Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
ERS 0.974 0.960 0.996 0.989 0.981 0.994 0.995 0.998
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
ERS 0.997 0.996 0.995 0.985 0.984 0.984 0.976 1.000
Nguồn: tính tốn của tác giả
Nguồn: tính tốn của tác giả
Hình 4.4: Đồ thị thể hiện chỉ số tỷ giá cố định của Việt Nam từ 1997 – 2012
18,000,000,000 16,000,000,000 14,000,000,000 12,000,000,000 10,000,000,000
FII vào FDI ra FDI vào 8,000,000,000 6,000,000,000 4,000,000,000 2,000,000,000 0 -2,000,000,000
4.2.3. Chỉ số hội nhập tài chính (KAOPEN)
Đơn vị: USD
Nguồn: Tổng cục thống kê: FDI vào 1997 - 2012: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?
tabid=392&idmid=3&ItemID=13100
FDI ra: niên giám thống kê 2010 và http://www.gso.gov.vn/default.aspx?
tabid=392&idmid=3&ItemID=13093
FII vào: NHTG http://data.worldbank.org/indicator/BX.PEF.TOTL.CD.WD
Hình 4.5: Đồ thị thể hiện luồng vốn FDI vào và ra, FII vào của Việt Nam từ năm 1997 – 2012
1997 1998
Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, ba năm đầu 1988 - 1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta. Nhưng từ năm 1991 đến năm 1997 đã diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, với 2,230 dự án và vốn đăng ký 16.244 tỷ USD, vốn thực hiện 12.98 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3.115 tỷ USD, gấp 9.5 lần năm 1991.
Tuy nhiên, từ năm 1998 đến năm 2004, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nên trong số 3,968 dự án mới, phần lớn có quy mơ nhỏ, vốn đăng ký năm 1998 chỉ là 5.099 tỷ USD, năm 2000 là 2.838 tỷ USD, năm 2004 là 4.547 tỷ USD. Trong khi đó, vốn thực hiện trong giai đoạn này là 17.66 tỷ USD, chỉ tăng 36% so với giai đoạn 1991-1997.
Nhưng năm 2005 lại mở đầu làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam, với vốn đăng ký 6.839 tỷ USD và vốn thực hiện 3.3 tỷ USD. Từ năm 2006 tới nay, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI. Con số giải ngân cũng khá tích cực.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính chung, từ năm 1988 đến năm 2011, tổng vốn đăng ký còn hiệu lực của 13,496 dự án FDI là 195.9 tỷ USD, vốn thực hiện là 88.2 tỷ USD, chiếm 43.2% vốn đăng ký.
Hiện trạng cán cân vãng lai của Việt Nam chủ yếu bao gồm cán cân thương mại hàng hóa và cán cân chuyển khoản, còn dịch vụ thu nhập tương đối nhỏ. Chuyển khoản giảm mạnh trong năm 2008, một phần là do khủng hoảng tài chính tồn cầu, nên kiều hối giảm xuống, và thối vốn đầu tư của cá nhân. Cán cân thu nhập bao gồm chuyển lợi
nhuận từ hoạt động đầu tư nước ngồi ở Việt Nam thơng thường luôn ở trạng thái thâm hụt.
Đối với các giao dịch vãng lai, kể từ sau năm 2004, sau khi Việt Nam tuyên bố tự do hóa các giao dịch vãng lai theo cam kết với IMF, tính chuyển đổi trong nước của VND đã được cải thiện đáng kể. Các tổ chức, cá nhân có nguồn thu ngoại tệ từ các giao dịch vãng lai có thể bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để mua ngoại tệ. Tuy nhiên, VND vẫn chưa tham gia được vào các giao dịch thanh toán quốc tế mà mới chỉ được sử dụng ở một số khu vực biên giới. Đối với các giao dịch vốn, tính chuyển đổi của VND cịn khá hạn chế do cịn tồn tại các quy định kiểm sốt đối với các giao dịch vốn.
Thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam trước đây thường là thặng dư, chủ yếu là do dịng đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đổ vào khá lớn, FDI đạt mức đỉnh là 11.5 tỷ đôla Mỹ vào năm 2008. Do sự sụt giảm chung trong đầu tư của thế giới, FDI trong năm 2009 chỉ còn lại 10 tỷ USD, sang năm 2010 và 2011 luồng vốn FDI bằng nhau 11 tỷ USD.
Nợ ngắn hạn hay dòng vốn ngắn hạn vào Việt Nam, dưới hình thức đầu tư gián tiếp cũng có xu hướng dương (mặc dù biến động khá mạnh). Tuy nhiên, sự tin tưởng vào thị trường Việt Nam cũng bị suy giảm mạnh trong năm 2008 và dòng vốn đầu tư gián tiếp giảm mạnh.
Từ góc độ dài hạn hơn, tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam chỉ thực sự bền vững nếu có đủ năng lực trả nợ nước ngồi bằng thặng dư thương mại trong tương lai. Mất cân đối cơ cấu cần được giải quyết để đảm bảo rằng cán cân thanh tốn khơng trở nên báo động. Trước hết
là cần đối mặt với các bất cập mang tính cơ cấu gắn với thâm hụt thương mại.
Chỉ số hội nhập tài chính (KAOPEN)
Tác giả sử dụng phương pháp của Hutchison, Sengupta và Singh (2010) để tính tốn chỉ số KAOPEN tại Việt Nam nhằm mục đích đơn giản hóa cách thức tính so với phương pháp của ACI (2008b), cũng như thể hiện rõ luồng vốn FDI, FII ra và vào trong nền kinh tế. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu về FII đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, đồng thời, do đặc thù luồng vốn FII ra của Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với luồng vốn FDI và FII vào nên tác giả chỉ sử dụng số liệu FDI ra, vào và FII vào để tính chỉ số KAOPEN. Chỉ số FDI vào và ra được tác giả lấy từ nguồn niên giám Tổng cục thống kê. Chỉ số FII được tác giả lấy từ nguồn NHTG.
Chỉ số hội nhập tài chính được đo lường bằng tổng luồng vốn FDI vào và ra cộng với FII vào trên GDP. Tuy nhiên, điểm quan trọng cần lưu ý đối với phương pháp này là chỉ số KAOPEN không dao động từ 0 đến 1 như phương pháp của ACI (2008b).