Thực trạng vận dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 47)

hàng TMCP Quân Đội

2.3.1. Quy trình tác nghiệp giữa các cá nhân tham gia hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Quy trình chấm điểm các doanh nghiệp mới phát sinh quan hệ tín dụng tại MB: (1) Nhân viên quan hệ khách hàng sẽ nhập các số liệu báo cáo tài chính và

phần mềm.

(2) Nhân viên thẩm định dựa trên Báo cáo thẩm định vừa lập thực hiện đánh giá các chỉ tiêu về quy mơ doanh nghiệp, các chỉ tiêu phi tài chính và thực hiện xuất kết quả XHTD ngay trên hệ thống. Sau đó, kiểm sốt viên sẽ duyệt kết quả XHTD và toàn bộ hồ sơ liên quan đến Khách hàng sẽ được chuyển trả lại cho Nhân viên quan hệ khách hàng.

Quy trình chấm điểm định kỳ đối với doanh nghiệp tại MB:

Tương tự với quy trình vừa nêu trên. Tuy nhiên, nhân viên thẩm định thường khơng có báo cáo thẩm định của đối tượng xếp hạng và các thơng tin phi tài chính liên quan đến doanh nghiệp cần chấm điểm.

Một số hạn chế của quy trình tác nghiệp chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại MB

Cơng tác thu thập thơng tin phi tài chính của doanh nghiệp cịn nhiều yếu kém

Hiện nay, các thơng tin phi tài chính liên quan đến doanh nghiệp như danh sách hội đồng quản trị, ban điều hành, lý lịch người đứng đầu doanh nghiệp… được lưu dưới hình thức văn bản tại các kho lưu trữ của chi nhánh. Do đó, khi chấm điểm XHTD, nhân viên XHTD thường gặp rất nhiều khó khăn để tìm kiếm những văn bản này, ảnh hưởng đến thời gian thực hiện XHTD cũng như mức độ chính xác của khá nhiều chỉ tiêu phi tài chính.

Các bộ chỉ tiêu xếp hạng theo ngành nghề kinh tế

Hệ thống XHTD đã xây dựng được 30 ngành nhưng vẫn chưa đủ bao quát hết các ngành nghề kinh doanh của khách hàng đang có quan hệ tín dụng. Qua thực tế vận hành, một số khách hàng mặc dù có dư nợ lớn nhưng ngành nghề của họ lại

không nằm trong danh mục 30 ngành hiện có. Từ đó phát sinh một số khó khăn trong việc đánh giá xếp hạng khách hàng, phản ánh chưa đúng bản chất hoạt động kinh doanh.

Đối tượng xếp hạng

Hiện nay, hệ thống XHTD doanh nghiệp của MB chỉ mới thực hiện xếp hạng cho những khách hàng có đầy đủ báo cáo tài chính 2 năm liên tiếp. Đối với khách hàng không đáp ứng được điều kiện này, MB sẽ phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN tức dựa vào tuổi thọ nợ, từ đó tạo ra sự bị động trong việc xác định mức độ rủi ro của khách hàng. Vì vậy, MB nên xem xét bổ sung đối tượng khách hàng trên vào hệ thống XHTD.

Nhóm chỉ tiêu tài chính

MB chỉ mới tập trung vào các chỉ tiêu được tính từ bảng cân đối kế toán và hoạt động kinh doanh nên chưa có được sự đánh giá tồn diện về tình hình tài chính của khách hàng nhất là các số liệu dịng tiền được tính từ bảng lưu chuyển tiền tệ. Do đó, MB cần nghiên cứu thêm các chỉ số liên quan đến dịng tiền thơng qua việc tiếp thu kinh nghiệm từ S&P, Moody’s, Fitch.

2.3.2. Thực trạng triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.3.2.1. Những kết quả đạt được

Từ năm 2008, hệ thống XHTD nội bộ của MB được chính thức đưa vào hoạt động dưới hình thức một phần mềm áp dụng chung cho toàn hệ thống. Qua quá trình sử dụng, hệ thống XHTD tỏ rõ ưu điểm giúp MB thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định của NHNN dễ dàng, tiết kiệm được thời gian thực hiện hàng tháng và mức độ chính xác đảm bảo. Ngồi ra, hệ thống XHTD doanh nghiệp là công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định tín dụng, áp dụng các chính sách phù hợp với khách hàng và tăng cường quản trị rủi ro.

