ
Đào Xuân Tân (1995), chiếu xạ tia gamma (Co60
) vào hạt nảy mầm của giống lúa nếp 415, không cảm quang chu kỳ đã thu được một số cá thể không trỗ bông ở vụ xuân mà chỉ trỗ bông ở cuối vụ mùa. Gieo trồng hạt của chúng để nhận M2 thu được 649 cá thể, trong đó, 155 cá thể trỗ và chín vào cuối vụ xuân, 494 cá thể chỉ trỗ và chín vào cuối vụ mùa. Theo tác giả, có lẽ đột biến trội đã xảy ra tại một trong 2 locus “se”, biến se1 thành Se1 hoặc se2 thành Se2, hình
20
thành kiểu gen Se1se1 se2se2 hoặc se1se1 Se2se2 biểu hiện thành kiểu hình mẫn cảm với quang chu kỳ.
Lê Xn Trình (2001), lai dịng đột biến M18 cảm quang (phát sinh từ nếp 415) với dịng đột biến khơng cảm quang; trong cả phép lai thuận và nghịch, các cá thể F1 đều không trỗ bông ở vụ xuân, chỉ trỗ bông ở vụ mùa. Lấy các hạt của cây F1 trồng sang thế hệ 2 (F2), thu được 350/1431 cá thể trỗ bông trong vụ xuân, 1081/1431 cá thể trỗ bơng ở vụ mùa. Như vậy, tính cảm ứng với quang chu kỳ do alen đột biến trội kiểm soát.
Nguyễn Tiến Thăng (2012), nghiên cứu di truyền các đột biến mất tính cảm quang ở một số giống lúa thơm đặc sản miền Bắc, đã cho biết: các đột biến mất tính cảm quang là các đột biến lặn, khả năng biểu hiện ở F1 không phụ thuộc vào hướng lai; các đột biến chín sớm trong vụ mùa là các đột biến lặn không hoàn toàn, di truyền theo định luật Mendel trong lai đơn. Ngược lại, khi chiếu xạ bằng tia gamma (Co60) vào hạt lúa nảy mầm của nếp Cái Hoa Vàng, Đào Xuân Tân (1995) thu được một số cá thể trỗ bơng ở vụ xn (mất tính cảm ứng quang chu kỳ).
2.3.4.3. Liên quan đến diệp lục
Thống kê các đột biến diệp lục là cơng việc đầu tiên trong q trình nghiên cứu tác dụng của tác nhân gây đột biến, giúp nhà nghiên cứu có những nhận xét sơ bộ ban đầu. Số lượng của những đột biến diệp lục trong những thí nghiệm so sánh có thể dùng làm chỉ thị cho các đột biến khác (Gustafason, 1940).
Nguyễn Minh Công & Đào Xuân Tân (1994) đã nghiên cứu về đột biến diệp lục ở lúa. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu dừng lại ở việc mô tả các kiểu đột biến diệp lục, chưa xác định cơ chế di truyền các đột biến diệp lục cũng như mối quan hệ giữa sự phát sinh đột biến diệp lục với sự phát sinh các đột biến hình thái, nơng học khác. Hầu hết các đột biến diệp lục chết ở giai đoạn mạ hoặc đẻ nhánh nên rất khó để nghiên cứu về sự di truyền các đột biến này.
Theo Nguyễn Văn Tiếp (2018) khi chiếu xạ bằng tia gamma (Co60) vào hạt nảy mầm của: dòng đột biến và giống gốc (cảm quang), một số giống lúa nếp thơm khơng cảm quang; có mối tương quan thuận và chặt giữa tổng tần suất đột biến diệp lục, tần suất đột biến diệp lục kiểu bạch tạng (abina) được thống kê ở giai đoạn mạ với tổng tần suất và phổ đột biến có ý nghĩa chọn giống ở các giai đoạn sau của M2.
21