1.3 .3Biến động giá dầu
2.1 Mức độ truyền dẫn của giá dầu vào lạm phát của Việt Nam trong gia
2.2.1 Giai đoạn giá dầu biến động mạnh
Mơ hình đường cong Phillips chỉ ra tính bất đối xứng của truyền dẫn giá dầu trong ngắn hạn. Vì vậy, tác giả xem xét sự thay đổi trong truyền dẫn ngắn hạn khi giá dầu tăng lên đáng kể trong một thời gian ngắn. Vì khơng có tiêu chí cụ thể để xác định cú sốc giá dầu mạnh mẽ, Chou, Tseng (2011) đã quyết định khi tỷ lệ thay đổi của giá dầu vượt quá độ lệch chuẩn của trung bình mẫu, điều này cho thấy sự gia tăng bất thường và có thể được coi là một cú sốc giá dầu đáng kể. Phương trình (4) đã được xác định như sau:
Trong đó, Dt là biến giả mô tả cho sự gia tăng đáng kể trong giá dầu. Tác giả xác định giá trị trung bình mẫu nghiên cứu là 9,41%. Một sự gia tăng trong giá dầu vượt
quá 9,41% được xem là cú sốc giá dầu biến động mạnh Dt lúc này bằng 1, ngược lại Dt =0.Với tiêu chí này, từ 150 quan sát trong mẫu ta có 19 điểm xảy ra cú sốc giá dầu mạnh. Hệ số truyền dẫn trong ngắn hạn với sự ra tăng nhanh chóng của giá dầu là θ1+ γ1+ ρβ0 và θ1+ γ1 là ảnh hưởng bình thường trong giá dầu. Kết quả ước tính thể hiện như sau:
Bảng 2.8: Giá dầu biến động mạnh và đƣờng Phillips
θ1 ρ β0 γ 1 θ1+ ρβ0 θ1+ γ1+ ρβ0
Hệ số 0.014339 -0.008129 0.093621* 0.006879 0.013578 0.020457
***, **, * thể hiện mức ý nghĩa thống kê là 1%, 5% và 10%
Kết quả cho thấy mức truyền dẫn trong ngắn hạn là cao hơn khi chịu tác động mạnh của cú sốc giá dầu, điều này thể hiện biến động lớn trong giá dầu ngay lập tức được phản ánh trong lạm phát, đúng như kỳ vọng của tác giả đối với thị trường tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam. Mức ảnh hưởng thường xuyên của biến động giá dầu là 0.013578, nghĩa là khi giá dầu tăng 1% thì lạm phát tăng 0,013578%, mức truyền dẫn này là khơng hồn tồn và cao hơn mức truyền dẫn bình quân của 12 nước Châu Á trong nghiên cứu của Chou, Tseng (2011) là 0.0056.