Việc phân loại khách hàng đã giúp cho các cơ quan hoạch định chiến lược của MB có cái nhìn tổng thể về danh mục tín dụng của ngân hàng, từ đó đưa ra những chính sách tín dụng áp dụng cho từng năm khá cụ thể. Với tình hình kinh tế

diễn biến phức tạp như hiện nay, XHTD doanh nghiệp đã giúp MB mạnh dạn thu hẹp dư nợ đối với một số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khơng khuyến khích hoặc có nguy cơ suy thối, đồng thời phát triển tín dụng đối với các lĩnh vực có tiềm năng như dược phẩm, xuất khẩu…

Kết quả XHTD là căn cứ để MB lượng hóa rủi ro đối với từng đối tượng khách hàng và từ đó đưa ra chính sách lãi suất hợp lý nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác và giảm thiểu những tổn thất khi khách hàng mất khả năng thanh toán.

Hệ thống XHTD đưa ra những cảnh báo sớm cho MB thông qua những lần XHTD định kỳ 06 tháng/lần. Đây là điều rất quan trọng khi MB mở rộng quy mơ tín dụng trên toàn quốc, với số lượng khách hàng doanh nghiệp ngày càng đông đảo, MB không thể kiểm soát rủi ro và cảnh bảo sớm bằng các phương pháp thủ công mất rất nhiều thời gian và cơng sức. Do đó có thể khẳng định hệ thống XHTD doanh nghiệp là tiền đề để MB liên tục mở rộng quy mơ tín dụng trên tồn quốc trên cơ sở quản trị rủi ro chặt chẽ.

2.3.2.2. Những hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng

Ngồi những hạn chế từ chính quy trình tác nghiệp giữa các bộ phận, hệ thống XHTD DN của MB còn tồn tại nhiều hạn chế xuất phát từ những điều kiện khách quan lẫn chủ quan.

Hệ thống công nghệ thơng tin phục vụ hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp So với thời điểm bắt đầu vận hành hệ thống XHTD DN, hệ thống công nghệ

thơng tin đã có nhiều thay đổi rõ rệt với việc áp dụng ngày càng sâu rộng hệ thống core banking phục vụ toàn bộ hệ thống vận hành của ngân hàng. Bên cạnh đó, các hệ thống khác phục vụ hoạt động báo cáo và thống kê cũng được đưa vào sử dụng trên quy mơ tồn hệ thống.

Phần mềm phục vụ hệ thống XHTD DN hầu như khơng có sự thay đổi so với thời điểm năm 2008. Do đó, hệ thống XHTD DN không được kết nối với các hệ thống khác. Từ đó, các số liệu nhập vào hệ thống XHTD DN phải được nhập thủ công thông qua các bước xuất số liệu từ các hệ thống khác. Vì vậy, việc thúc đẩy

cải tiến công nghệ thông tin trong việc XHTD DN rất cấp thiết. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được sự quan tâm từ các cấp có thẩm quyền.

Hoạt động XHTD DN chưa được chú trọng thực hiện thường xuyên

Bảng 2.5: Các số liệu phản ánh việc triển khai XHTD DN tại MB

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng tại

MB 3.924 4.708 4.991

Doanh nghiệp không thuộc đối tượng

XHTD 612 427 224

Doanh nghiệp thuộc đối tượng XHTD 3.312 4.281 4.767 Doanh nghiệp được XHTD trong 06 tháng

đầu năm 2.318 2.526 2.014

Doanh nghiệp được XHTD trong năm 2.981 4.067 4.433 (Nguồn: Thống kê nội bộ kiểm soát tuân thủ XHTD DN giai đoạn 2010 – 2012)

Trong giai đoạn 2010 – 2013, số lượng doanh nghiệp quan hệ tín dụng tại MB tăng dần do việc mở rộng quy mô trên thị trường cả nước. Song song với quá trình tăng trưởng này, số lượng doanh nghiệp không thuộc đối tượng XHTD giảm dần do các chính sách tín dụng hạn chế việc mở rộng quan hệ với những doanh nghiệp mới thành lập. Với số lượng doanh nghiệp cần phải XHTD tăng dần qua từng năm, công tác XHTD DN giữ vai trị quan trọng trong hoạt động tín dụng của tồn hệ thống. Tuy nhiên, việc triển khai XHTD định kỳ đối với từng doanh nghiệp lại chưa được triển khai thường xuyên trên tồn hệ thống.

