Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tại một số quốc gia

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel III vào quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 98)

Quốc gia Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi Loại tiền Tương đương VND

Hồng Kông 500.000 HKD 1.372.000.000 Singapore 50.000 SGD 855.300.000 Nhật Bản 10.000.000 JPY 2.160.000.000 Úc 250.000 AUD 5.025.000.000 Thái Lan 50.000.000 THB 34.300.000.000 Việt Nam 50.000.000 VND 50.000.000

So sánh với các quốc gia trên thế giới ở bảng 3.2, các nước đều có hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cao hơn so với Việt Nam hiện nay. Trong khi các nước đã tăng mức chi trả bảo hiểm tiền gửi để ngăn chặn sự đổ vỡ hàng loạt khi những thơng tin xấu về cuộc khủng hoảng tồn cầu 2008, Việt Nam vẫn duy trì hạn mức bảo hiểm tiền gửi là 50 triệu đồng. Hạn mức này khơng cịn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam xét ở các yếu tố như thu nhập GDP bình quân đầu người, tình trạng lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng tiền gửi,... và chưa bảo vệ được hết quyền lợi của người gửi tiền. Đặc biệt là trong điều kiện tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, mức chi trả bảo hiểm tiền gửi quá thấp sẽ khiến cho người gửi tiền không yên tâm, sẽ dễ dàng rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng khi có tin đồn xấu về ngân hàng hoặc khi có sự đầu tư sinh lợi ở các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khốn, bất động sản,... Do đó, Việt Nam cần thiết phải có sự thay đổi hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi kịp thời cho phù hợp với tình hình hiện tại để củng cố lịng tin của người gửi tiền, bảo vệ tính an tồn của hệ thống ngân hàng.

3.3.3.3 Cần một cơ chế giám sát hiệu quả thị trƣờng tài chính ngân hàng:

Lịch sử kinh tế Việt Nam ghi nhận hệ thống ngân hàng luôn nắm giữ siêu quyền lực, ngay cả khi thị trường chứng khoán đã ra đời và hoạt động sôi động, vị

thế này vẫn khơng thay đổi. Nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng là động lực thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế. Sức khỏe của hệ thống ngân hàng càng trở nên quan trọng. Chính vì thế, việc giám sát chặt chẽ hoạt động và hiệu quả vận hành của hệ thống tín dụng ngân hàng cần được ưu tiên hàng đầu.

Kết luận chƣơng 3

Mặc dù hiện nay Việt Nam mới chỉ đang ứng dụng Hiệp ước Basel I trong công tác quản trị rủi ro ngân hàng, tuy nhiên khi hội nhập WTO gia nhập vào sân chơi quốc tế, để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và cũng là để cải tiến chính hoạt động quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam, thì cần phải xem xét khả năng ứng dụng Basel III trong những năm sắp tới.

Chương 3 đã đưa ra các giải pháp ứng dụng Basel III vào quản trị thanh khoản NHTM Việt Nam. Các giải pháp này cần được thực hiện từ phía các ngân hàng cũng như cơ quan quản lý cần có những quy định xác đáng hơn để tạo hành lang pháp lý nhằm mục đích hướng các NHTM tiến đến sự phát triển bền vững, tránh những rủi ro thanh khoản cục bộ và kéo dài.

KẾT LUẬN

Rõ ràng vấn đề thanh khoản đang ngày càng được các ngân hàng quan tâm, đặc biệt là ngân hàng trung ương các nước. Vấn đề này ngày càng được thể hiện rõ nét hơn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu, và ngay trong chính bản thân các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề thiếu thanh khoản nghiêm trọng không những ở cung tiền của ngân hàng trung ương hay chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, mà nó cịn thể hiện rõ nét hơn ở chỗ nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao, đi kèm theo đó là hàng loạt doanh nghiệp đua nhau phá sản đã làm cho nguồn tiền quay trở lại các ngân hàng khơng cịn ổn định như trước. Bên cạnh đó, các nguồn tiền dự trữ cho thanh khoản của các NHTM Việt Nam thiếu ổn định, thiếu bền vững, mang tính ngắn hạn, đặc biệt là chính sách thanh khoản chưa được các NHTM chú trọng,... cũng là lý do làm cho tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, việc Basel III đưa ra tỷ lệ thanh khoản là nhằm định hướng các ngân hàng có chính sách tốt hơn về vấn đề này trong hiện tại và tương lai.

