Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín đến năm 2020 (Trang 31 - 38)

3.3.1Phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu các được thực hiện qua 2 giai đoạn chính đó là nghiên cứu khám phá sơ bộ bằng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng với tiến độ thực hiện như sau:

Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính được thực hiện bằng cách thảo luận với 10 cán bộ nhân viên Sacombank. Dựa vào phản ánh và góp ý của 10

người này, tác giả điều chỉnh lại thang đo cho phù hợp, diễn đạt lại câu chữ đơn giản để người đọc dễ hiểu.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát ý kiến các cán bộ nhân viên Sacombank tại Hội sở. Nghiên cứu này dùng để kiểm định lại mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Thang đo chính thức sẽ được sử dụng cho bước nghiên cứu này và được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

3.3.2Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu được bắt đầu với dữ liệu thứ cấp, được tập hợp và ghi lại bởi những người nghiên cứu trước đó. Dữ liệu thứ cấp thường là những dữ liệu trước đây đã được công nhận. Nguồn thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm sách, tạp chí, báo, các bài nghiên cứu cũ, thơng tin từ các trang web Internet.

Phương pháp chính của việc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này là khảo sát. Bảng khảo sát được thực hiện trên Google Drive (là dịch vụ lưu trữ trực tuyến vừa được Google trình làng vào đầu tháng 5 năm 2012 , cho ph p người dùng dễ dàng đăng tải, chia s và đồng bộ hóa dữ liệu lên dịch vụ này) và gửi thư điện tử cho đối tượng nghiên cứu.

3.3.3Công cụ đ lường

Công cụ đo lường là một bảng câu hỏi được khảo sát qua thư điện tử đến các đối tượng khảo sát bên trên trong vòng 01 tháng. Bảng câu hỏi sử dụng câu hỏi đóng với các câu trả lời được đo lường theo cấp độ thang đo r ràng, bao gồm hai phần:

Phần I: Phần này được đo lường theo thang đo Likert 5 mức độ (từ mức độ

1 là “hồn tồn khơng đồng ý”, mức độ 2 là “không đồng ý”, mức độ 3 là “trung lập”, mức độ 4 là “đồng ý” đến mức độ 5 là “hồn tồn đồng ý”) vì thang đo Likert thường được dùng để đo lường một tập các phát biểu khái niệm, đây là loại thang đo phổ biến trong đo lường các khái niệm nghiên cứu trong kinh doanh. Giá trị của biến là tổng điểm của các biến đo lường. Nội dung chủ yếu trong phần này tập trung vào sự đánh giá của cán bộ nhân viên Sacombank vào các năng lực động của Sacombank.

Phần II: Các dữ liệu tiểu sử của những người trả lời sẽ được thu thập thông

qua các câu hỏi về họ tên, vị trí và thời gian cơng tác.

3.4 Xây dựng th ng đ

Nhân tố Biến đ lường Trích dẫn

Năng lực sáng

tạo ST1

Sự cải tiến kỹ thuật trên cơ sở nghiên cứu trước khi thực hiện được sẵn sàng chấp nhận tại Sacombank.

Bulent Menguc & Seigyoung Auh

(2006) ST2 Sacombank ln tích cực tìm kiếm các ý

tưởng sáng tạo.

ST3 Sacombank sẵn sàng cải tiến cách thức quản trị chương trình/dự án.

ST4 Nhân viên Sacombank bị phạt khi những ý tưởng mới của họ không hiệu quả. ST5

Sự cải tiến tại Sacombank được cho rằng tiềm ẩn nhiều rủi ro và vấp phải sự kháng cự.

Định hướng thị

trường TT1

Công tác xây dựng và thực thi chiến lược của Sacombank dựa trên kiến thức và sự hiểu biết về khách hàng và đối thủ.

L. Jean Harrison – Walker (2001)

TT2

Những chiến lược của Sacombank được thực hiện trên cơ sở các thông tin được thu thập từ khách hàng và đối thủ.

