Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển tài chính bằng chứng ở các nước đang phát triển luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 40)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

3.2.1. Mẫu nghiên cứu

Luận văn sử dụng dữ liệu bảng của 29 nước đang phát triển trên thế giới trong khoảng thời gian từ 2000-2011. Danh sách cụ thể các nước được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.3: Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu

STT Tên nước STT Tên nước

1 Angola 16 Jordan 2 Burundi 17 Kenya 3 Bangladesh 18 Cambodia 4 Belize 19 Lesotho 5 Bolivia 20 Morocco 6 Brazil 21 Mali 7 Colombia 22 Mongolia

8 Dominican Republic 23 Mozambique 9 Ecuador 24 Malawi 10 Ghana 25 Nigeria 11 Grenada 26 Nicaragua 12 Guatemala 27 Pakistan 13 Honduras 28 Philippines 14 Indonesia 29 Vietnam 15 Jamaica

3.2.2.Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy như: World Bank, UNCTAD. Cụ thể như sau:

Bảng 3.4: Nguồn thu thập dữ liệu nghiên cứu

Biến Tên biến Cách tính Nguồn thu thập

dữ liệu LL Nợ có tính thanh khoản % so với GDP Financial Development and structure database PCR Tín dụng tư nhân

cấp bởi tiền gửi ngân hàng % so với GDP Financial Development and structure database PCF Tổng dòng vốn tư nhân

% so với GDP World Bank ‘s World Developmet

Indicators

FDI Đầu tư trực tiếp

nước ngoài

% so với GDP World Bank ‘s World Developmet

IX Độ mở thương mại % tổng xuất nhập khẩu so với GDP World Bank ‘s World Developmet Indicators, UNCTAD GDPpcg Tốc độ tăng trường GDP/ đầu người

% thay đổi trong GDP/đầu người hàng năm World Bank ‘s World Developmet Indicators, UNCTAD

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Để hồi quy các mơ hình ở phần 3.1, tơi sẽ sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng. Phương pháp này gồm có các phương pháp khác nhau: phương pháp Pooled OLS, phương pháp tác động cố định, phương pháp tác động ngẫu nhiên, và phương pháp GLS.

Phương pháp pooled OLS (phương pháp mà tất cả các hệ số đều không đổi theo không gian và theo thời gian): phương pháp này thể hiện kết quả theo

giả định rằng khơng có sự khác biệt giữa ma trận dữ liệu của các đơn vị chéo.

Phương pháp fixed effects (FEM): dựa trên giả định rằng mỗi đơn vị chéo đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, phương pháp tác động cố định sẽ phân tích mối tương quan giữa sai số của mỗi đơn vị chéo với các biến giải thích qua đó kiểm sốt và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng rịng của biến giải thích lên biến phụ thuộc. Để thực hiện điều đó, phương pháp tác động cố định sẽ cho tung độ gốc thay đổi theo từng đơn vị nhưng vẫn giả định rằng tung độ gốc của một đơn vị khơng đổi theo thời gian. Ta có thể viết mơ hình cho phương pháp tác động cố định như sau:

yit = β1i + β2xit + uit

Phương pháp random effects (REM): trong phương pháp này, hằng số β1i

hơn là cố định. Nó được xem như là một hàm theo β1: β1i = β1 + εi, trong đó εi là sai số ngẫu nhiên.

Ta có thể viết mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên như sau: yit = α + βxit + wit trong đó wit = εi + uit

Với εi là thành phần sai số theo không gian, hay theo các đơn vị chéo, νit là thành phần sai số theo không gian và chuỗi thời gian kết hợp.

Xit vẫn là ma trận 1xk vecto của các biến giải thích, nhưng khơng giống phương pháp tác động cố định, biến giả để xác định sự khác biệt giữa các đơn vị chéo không được sử dụng ở đây mà được phản ánh trong sai số εi.

Phương pháp FGLS: Khi sử dụng dữ liệu bảng, nếu như mơ hình có một

trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên, kết quả hồi quy đưa ra sẽ bị chệch, không đáng tin cậy. Trong trường hợp đó, phương pháp FGLS (feasible generalized least square) được sử dụng để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Phương pháp FGLS sẽ ước tính mơ hình theo phương pháp OLS (ngay cả trong trường hợp có sự tồn tại của hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi). Các sai số được rút ra từ mơ hình sẽ được dùng để ước tính ma trận phương sai - hiệp phương sai của sai số. Cuối cùng, sử dụng ma trận này để chuyển đổi các biến ban đầu và ước tính giá trị các tham số cần tìm trong trong mơ hình.

Các kiểm định thực hiện:

- Kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian (BP):

Giả thuyết Ho1: phương pháp Pooled OLS là phù hợp.

Nếu p-value < mức ý nghĩa đã chọn, có thể bác bỏ giả thuyết Ho1, tức là có thể chọn phương pháp REM.

- Kiểm định Testparm:

Giả thuyết Ho2: không cần đưa thêm tác động thời gian vào mơ hình FEM

Nếu p-value < mức ý nghĩa đã chọn, có thể bác bỏ giả thuyết Ho2, tức là nên đưa thêm tác động thời gian vào mơ hình.

- Kiểm định Hausman

Giả thuyết Ho3: tác động cá biệt của mỗi đơn vị chéo khơng gian khơng có tương quan với các biến hồi quy khác trong mơ hình.

Nếu p-value < mức ý nghĩa đã chọn, có thể bác bỏ giả thuyết Ho3, mơ hình hồi quy theo REM sẽ cho kết quả bị thiên lệch, vì vậy mơ hình theo FEM được ưa thích hơn.

- Kiểm định Wald: kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình

Giả thuyết Ho4: mơ hình khơng có hiện tượng phương sai thay đổi.

Nếu p-value < mức ý nghĩa đã chọn, có thể bác bỏ giả thuyết Ho5, mơ hình có hiện tượng phương sai thay đổi.

- Kiểm định Lagram – Multiplier (LM): kiểm định hiện tượng tự tương quan của sai số trong mơ hình

Giả thuyết Ho5: Mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan.

Nếu p-value < mức ý nghĩa đã chọn, có thể bác bỏ giả thuyết Ho4, mơ hình có hiện tượng tự tương quan.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển tài chính bằng chứng ở các nước đang phát triển luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w