100% 98% 96% 94% DN khơng được xếp hạng DN được xếp hạng 92% 90% 88% 86% 84%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

100% 98% 96% 94% DN không được xếp hạng DN được xếp hạng 92% 90% 88% 86% 84%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Biểu đồ 2.1: Tình hình XHTD DN trong 06 tháng đầu hàng năm

Qua biểu đồ 2.1, tỷ trọng các DN được XHTD trong 06 tháng đầu năm của từng năm có xu hướng giảm dần theo thời gian, điều này khiến số lượng các DN chỉ được XHTD 1 lần/năm tăng lên khiến rủi ro hoạt động cũng như rủi ro tín dụng đối với MB tăng lên rõ rệt. Khi đó, hiệu quả của hệ thống XHTD DN rất kém. Nguyên nhân chủ yếu là việc không tuân thủ XHTD định kỳ của các Chi nhánh trong toàn hệ thống.

Biểu đồ 2.2: Tình hình XHTD trong năm giai đoạn 2010 – 2012

Qua biểu đồ 2.2. tỷ trọng các DN được XHTD trong một năm ln duy trì ở mức trên 90%, giúp ngân hàng thuận lợi trong việc xác định nhóm nợ tại thời điểm cuối năm của Khách hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng này chưa tiệm cận được mức 100% do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng vẫn chủ yếu xuất phát từ việc chưa tuân thủ XHTD định kỳ hoặc tạm thời che giấu nhóm nợ của Khách hàng nhằm giảm mức trích lập dự phịng.

2.4. Ứng dựng mơ hình Binary Logistic đánh giá bộ chỉ tiêu tài chính của hệ thống xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội

Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính là hai bộ phận cấu thành hệ thống XHTD doanh nghiệp tại MB. Trong đó, các chỉ tiêu phi tài chính được các nhân viên XHTD cho điểm theo quan điểm cá nhân (ngoại trừ một số chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng, ROE và các chỉ tiêu liên quan đến quan hệ ngân hàng) nên độ tin cậy đối với các chỉ tiêu này không cao. Tuy nhiên, đây là yếu tố khơng thể tránh khỏi đối với mơ hình chấm điểm XHTD tại các ngân hàng TMCP hiện nay. Các chỉ tiêu tài chính được phần mềm tính tốn trực tiếp từ các số liệu báo cáo tài chính do nhân viên XHTD nhập vào hệ thống và có thể dễ dàng đối chiếu các số liệu này với báo cáo tài chính đã được các cơ quan thuế hoặc kiểm tốn viên kiểm tra. Chính vì vậy, các chỉ tiêu tài chính là cơ sở đánh giá quan trọng, ảnh hưởng khá nhiều đến độ chính xác của kết quả XHTD mặc dù trọng số đối với phần chỉ tiêu tài chính khơng cao.

Hiện nay, bộ chỉ tiêu tài chính gồm 15 chỉ tiêu tài chính được chi thành 4 nhóm: Chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ và chỉ tiêu thu nhập. Tuy nhiên, số lượng chỉ tiêu khá nhiều so với một số cơng trình nghiên cứu gần đây và hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam. Do đó, việc xem xét tinh giảm bộ chỉ tiêu tài chính của MB rất cần thiết nhằm giảm thời gian tính tốn các chỉ tiêu tài chính và nâng cao độ chính xác trong việc đánh giá kết quả tín nhiệm đối với từng khách hàng.

Qua xem xét một số mơ hình định lượng nêu ở chương 1, mơ hình Binary Logistic cơ bản đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu của đề tài và thích hợp khi dùng để đánh giá bộ chỉ tiêu tài chính của MB.

2.4.1. Mơ hình Binary Logistic

Theo phần lý thuyết trình bày tại chương 1, mơ hình cơ bản của hàm Binary Logistic là:

LnOO = ỵO + ỵ1X1 + ỵ2X2 + ỵ3X3 + + ỵiXi

Log của hệ số Odds là một hàm tuyến tính với các biến độc lập Xi (i = 1,2,…,n).

