Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ
2.1. Quá trình phát triển của hoạt động cung ứng
Thẻ tín dụng quốc tế chính thức có mặt tại Việt Nam từ đầu những năm 1990, nhưng chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng trong vài năm gần đây. Việt Nam vẫn là nền kinh tế mà tiền mặt còn chiếm tỷ trọng lớn trong lưu thông nên giống như các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt khác, thẻ tín dụng quốc tế mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn và vẫn còn giới hạn số lượng người sử dụng. Chỉ khi mọi người có được nhận thức đầy đủ về loại thẻ này thì nó mới thật sự được chấp nhận rộng rãi là một phương tiện thanh toán hiện đại trong nền kinh tế.
Theo bản cáo bạch của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (www.vietcombank.com.vn) vào năm 1990, Vietcombank được chỉ định làm đại lý của tổ chức thẻ Visa và năm 1991 Vietcombank tiếp tục được chỉ định làm đại lý của tổ chức thẻ Master. Và tiếp sau đó vào năm 1996, chiếc thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam đã được phát hành bởi Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam với thương hiệu Vietcombank Master. Khi thị trường thẻ tín dụng quốc tế mở rộng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bắt đầu ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ nói chung trong đó có thẻ tín dụng quốc tế.
Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam đều thực hiện các nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế với tư cách là đại lý cho các tổ chức thẻ quốc tế như MasterCard, Visa, American Express, JCB , Diners Club. Giai đoạn đầu khi mới được phát hành, thẻ tín dụng quốc tế đã đạt được số lượng và doanh số thanh tốn khả quan. Tuy nhiên sau đó, sự sụt giảm đầu tư nước ngoài và lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã làm cho việc thanh toán
bằng thẻ tín dụng quốc tế giảm rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Tuy gặp khó khăn, nhưng các TCPHT vẫn tích cực đầu tư phát triển sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế vì nhiều lợi ích mà loại thẻ này mang lại. Theo báo cáo của Vụ thanh tốn – NHNNVN (www.sbv.gov.vn), tính đến cuối q I năm 2013, cả nước đã phát hành được 1,79 triệu thẻ tín dụng quốc tế và về cơ bản hoàn thành kết nối về kỹ thuật trên toàn quốc, với 101.463 máy POS của trên 720 chi nhánh tổ chức tín dụng và hơn 20.600 đơn vị chấp nhận thẻ đã được kết nối liên thông. Mạng lưới các ĐVCNT ngày càng được mở rộng.
Thẻ tín dụng quốc tế ngày nay đã trở thành một phương tiện thanh tốn phổ biến, khơng chỉ dành cho việc mua sắm hàng đắt tiền hoặc cho người có nhu cầu đi nước ngồi, chủ thẻ thẻ tín dụng quốc tế giờ đây vẫn có thể dùng thẻ này để thanh tốn cho những khoản chi tiêu trong nước bởi những ưu đãi mà loại thẻ này mang lại. Chính vì thế, tại Việt Nam trong những năm gần đây, loại thẻ này được giới doanh nhân, văn phịng, cán bộ cơng chức đặc biệt quan tâm. Với sự nỗ lực của các TCPHT và các tổ chức thẻ trên thế giới, đến nay mạng lưới chấp nhận thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn chủ yếu là tại các khách sạn, nhà hàng, sân bay, siêu thị và một số cửa hàng kinh doanh những mặt hàng cao cấp và vẫn còn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.
Theo Báo cáo nghiên cứu “Dự báo thị trường thẻ nhựa Việt Nam đến năm 2013" của hãng nghiên cứu công nghiệp RNCOS (www.rncos.com), tuy có quy mơ nhỏ nhưng thị trường thẻ nhựa Việt Nam là một trong số những thị trường sôi động nhất thế giới. Thị trường thẻ nhựa Việt Nam nói chung và thẻ tín dụng quốc tế nói riêng, đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua. Hơn nữa, sự gia tăng liên tục của dân số trẻ, sự phát triển công nghệ cũng như xu hướng đang nổi lên của thương mại điện tử sẽ trở thành động lực phát triển cho ngành cơng nghiệp thẻ nói chung và thẻ tín dụng quốc tế nói riêng trong những năm tới. Và cũng theo hãng RNCOS, số lượng thẻ thanh toán ở Việt Nam sẽ tăng trưởng hàng năm ở mức 18,5% trong giai đoạn 2011 - 2014 và trong mức tăng này khơng loại
trừ thẻ tín dụng quốc tế. Điều này mở ra triển vọng phát triển cho thị trường thẻ thanh tốn nói chung và thẻ tín dụng quốc tế nói riêng tại Việt Nam.