TT3

Sacombank tin rằng chìa khóa của thành cơng trong kinh doanh là sự hợp nhất của nguồn nhân lực và tất cả các hoạt động của Sacombank nhằm hướng đến sự thỏa mãn của khách hàng và làm những điều này tốt hơn đối thủ.

Định hướng khách hàng

KH1 Mục tiêu của Sacombank luôn hướng đến sự hài lịng của khách hàng.

Bulent Menguc & Seigyoung Auh

(2006) KH2 Sacombank ln thực hiện các cam kết

để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

KH3 Lợi thế cạnh tranh của Sacombank dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu khách hàng.

KH4

Chiến lược kinh doanh của Sacombank được dẫn dắt bởi mục tiêu gia tăng giá trị khách hàng.

KH5 Sacombank thường xuyên đo sự hài lòng của khách hàng.

KH6 Sacombank quan tâm sâu sắc các dịch vụ hậu mãi.

Định hướng đối

thủ DT1

Nhân viên kinh doanh Sacombank thường chia s với nhau các thông tin về đối thủ.

Bulent Menguc & Seigyoung Auh

(2006) DT2 Sacombank ứng phó nhanh chóng trước

các hành động của đối thủ.

DT3 Nhân viên Sacombank thường thảo luận về điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ. DT4

Sacombank xác định khách hàng mục tiêu trên cơ sở có cơ hội lợi thế cạnh tranh về phân kh c đó.

Sự phối hợp trong nội bộ doanh nghiệp

PH1

Sacombank chia s nguồn lực với các đơn vị kinh doanh khác.

Bulent Menguc & Seigyoung Auh

(2006) PH2

Các cấp quản lý của Sacombank hiểu cách mà nhân viên xây dựng giá trị khách hàng.

PH3

Các cấp quản lý đứng đầu các phòng ban thường xuyên thăm hỏi khách hàng.

PH4

Chiến lược kinh doanh của Sacombank được hoạt động trên cơ sở mục tiêu gia tăng giá trị khách hàng.

PH5

Các bộ phận/đơn vị kinh doanh của Sacombank cùng thống nhất với nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm Định hướng học

hỏi

HH1 Sacombank tin rằng những nổ lực đều hướng đến thành công.

Chris Watkins (2010)

HH2

Sacombank tin rằng Sacombank có khả năng học hỏi và cải tiến mà không gặp phải trở ngại nào.

HH3

Sacombank thích các thử thách mà kết quả của nó phản ánh sự tiếp cận của Sacombank.

HH4 Sacombank hài lịng với thành cơng khi thực hiện các cơng việc khó khăn. Năng lực

marketing

M1 Sacombank luôn nghiên cứu về nhu cầu và yêu cầu của khách hàng.

Neil A.Morgan & Cs (2009)

M2 Sacombank luôn nhận dạng được chiến lược và chiến thuật của đối thủ.

M3

Sacombank hiểu rõ về các kênh phân phối dịch vụ của mình.

M4 Sacombank nhận dạng và hiểu xu hướng thị trường.

M5 Sacombank có nghiên cứu về thị trường. Năng lực

cạnh tranh

NLCT 1 Sacombank có tốc độ tăng doanh số cao. Nguyễn Hữu Thắng (2009)

NLCT 2 Sacombank có thị phần lớn trên thị trường. NLCT 3 Sacombank có tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao.

3.5Thiết kế mẫu

Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phán đoán. Dựa vào 03 năm kinh nghiệm làm việc tại Sacombank và các mối quan hệ xã hội tại các ngân hàng khác, tác giả lựa chọn phỏng vấn các chuyên viên/chuyên gia ngân hàng có kinh nghiệm lâu năm, các cấp quản lý trung gian (từ trưởng bộ phận đến trưởng phòng), ban lãnh đạo các mảng kinh doanh (ban giám đốc phòng nghiệp vụ ngân hàng), các trợ lý ban điều hành.

Kích thước mẫu được xác định dựa vào số biến đo lường. Kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, ngh a là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên. Trong bài nghiên cứu có 35 biến đo lường. Vậy kích thước mẫu ở đây ít nhất phải là 175.

