đường hàng không của Alpha Express
1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, các hoạt động xuất nhập khẩu đang ngày càng gia tăng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ALPHA EXPRESS cần tăng cường nghiên cứu thị trường để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận vận tải nói chung và hoạt động giao nhận vận tải bằng đường hàng không nói riêng.
Việt Nam là nước có nhiều lợi thế để phát triển ngành vận tải đường không cũng như dịch vụ giao nhận vận tải đường không. Với ba sân bay quốc tề là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, cùng vị trí trung chuyển cho nhiều đường vận tải quốc tế giúp cho ALPHA EXPRESS có thể phát triển mạnh dịch vụ giao nhận, vận tải ngoại thương. Với mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường biển cho phép nối liền với các nước không chỉ trong khối ASEAN mà còn các nước khác trên thế giới.
- Quản lý của các nước có hoạt động giao nhận vận tải phát triển đều theo hướng tập trung, do có hệ thống thông tin thông suốt, tính tập trung doanh nghiệp cao, đó là lý do ALPHA EXPRESS không ngừng nỗ lực học hỏi.
- Nghiên cứu ở Trung Quốc và Singapore thực tế cho thấy mặc dù có số doanh nghiệp giao nhận vận tải rất lớn nhưng số doanh nghiệp này đều nằm trong các tổ chức, hiệp hội và hoạt động trong môi trường pháp lý chặt chẽ. Đây là đặc điểm mà ALPHA EXPRESS cần học tập, vì hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động riêng lẻ, không tổ chức, phối hợp khăng khít với nhau.
- Các doanh nghiệp ở các nước trên đều chú trọng đến cơ sở hạ tầng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của họ lớn cả về vốn và công nghệ. ALPHA EXPRESS không chỉ chú trọng đầu tư trước mắt mà phải đảm bảo phát triển bền vững.
2. Hoàn thiện các dịch vụ phục vụ khách hàng
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm cung cấp cho khách hàng với các phương tiện đáng tin cậy nhất của phân phối, đa dạng hoá các tuỳ chọn dịch vụ để khách hàng có những lựa chọn phù hợp với nhu cầu của họ.
- Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp hơn, để cung cấp các dịch vụ thân thiện, chu đáo, chính xác, và hiệu quả nhằm xây dựng quan hệ đối tác lâu dài với khách hàng.
- Việc phân cấp quản lý, quá trình giao nhận hợp lý với chất lượng dịch vụ cao, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
- Lắng nghe những ý kiến quý báu của khách hàng để hoàn thiện hơn những dịch vụ chưa hoàn thiện và phát huy tốt hơn những dịch vụ hoàn hảo.
3. Áp dụng chính sách cước phí linh hoạt
Trong kinh doanh cần giữ vững chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn hoá các tác nghiệp. Đây là khâu then chốt quyết định cho sự thành bại của công ty. Một dịch vụ tốt không những phải có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà còn phải có mức giá cước hợp lý, linh hoạt.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động rất lớn đến các ngành kinh tế VN. Trong đó xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả. Do sức mua trên các thị trường giảm làm sản lượng hàng hoá và giá cả đều bị giảm. Trong giai đoạn hiện nay khi mà các DN xuất khẩu mới chỉ tham gia hội nhập thị trường thế giới trong một thời gian ngắn nên cả về kinh nghiệm và tiềm năng tài chính còn rất hạn chế. Việc khách hàng thông báo giảm đơn hàng 30 – 40%; đồng thời đề nghị giảm giá hàng từ 10 – 30% như giai đoạn hiện nay đã khiến nhiều DN không thể trụ vững được nếu thiếu đi sự hỗ trợ của Nhà nước.
4. Tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực
Trong công việc cần nâng cao nghiệp trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, tạo tính tự tin, quyết đoán, xử lý công việc một cách độc lập và hiệu quả.
Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc trong công việc cho mỗi nhân viên. Đây là yếu tố rất quan trọng nó quyết định đến chất lượng công việc và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Đối với mỗi nhân viên đặc biệt là nhân viên nghiệp vụ cần phải nắm vững giờ bay, lịch trình của các hãng hàng không đồng thời phải báo chính xác giá cho khách
hàng để vừa tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc làm hàng vừa tránh được những sai sót trong lập vận đơn cũng như địa chỉ giao hàng.
Phòng hàng không cần lập ra bộ phận Marketing chuyên trách để tách riêng công việc nghiệp vụ với công tác khai thác thị trường, vừa tránh cho một người phải làm quá nhiều việc vừa phát huy được khả năng của từng người đối với lĩnh vực mà họ có khả năng nhất.