2.2. Thành tựu đạt được :
Việc đầu tư phát triển các sản phẩm thẻ đã và đang được các ngân hàng tích cực thực hiện nhằm duy trì và tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận trong điều kiện phải hạn chế tín dụng phi sản xuất theo chủ trương của chính phủ. Hơn nữa, thị trường thẻ Việt Nam nói chung và thẻ tín dụng quốc tế nói riêng cũng bắt đầu sơi động hơn khi một số ngân hàng nước ngoài cũng tham gia vào thị trường thẻ này. Trước áp lực cạnh tranh giành thị phần ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước, các ngân hàng buộc phải đầu tư cải tiến công nghệ, nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm thẻ đa dạng và có ưu thế so với các ngân hàng khác, … Từ đó tạo động lực thúc đẩy thị trường thẻ nói chung và thẻ tín dụng quốc tế của Việt Nam nói riêng phát triển hơn cả về số lượng và chất lượng.
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam Nam
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế đã phân tích như trên thì cụ thể đối với Việt Nam sẽ có ảnh hưởng như thế nào?
2.2.1.1. Các nhân tố từ phía khách hàng :
- Thói quen tiêu dùng : Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sử dụng tiền mặt trong tất cả các giao dịch thanh toán. Bởi phương thức thanh toán này dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện và người dân chưa có thói quen sử dụng các phương tiện thanh tốn hiện đại do các tổ chức tín dụng cung cấp. Nhiều người Việt Nam vẫn cịn quan niệm thanh tốn thơng qua ngân hàng gây phiền hà và nhiều chi phí phát sinh bởi họ chưa tính đến những lợi ích mà ngân hàng cung cấp cho họ.
- Trình độ dân trí : Trình độ dân trí tại Việt Nam chưa cao, có sự chênh lệch rõ rệch giữa các thành phố lớn và các vùng sâu, vùng xa của cả nước. Giáo dục đào tạo vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội. Vì trình độ dân trí có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của con người, nên trình độ dân trí càng cao thì khả năng tiếp
nhận những tiến bộ của thế giới càng lớn. Do đó, tại Việt Nam việc phát triển những phương tiện thanh tốn hiện đại cịn chậm hơn các nước có trình độ dân trí cao hơn. - Thu nhập : Thu nhập tại Việt Nam cũng chỉ ở mức trung bình so với các nước
trên thế giới. Hơn nữa, chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền cũng đang là một vấn đề lớn tại Việt Nam. Khi mà thu nhập cao chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn của cả nước. Những người có thu nhập cao thì mới có điều kiện tiếp cận với những phương thức thanh toán hiện đại nhằm phục vụ cho nhu cầu chi tiêu nhiều hơn và có những nhu cầu du lịch và giải trí nhiều hơn, …
2.2.1.2. Các nhân tố từ phía ngân hàng :
- Trình độ kỹ thuật – công nghệ của TCPHT : So với các ngân hàng trên thế giới, các ngân hàng tại Việt Nam bị hạn chế rất lớn bởi vấn đề về vốn. Do đó, việc đầu tư cải tiến công nghệ cho các trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc thanh toán của các ngân hàng còn khá lạc hậu và chưa phân bố đều trong phạm vi cả nước.