3.6Phân tích dữ liệu

3.6.1Đánh giá độ tin cậy th ng đ

Sau khi có được thang đo nháp cuối cùng, công việc trước tiên là phải đánh giá lại độ tin cậy của thang đo. Đây là điều kiện cần để cho một đo lường có giá trị.

Độ tin cậy thường dùng nhất là hệ số Cronbach α. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach α từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach α từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Đối với nghiên cứu này, tác giả chọn Cronbach α từ 0,6 trở lên là chấp nhận được.

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo với mục đích tăng giá trị hệ số. Tuy nhiên nếu hệ số Cronbach α đã đạt u cầu thì khơng nhất thiết phải loại biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 vì đã đạt được giá trị nội dung cần nghiên cứu.

Sau khi kiểm tra Cronbach α, công việc tiếp theo là sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá sơ bộ tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. ột số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu thường quan tâm khi phân tích nhân tố khám phá (EFA). Thứ nhất, số lượng nhân tố trích cho phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo. Thứ hai, trọng số nhân tố λ ≥ 0,5 là chấp nhận được. Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích TVE ≥ 50%.

Tác giả đo lường các chỉ số Cronbach α, trọng số nhân tố λ và tổng phương sai trích TVE bằng phần mềm SPSS 20, là phần mềm phổ biến, thông dụng trong nghiên cứu nhất là các nghiên cứu ứng dụng trong kinh doanh.

3.6.1.2Đánh giá ch nh thức th ng đ

Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo và loại các biến không đạt u cầu, tác giả có các thang đo chính thức của các khái niệm nghiên cứu và tiến hành kiểm định

giá trị thang đo bằng phương pháp nhân tố khám phá EFA.Tác giả cũng sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích hồi quy.

3.6.2Phân tích nhân tố khám phá

Sau khi kiểm tra Cronbach Alpha, công việc tiếp theo là sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá sơ bộ tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. ột số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu thường quan tâm khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), Thứ nhất, số lượng nhân tố trích cho phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo. Thứ hai, trọng số nhân tố λ ≥ 0.5 là chấp nhận được. Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích TVE ≥ 50%.

3.6.3Kiể định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu vì là phần mềm phổ biến, thông dụng trong nghiên cứu nhất là các nghiên cứu ứng dụng trong kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung chính của chương 3 xoay quanh vấn đề thiết kế mơ hình nghiên cứu. Dựa trên các tài liệu nghiên cứu tìm hiểu được, tác giả sử dụng phương pháp GT để liên kết cái khái niệm với nhau và xây dựng mơ hình giả thuyết nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Sacombank. Từ đó, tác giả xây dựng thang đo cho mơ hình nghiên cứu bằng bảng câu hỏi và sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi đến đối tượng là các chuyên viên/chuyên gia của Sacombank.

Để tiết kiệm thời gian cho việc khảo sát và tổng hợp dữ liệu khảo sát, tác giả thiết kế bảng câu hỏi trên Google Drive. Bảng câu hỏi được gửi cho một số Chuyên viên và ban lãnh đạo để được góp ý trước, sau đó được chỉnh sửa nhiều lần và được sử dụng cho việc khảo sát thực tế khi bảng câu hỏi đã hoàn thiện.

Sau khi đã thống kê được dữ liệu, tác giả làm sạch dữ liệu bằng cách bỏ các bảng trả lời không đạt yêu cầu hoặc liên hệ lại với người trả lời để bổ sung các câu trả lời cịn trống… Tiếp theo đó, tác giả tiến hành kiểm định giá trị thang đo. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương 4.

4% 9% 87% 3% 13% 20% 63% CHƯƠNG : Ế NGH N CỨ 4.1 hống ê ô tả

Số lượng người tham gia khảo sát là 257 người, số bảng câu hỏi khảo sát có thể dùng để phân tích dữ liệu là 200 bảng.

Ban lãnh đạo

Cấp quản lý trung gian Chuyên viên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín đến năm 2020 (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w