Nếu hệ số Odds < 0,5 thì doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ (có rủi ro), nếu Odds > 0,5 thì doanh nghiệp có khả năng trả nợ.

Như vậy, để kiểm định tác động của các tỷ số thuộc bộ chỉ tiêu tài chính đối với kết quả xếp hạng tín dụng hay rủi ro không trả nợ của doanh nghiệp, luận văn đề xuất thay các biến độc lập của mơ hình bằng các tỷ số tài chính, cụ thể:

- X1: Tỷ số thanh toán hiện hành. - X2: Tỷ số thanh toán nhanh. - X3: Tỷ số thanh tốn tức thời. - X4: Vịng quay vốn lưu động. - X5: Vòng quay hàng tồn kho. - X6: Vòng quay khoản phải thu. - X7: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định. - X8: Tỷ số nợ phải trả/Tổng tài sản.

- X9: Tỷ số (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu)/Tài sản dài hạn. - X10: Tỷ số Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu.

- X11: Tỷ số Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần.

- X12: Tỷ số Lợi nhuận hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần. - X13: Tỷ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE).

- X14: Tỷ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân (ROA). - X15: Tỷ số EBIT/Chi phí lãi vay.

Để mơ hình hồi quy Binary Logistic đảm bảo khả năng tin cậy, luận văn thực hiện hai kiểm định chính sau:

Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy

Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không (xét riêng từng biến độc lập). Sử dụng kiểm định Wald, khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có mức độ tin cậy ít nhất 90% (Sig. < 0,1), kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

Mức độ phù hợp của mơ hình

Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay khơng. Mơ hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng 0 và mơ hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0.

Giả thiết:

- H0: Các hệ số hồi quy đều bằng khơng. - H1: Có ít nhất một hệ số hồi quy khác không.

Sử dụng kiểm định Omnibus để kiểm định. Nếu mức ý nghĩa của mơ hình đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 90% (Sig. < 0,1), chấp nhận giải thuyết H1, mơ hình được xem là phù hợp.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu và cỡ mẫu

Tồn bộ số liệu tài chính được sử dụng cho mơ hình được lấy từ BCTC năm 2012 của các khách hàng doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng với các chi nhánh của MB tại thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ. Các chỉ tiêu tài chính đều đã được hệ thống XHTD của MB tính tốn và được trích xuất để sử dụng trực tiếp cho luận văn nên vấn đề sai khác đối với việc tính tốn số liệu hầu như khơng xảy ra.

Luận văn chia các quan sát thành 02 nhóm: nhóm các doanh nghiệp có nợ quá hạn (thông tin về các doanh nghiệp được lấy từ hệ thống core banking của ngân hàng), nhóm các doanh nghiệp có tình hình tài chính bình thường theo đánh giá của các báo cáo hàng tháng do Khối Thẩm định lập. Việc lấy mẫu theo phương thức

Trên 1 9 46

Từ 0 đến 1 11 3

0 10 20 30 40 50 60

Doanh nghiệp bình thường 3 46

Doanh nghiệp bình thường Doanh nghiệp q hạn

ngẫu nhiên, khơng theo bất kỳ quy tắc nào nên rất khó để cân đối số lượng quan sát có nợ quá hạn với quan sát có tình trạng bình thường.

Ban đầu, mẫu quan sát bao gồm số liệu của hơn 200 DN nhưng do khá nhiều số liệu bị tính sai lệch nên sau q trình chọn lọc số liệu, luận văn đã xác lập được một mẫu gồm 69 quan sát, trong đó, có 20 cơng ty đang có nợ q hạn, 49 cơng ty có tình hình quan hệ tín dụng và tình hình tài chính bình thường.

2.4.3. Kết quả nghiên cứu

2.4.3.1. Phân tích mơ tả mẫu

Để có cái nhìn tổng quan về các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu, luận văn thực hiện thống kê một số chỉ tiêu tài chính như tỷ số thanh tốn hiện hành, hệ số nợ, ROE và EBIT/Chi phí tài chính.

Đối với tỷ số thanh tốn hiện hành

Biểu đồ 2.3: Thống kê sơ bộ đối với tỷ số thanh toán hiện hành

Từ 0 đến 1 Trên 1

Doanh nghiệp quá hạn 11 9

Qua biểu đồ trên, tỷ số thanh toán hiện hành ảnh hưởng tương đối đến khả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w