2.2.1.3. Các nhân tố khác :
- Môi trường pháp lý : Thẻ tín dụng quốc tế là một sản phẩm cịn khá mới mẻ tại Việt Nam nên các quy định có liên quan để xử lý những vấn đề phát sinh còn chưa được chặt chẽ và quy định cụ thể. Và đây là một hình thức cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng nên thẻ tín dụng quốc tế vẫn phải căn cứ nhiều vào những quy định về tín dụng để xử lý tranh chấp phát sinh. Hơn nữa những món nợ phát sinh từ thẻ tín dụng quốc tế có số tiền nhỏ nên chưa được sự quan tâm đúng mức của các nhà làm luật.
2.2.2. Về mặt số lượng :
2.2.2.1. Số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành tại Việt Nam :
Số liệu thống kê của Vụ thanh toán – NHNNVN (www.sbv.gov.vn) trong giai đoạn từ 2007 đến nay, số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành năm 2007 đạt 285.000 thẻ. Đến năm 2008, số lượng thẻ tăng 14,04% so với năm 2007 lên 325.000 thẻ. Và con số này liên tục tăng qua các năm 2009, 2010, 2011 đạt theo thứ tự là 350.000 thẻ,
530.1 thẻ, 901.000 thẻ. Đến năm 2012, con số này tăng cao với 23,97% so với năm 2011 đạt 1.117.000 thẻ. Và dự báo đến cuối năm 2013, số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành tại Việt Nam đạt 1.430.00 thẻ. Theo số liệu báo cáo thực tế của Vụ thanh tốn – NHNNVN (www.sbv.gov.vn ), tính đến 30/06/2013, tổng số thẻ tín dụng quốc tế phát hành tăng lên 2.090.000 thẻ.
Bảng 2.1 : Số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành tại Việt Nam từ 2007 đến nay Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Dự báo 2013 Số lượng thẻ TDQT (Nghìn Thẻ) 285 325 350 530 901 1.117 1.430
(Nguồn: Vụ thanh tốn - NHNNVN)
Đây có thể xem là dấu hiệu đáng mừng cho thị trưởng thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam khi các ngân hàng trong nước đã quan tâm hơn đến việc phát triển thị phần thẻ tín dụng quốc tế - một sản phẩm mới du nhập vào thị trường Việt Nam trong vài thập kỷ gần đây.
Cũng theo số liệu từ Vụ thanh toán – NHNNVN (www.sbv.gov.vn), ngân hàng Vietinbank chiếm thị phần thẻ tín dụng quốc tế lớn nhất tại Việt Nam là 29%, thứ hai là ngân hàng Vietcombank chiếm 25% thị phần, đứng thứ ba là ngân hàng Sacombank với 12% thị phần. Được thể hiện ở Hình 2.1 về thị phần thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam năm 2012. Đây là kết quả đạt được từ những chiến lược tiếp thị, những chính sách khuyến mãi, những chương trình hợp tác với các đối tác lớn như hệ thống siêu thị Co.opmart, hệ thống siêu thị Lotte Mart, … cùng với sự thay đổi trong phong cách phục vụ của các tổ chức phát hành thẻ, … cũng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ thống thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam.
10% Vietinbank Vietcombank Sacombank HSBC 5% 29% 6% 6% 7% ACB ANZ Techcombank Ngân hàng khác 12% 25%
(Nguồn: Vụ thanh tốn - NHNNVN)
Hình 2.1 : Thị phần thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam năm 2012
2.2.2.2. Số lượng các ngân hàng tham gia phát hành và thanh tốnthẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam: thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam:
Theo báo cáo của Vụ thanh toán – NHNNVN (www.sbv.gov.vn), số lượng các ngân hàng tham gia thanh tốn thẻ khơng ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể đến năm 2006, có 20 ngân hàng tham gia thanh tốn thẻ, trong đó có khoảng 10 ngân hàng là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế. Và theo Vụ thanh toán NHNN Việt Nam, con số này đã tăng lên nhanh chóng vào năm 2013 là 52 tổ chức tham gia phát hành thẻ, trong đó tính đến tháng 03/2012 có 17 ngân hàng tham gia phát hành thẻ tín dụng quốc tế là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế và tính đến 11/08/2013, số ngân hàng tham gia thanh toán đã tăng lên là 25 ngân hàng được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.2.
