Thành tựu của công cuộc thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu Đề bài Tìm hiểu về công cuộc đổi mới của Việt Nam và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986 đến nay (Trang 29 - 31)

III. Thành tựu, những hạn chế và bài học lịch sử của công cuộc thời kỳ đổi mới

3.1. Thành tựu của công cuộc thời kỳ đổi mới

3.1.1. Kinh tế

Trong suốt chặng đường 35 năm, Kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng cải thiện to lớn đời sống vật chất của dân ta so với trước khi tiến hành đổi mới.

So với giai đoạn đoạn (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đã tăng gấp đôi, đạt 8.2%/năm vào giai đoạn 1991-1995, đặc biệt vào năm 2020, nhờ vào việc quản lý, điều hành chặt chẽ của Đảng và dân ta, dẫu cho dịch Covid-19 nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm cao nhất khu vực, thế giới(2.91%).

Quy mô kinh tế đạt 268,4 tỷ USD/ năm so với 6.3 tỷ vào năm 1989, đời sống nhân dân được cải thiện với bình quân thu nhập đầu người đạt 2750 USD 1 năm và năm 2020

Tỷ lệ nghèo đói giảm 58% năm 1992 xuống cịn 5.2% năm 2020

Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, giả khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp. Trong 30 năm, Việt Nam thu hút được 310 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngồi, nguồn vốn này đã trực tiếp góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.

Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và song phương và đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác

3.1.2. Chính trị

Nhờ vào việc chuyển sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương, Việt Nam thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược như các tổ chức quốc tế khu vực như ASEAN

(1995), APEC (1998),WTO(2006) đã không chỉ giúp Việt Nam nhận được sự trợ giúp của các nước thành viên mà còn xây dựng vị thế vững chắc trên thế giới nhờ vào những đóng góp của mình. Đến nay đã có hơn 71 quốc gia cơng nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, uy tín của Việt Nam ngày càng được tăng cao khi Việt Nam đã được tín nhiệm bầu và các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc như: Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016, Uỷ ban Di sản Thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013-2017, Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018.

Đặc biệt, vào năm 2020, Việt Nam cùng lúc đảm nhận 3 trọng trách: Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và chủ tịch AIPA

Với những thành công như trên đã khẳng định một điều, mục tiêu con đường xã hội chủ nghĩa của Đảng ta ngày một được vững mạnh.

3.1.3. Văn hóa, giáo dục

Về Giáo dục, quy mơ giáo dục tiếp tục được phát triển, cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn lực. Với 99% tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN sau Singapore) tại năm 2021 chỉ số vươn lên 99.3%, 92.08% tỷ lệ học sinh đi học và hồn thành chương trình tiểu học sau 5 năm và thuộc tốp đầu của khối ASEAN.

Vị thế các trường đại học ngày càng được nâng cao trong bảng xếp hạng Châu Á và thế giới. Vào năm 2022, có 3 trường đại học lọt tốp 1000 trường đại học tốt nhất thế giới theo QS World University Rankings 2023, với Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân

Năng lực y tế được củng cố và phát triển, bên cạnh cơ sở vật chất được cải thiện, kỹ năng của các y bác sĩ cũng ngày một cao khi làm chủ được kỹ thuật công nghệ mang tầm thế giới như ghép chi, tim, gan thận,.. Tiêu biểu nhất vừa rồi là khả năng kiểm sốt dịch Covid-19 của nước ta ln được thế giới vinh danh

Bên cạnh những thành cơng lịch sử kể trên, nước chúng ta vẫn cịn những hạn chế hay những mục tiêu chưa còn đạt được như việc thực hiện kinh tế thị trường đã tạo nên ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội diễn ra ở tốc độ tăng nhanh, tỷ lệ doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp có khả năng hoạt động ở thị trường nước ngồi còn rất thấp so với các nước khác hay việc quản lý bộ máy còn chưa minh bạch và hiệu quả.

Tuy nhiên những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo. Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề bài Tìm hiểu về công cuộc đổi mới của Việt Nam và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986 đến nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)