Việc vận dụng các chuẩn mực về vốn, quản trị rủi ro, đánh giá giám sát ngân hàng, minh bạch thông tin… theo tinh thần Hiệp ước Basel vẫn là những thách thức lớn đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, để quá trình hội nhập diễn ra nhanh hơn giữa Việt Nam và quốc tế, thì việc các NHTM Việt Nam phải từng bước vận dụng các chuẩn mực theo Basel như đề cập trên là tất yếu khách quan, đây cũng là đòi hỏi bắt buộc đối với các ngân hàng một khi các ngân hàng gia nhập vào hệ thống tài chính ngân hàng tồn cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Basel III: Ngân hàng trung ương Ấn Độ tiến thoái lưỡng nan. [online] <http://www.tinkinhte.com/tai-chinh-dau-tu/tin-tai-chinh-the-gioi/basel-iii-

ngan-hang-trung-uong-an-do-tien-thoai-luong-nan.nd5-

dt.120436.123124.html> [Ngày truy cập: 20 tháng 7 năm 2013].

2. Các ngân hàng Châu Á có thể thiếu 1.000 tỷ USD theo Basel III. [online] <http://gafin.vn/2013071603443433p0c32/cac-ngan-hang-chau-a-co-the-

thieu-1000-ty-usd-theo-basel-iii.htm> [Ngày truy cập: 20 tháng 7 năm 2013].

3. Cơng trình tham gia xét giải Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”, 2011. Tác động của Basel 3 đến hệ thống NHTM thế giới – Bài học kinh nghiệm và lộ trình áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Cơng trình nghiên cứu

khoa học. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Chu Thị Hương Giang, 2009. Ứng dụng Hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Điểm khác biệt của khủng hoảng tài chính Mỹ. [online] <

http://vneconomy.vn/20081001025930903P0C99/diem-khac-biet-cua- khung-hoang-tai-chinh-my.htm> [Ngày truy cập: 20 tháng 7 năm 2013].

6. KPMG, 2013. Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam 2013 [pdf] <http://www.kpmg.com/vn/vi/Pages/default.aspx> [Ngày truy cập: 14 tháng 9 năm 2013].

7. Ngân hàng hàng đầu Châu Âu cần thêm 70,4 tỷ euro. [online] <http://phapluattp.vn/2013093011166586p1014c1072/ngan-hang-hang-dau-

chau-au-can-them-704-ty-euro.htm> [Ngày truy cập: 30 tháng 9 năm 2013]

8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tham dự Hội nghị thường niên BIS năm 2013. [online] <http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/videtail/vicm101/vict101?dD

WindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%2 6_afrLoop%3D432320205163800%26dDocName%3DCNTHWEBAP01162 520012%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D9f3zdcvkb_129>

[Ngày truy cập: 20 tháng 7 năm 2013].

9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013. Tọa đàm: Bức tranh toàn cảnh về Basel. [online] <http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/videtail/vicm101/vict101?dD ocName=CNTHWEBAP01162518496&_afrLoop=1141066655683800&_af rWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull% 26_afrLoop%3D1141066655683800%26dDocName%3DCNTHWEBAP011 62518496%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl- state

%3D1drregxsp4_441> [Ngày truy cập: 20 tháng 7 năm 2013].

10. Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2012. Quản trị thanh khoản tại các NHTM CP Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Tú Mai, 2012. Vấn đề rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Nhà băng Việt Nam còn cách xa chuẩn an toàn quốc tế. [online] <http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/nha-bang-viet-

nam-con-cach-xa-chuan-an-toan-quoc-te-2724288.html> [Ngày truy cập: 20

tháng 7 năm 2013]

13. Trần Huy Hồng, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

14. UNDP, 2013. Giám sát hệ thống tài chính: Chỉ tiêu và mơ hình định lượng. Nhà xuất bản tri thức.

<http://ecna.gov.vn/ct/bctk/Lists/BaoCaoThongKe/View_DeTail.aspx?ItemI

D=17> [Ngày truy cập: 13 tháng 9 năm 2013]

15. UNDP, 2013. Kinh tế Việt Nam năm 2013: Tái cơ cấu nền kinh tế - Một năm

<http://ecna.gov.vn/ct/ht/Lists/HoiThao/View_Detail.aspx?ItemID=21> [Ngày truy cập: 13 tháng 9 năm 2013]

16. Võ Thị Kim Oanh, 2012. Giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại NHTM CP Đông Á. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí

Minh.

Tài liệu tiếng Anh:

17. BIS, 2009. History of the Basel Committee and its Membership (August 2009) [pdf] Available at: <http://www.bis.org/bcbs/history.pdf> [Accessed 20 July 2013].

18. BIS, 2010. Basel III: International framework for liquidity risk measurement,

standards and monitoring. [pdf] Available at:

<http://www.bis.org/publ/bcbs188.pdf> [Accessed 20 July 2013].

19. BIS, 2013. Basel III: The Liquidity Coverage Ratio and liquidity risk monitoring tools. [pdf] Available at: <http://www.bis.org/publ/bcbs238.htm>

[Accessed 20 July 2013].

20. BIS, 2013. Basel III Monitoring Report. [pdf] Available at: <http://www.bis.org/publ/bcbs262.htm> [Accessed 26 September 2013]. 21. Duttweiler, R., 2009. Quản lý thanh khoản trong ngân hàng. Dịch từ tiếng

Anh. Người dịch Thanh Hằng, 2010. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Fiscal Policy Research Institute Thai Land, 2010. Regulation and Supervision for Sound Liquidity Risk Management for Banks [pdf] Available

at:

<http://www.asean.org/archive/documents/ASEAN+3RG/0910/FR/17b.pdf> [Accessed 22 September 2013] .

23. Habib, Z., 2013. ALM, FTP and Liquidity – Emerging Trends in Asia

Paciffic Region. Moody’s Analytics [pdf] Available at:

<http://www.garp.org/media/1144043/almftpandliquidityemergingtrendsinas

24. Phua, W., 2011. Basel III & Beyond: A view from Asia. Master of Finance Individual Project. University of Cambridge. [pdf] Available at:

<http://www.augurproject.eu/IMG/pdf/aviewfromasia.pdf> [Accessed 20 July 2013].

25. Reserve Bank of India, 2012. Liquidity Risk Management by Banks [online] Available at:

<http://rbi.org.in/Scripts/NotificationUser.aspx?Mode=0&Id=7680> [Accessed 23 August 2013].

PHỤ LỤC 1:

TÓM TẮT SƠ LƢỢC CÁC HIỆP ƢỚC BASEL

1 Hiệp ƣớc Basel I:

Vào những năm 1980, khi hệ thống NHTM trên thế giới phát triển mạnh mẽ cũng là lúc việc cạnh tranh không lành mạnh và công bằng giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng phổ biến. Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo các nước phát triển đã tìm giải pháp thích hợp vừa khuyến khích cạnh tranh cơng bằng giữa các ngân hàng vừa đảm bảo an toàn cho người gửi tiền. Giải pháp ấy chính là giới thiệu Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Basel là yêu cầu về an toàn vốn do các ngân hàng thuộc các nước nhóm G10 khởi xướng và được Ủy ban Quản lí ngân hàng thuộc ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) ban hành lần đầu tiên vào năm 1988 và có hiệu lực từ 1992, Nhật Bản áp dụng vào năm 1996.

