Thuyết minh về thiết kế giáo án “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy Tiếng

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG ĐỌC HIỂU BÀI THƠ TRE VIỆT NAM CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THUẬN CHÂU SƠN LA (Trang 41 - 43)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.1.Thuyết minh về thiết kế giáo án “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy Tiếng

Tiếng Việt lớp 4

3.2.1.1. Mục đích của thiết kế giáo án.

Nhằm xây dựng, thiết kế một cách khoa học và vận dụng các biện pháp đã

Nội dung giáo án: bao gồm những dự kiến và quy ước, những lời chỉ dẫn và định hướng, chủ yếu là bằng hệ thống câu hỏi giúp HS đọc hiểu văn bản.

Bố cục giáo án được sắp xếp thành 3 phần:

Thư nhất, phần giới thiệu bài: Nhằm kích thích HS ham thích đọc bài tập đọc “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy.

Thứ hai, phần dạy học bài mới: HS luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài tập đọc Thứ ba, phần củng cố và dặn dò: củng cố lại nội dung bài học, GV nhắc HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và đọc trước bài mới.

Cấu trúc của bài dạy là hệ thống các hoạt động của GV và HS trong quá

trình khám phá bài thơ.

3.2.1.2. Yêu cầu của thiết kế

a, Xác định đúng mục tiêu của bài thơ

Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nắng nỏ trời xanh, bão bùng, lũy thành, bao giờ

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả. Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung cảm xúc.

Đọc – hiểu: Hiểu ý nghĩa của các từ khó: tự, lũy thành, áo cộc, nòi tre, nhường; Hiểu nội dung của bài: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.

Học thuộc lòng bài thơ.

b, Cần phải giúp các em đọc hiểu được những cảm nhận của tác giả về cây

Tre Việt Nam (có từ rất lâu, từ những chuyện ngày xửa ngày xưa; có sức sống mãnh liệt, bất chấp đất đai khô cằn, có màu xanh bất diệt); những hình ảnh cây Tre gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (cần cù, đoàn kết, ngay thẳng)… Cây tre được miêu tả như một ẩn dụ, tưởng tượng cho con người, từ đó giúp HS cảm thụ được giá trị nghệ thuật của bài thơ.

c, Dự kiến được các biện pháp ứng dụng PPDH tích cực trong việc tổ chức

các hoạt động đọc - hiểu của HS; xây dựng được một hệ thống câu hỏi hợp lí, thể hiện được mối liên hệ giữa GV - HS và tác giả (qua tác phẩm); phát huy được hứng thú của chủ thể HS.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG ĐỌC HIỂU BÀI THƠ TRE VIỆT NAM CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THUẬN CHÂU SƠN LA (Trang 41 - 43)