Giao nhận là một lĩnh vực hoạt động rất phức tạp và liên quan đến rất nhiều vấn đề như: Luật pháp, hải quan, tài chính…cho nên dù là một sai sót rất nhỏ cũng gây tốn rất nhiều công sức mà kết quả đạt được không như mong đợi của khách hàng. Do vậy, ngoài hiểu biết về lĩnh vực giao nhận, vận tải hàng hoá còn đòi hỏi các cán bộ làm công tác giao nhận phải am hiểu một cách rộng rãi, giỏi ngoại ngữ, thông thạo các tục lệ nhiều nước. Để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên và tăng cường trách nhiệm của nhân viên hơn nữa đối với hàng hoá, công ty có thể áp dụng các biện pháp sau :
- Tạo điều kiện cho các nhân viên của công ty được tham gia các khoá học ngoại ngữ, vi tính, luật pháp và đặc biệt là khoá học về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
- Qua các hiệp hội mà công ty làm thành viên (Toll Priority DPEX Worldwide ) và các đối tác liên doanh nước ngoài để cử cán bộ được đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm .
Trên thực tế, các phòng ban trong Công ty cũng đã được trang bị hệ thống máy vi tính, máy fax, điện thoại…tuy nhiên các máy này thường đã cũ và hay gặp trục trặc. Vì vậy, để đạt được kết quả cao trong kinh doanh, Công ty phải trang bị một mạng vi tính hiện đại trong phạm vi toàn Công ty, điều này sẽ giúp giữa các bộ phận phòng ban, các chi nhánh phối hợp hoạt động nhịp nhàng hiệu quả hơn.
Đối với các cán bộ thường xuyên phải hoạt động bên ngoài, ngoài việc trang bị máy điện thoại di động thì máy tính xách tay cũng rất cần thiết, đảm bảo cho các cán bộ của công ty hoàn thành công việc tốt hơn đặc biệt là trong trường hợp có sai sót nhầm lẫn đối với chứng từ.
Để nâng cao vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm cho mỗi cán bộ nhân viên, ALPHA EXPRESS nên đặt các tài liệu chuyên nghành có liên quan như: Tạp chí VOSA, Tạp chí Hải quan, pháp luật, ... luôn cập nhật được những thông tin mới về
thị trường XNK của Việt nam cũng như thế giới, thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng như những chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước.
KẾT LUẬN
Hoạt động giao nhận vận tải bằng đường hàng không là lĩnh vực tuy không còn là mới và có nhiều tiềm năng ở nước ta. Hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không cũng chỉ phát triển khi Ngoại thương phát triển. Để khai thác tốt lĩnh vực mới mẻ này, các công ty giao nhận (Forwarder) nói chung và Công ty TNHH Vận tải và Giao nhận nhanh Alpha Việt Nam nói riêng cần nỗ lực hơn nữa trong việc khai thác tư vấn cho khách hàng những lợi ích của vận tải hàng không đối với những mặt hàng có giá trị cao, mặt hàng tươi sống, hàng nguy hiểm, ... để không những khai thác tốt vận tải hàng không ở nước ta mà còn tạo điều kiện cho hoạt động Ngoại thương trong nước phát triển hơn nữa. Vì ngoại thương luôn là lĩnh vực kinh tế được đưa lên hàng đầu trong xu thế hội nhập, là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia nhất là đối với nước ta hiện nay khi nền kinh tế còn nhập siêu thì việc đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho việc đẩy nhanh tiến trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đặc biệt trong bối cảnh đất nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Nhiều các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải bằng đường hàng không sẽ đầu tư vào Việt Nam, các hãng hàng không nước ngoài sẽ lập đường bay từ Việt Nam, đây cũng chính là cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải trong nước mà ALPHA EXPRESS không phải là một ngoại lệ.
Chúng ta hy vọng và tin tưởng rằng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt động Ngoại thương trong đó có vận
tải và giao nhận hàng không sẽ ngày càng phát triển, đất nước ta ngày càng hùng mạnh trong thiên niên kỷ mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Hồng Đàm (2003), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản giao thông vận tải.
2. Dương Hữu Hạnh (1999), Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, Nhà xuất bản tài chính.
3. PGS-TS Đinh Ngọc Viện (2002), Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế, Nhà xuất bản giao thông vận tải.
4. The Air Cargo Tariff Rules 2006