25 17 10 Số lượng NH 2006 03/2012 08/2013 (Nguồn: Vụ thanh tốn - NHNNVN)
Hình 2.2 : Số lượng tổ chức tín dụng tại Việt Nam là thành viên của các tổ chức phát hành thẻ quốc tế
Tại Việt Nam hiện nay, NH Vietcombank (www.vietcombank.com.vn) là ngân hàng duy nhất chấp nhận thanh tốn cả 6 loại thẻ tín dụng quốc tế phổ biến trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và UnionPay. Trong khi hầu hết các ngân hàng thương mại khác chỉ thanh toán chủ yếu 2 loại thẻ tín dụng quốc tế là Visa và Mastercard.
2.2.2.3. Doanh số thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam :
Sự phát triển của thị trường thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam khơng chỉ thể hiện ở số lượng ngân hàng tham gia vào thị trường này mà cịn ở doanh số thanh tốn thẻ cũng tăng lên nhanh chóng. Từ những năm 2007 đến nay, doanh số thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế ở Việt Nam tăng liên tục qua các năm được thể hiện ở Bảng 2.3. Nếu vào năm 2007, con số này chỉ ở mức 178 triệu USD thì đến năm 2008 đã tăng 89,89% lên 338 triệu USD. Doanh số này liên tục tăng qua các năm và đến năm 2012 đạt 891 triệu USD.
Bảng 2.3 : Doanh số thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam từ 2007 đến nay Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Dự báo 2013 Doanh số thanh toán thẻ TDQT (triệu USD) 178 338 470 556 697 891 1.157
(Nguồn: Vụ thanh toán - NHNNVN)
Tốc độ tăng trưởng vượt trội như vậy là do trong những năm gần đây, nhiều cuộc hội thảo quốc tế liên tiếp được tổ chức tại Việt Nam, những cơng trình nghiên cứu khoa học về thẻ ngân hàng cũng được triển khai, các ngân hàng cải tiến chất lượng dịch vụ thẻ, mở rộng mạng lưới các ĐVCNT, … góp phần khuyến khích hình thức thanh tốn hàng hóa dịch vụ bằng thẻ. Bên cạnh đó, cịn phải kể thêm một số điều kiện khách quan thuận lợi khác như nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, thu nhập người dân cũng dần tăng lên, ngành du lịch ngày càng được quan tâm đầu tư và phát triển, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng ngày càng phát triển, số người đi du học ngày càng tăng, hoạt động thương mại cũng nâng lên tầm cao mới không chỉ là những cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ, ... đã góp phần gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ thanh tốn. Và với những tiện ích vượt trội, thẻ tín dụng quốc tế cũng ngày càng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn.
2.2.3. Về mặt chất lượng :
- Sự ra đời của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường thẻ Việt Nam. Đây là một tổ chức nghề nghiệp trực thuộc Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam, được thành lập vào tháng 8/1996, nhằm hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ thẻ trên thị trường VN, trở thành diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, nâng cao sự hợp tác tương trợ giữa các ngân hàng thành viên, hạn chế sự
cạnh tranh không lành mạnh với mục tiêu cao nhất là thúc đẩy sự phát triển của thị trường thẻ Việt Nam còn non trẻ. Qua 15 năm phát triển, đến nay, Hội thẻ Ngân hàng VN đã có 36 ngân hàng thành viên, là hầu hết các ngân hàng kinh doanh thẻ ở Việt Nam, chiếm 95% thị phần thẻ.
- Nhiều văn bản đã được chính phủ ban hành nhằm thúc đẩy thị trường thẻ thanh tốn nói chung và thẻ tín dụng quốc tế nói riêng phát triển. Trước tiên là những khái niệm cơ bản về thẻ tín dụng quốc tế đã được quy định :
Khái niệm thẻ tín dụng quốc tế đã xuất hiện trong văn bản pháp luật Việt Nam từ năm 1994 mặc dù chưa được định nghĩa chính thức. Cụ thể tại Thể lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, được ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ- NH1 ngày 21 tháng 02 năm 1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thẻ tín dụng quốc tế đã được mô tả tại Khoản 24.2, Điều 24 như sau: “Thẻ tín dụng áp dụng đối với