Nội dung Basel I:

Tiêu chu ẩ n 1: Tỷ lệ vốn dựa trên rủi ro – “Tỷ lệ Cook”

Tỷ lệ này được phát triển bởi BCBS với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia.

Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính tốn theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.

Vốn bắt buộc ≥ 8% * Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền

Tỷ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền

Tiêu chuẩn này quy định 05 định mức về vốn như sau:

 Mức vốn tốt: CAR > 10%

 Mức vốn thích hợp: CAR > 8%

 Thiếu vốn: CAR < 8%

 Thiếu vốn trầm trọng: CAR < 2% Tiêu chu ẩ n 2:

Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 Vốn cấp 1 gồm:

 Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn

 Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại)

 Lợi ích thiểu số tại các cơng ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính

 Lợi thế kinh doanh Vốn cấp 2 gồm:

 Lợi nhuận giữ lại không công bố

 Dự phòng đánh giá lại tài sản

 Dự phòng chung/ Dự phịng thất thu nợ chung

 Cơng cụ vốn hỗn hợp

 Vay với thời hạn ưu đãi

 Đầu tư vào các cơng ty con và các tổ chức tài chính khác Vốn cấp 3 gồm:

 Vay ngắn hạn

Tiêu chu ẩ n 3: Vốn tính theo rủi ro gia quyền

Tài sản tính theo rủi ro gia quyền (RWA) = Tổng (Tài sản * Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tương đương * Mức rủi ro ngoại bảng)

Hạn chế của Basel I:

– Thứ nhất, Basel I chỉ đề cập đến những rủi ro về tín dụng chứ chưa đề cập đến các rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro hệ thống, rủi ro thanh khoản,…

– Thứ hai, Basel I không phân biệt theo loại rủi ro. Nghĩa là, một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng AAA được coi như một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng B. Điều này chỉ ra rằng có thể các ngân hàng có cùng tỷ lệ an toàn vốn nhưng sẽ đối mặt với các loại rủi ro khác nhau, ở mức độ khác nhau.

thuyết về đầu tư chỉ ra rủi ro sẽ giảm thơng qua đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tuy nhiên, theo Basel I, quy định về vốn tối thiểu không khác biệt giữa một ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng (ít rủi ro hơn) và một ngân hàng kinh doanh tập trung (nhiều rủi ro hơn); một khoản nợ riêng lẻ yêu cầu một lượng vốn giống như một danh mục đầu tư được đa dạng hóa với cùng một giá trị.

– Thứ tư, một số quy tắc do Basel I đưa ra chỉ có thể vận dụng trong trường hợp ngân hàng hoạt động theo kiểu ngân hàng đơn, không dựa trên một sự sáp nhập hay hoạt động theo kiểu tập đoàn ngân hàng, ngân hàng mẹ, ngân hàng – chi nhánh,…

2 Hiệp ƣớc Basel II:

Trước đòi hỏi của sự phát triển, về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với những tập đồn ngân hàng lớn có phạm vi hoạt động quốc tế và nhằm bổ sung cải thiện những thiếu sót của Basel I, đáp ứng nhu cầu thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới. Đến ngày 26/6/2004 Hiệp ước Basel II chính thức được ban hành với 3 trụ cột mới.

Nội dung của Basel II:

Tr

ụ c ộ t 1: Yêu c ầ u v ề v ố n t ố i thi ể u

Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính tốn theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hồn tồn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%- 150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.

Tr

ụ c ộ t 2: Giám sát

Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này. Ngoài ra, trụ cột 2 cịn liên

quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những cơng cụ tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, gồm rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro pháp lý, rủi ro thanh khoản,...

Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 ngun tắc của cơng tác rà sốt giám sát: (1) Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó; (2) Các giám sát viên nên rà sốt và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lịng với kết quả của quy trình này; (3) Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định; (4) Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel III vào quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w