II. THỰC TRẠNG TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH CÁC KINH ĐÔ
2.6 Trung tâm hoàng thành
*Hoàng thành Thăng Long
Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích được nước ta xây dựng từ thế kỷ thứ VII, dưới triều đại Đinh-Tiền Lê. Từ đó đến nay, trải qua rất nhiều những biến cố của lịch sử, Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới với nhiều giá trị lịch sử văn hóa khác nhau. Một số di tích tiêu biểu được khai quật và gìn giữ tới thời điểm hiện tại có thể kể đến như Kỳ Đài, Đoan Mơn, Điện Kính Thiên
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về q trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngồi, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị tồn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt là Phật giáo và Nho giáo, thuyết phong thủy, mơ hình vương thành phương Đơng, mơ hình kiến trúc qn sự phương Tây (thành
Vauban), để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.
Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh- Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long-Đông Kinh- Hà Nội với các Vương triều Lý-Trần-Lê-Nguyễn) và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các Vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm
*Khu di tích khảo cổ hồng thành
Tồn bộ dấu ấn về diện mạo của Kinh đô Thăng Long đến nay dường như chỉ còn lưu lại trên mặt đất từng đoạn thành của vịng thành ngồi. May mắn thay năm 2002 – 2003, một cuộc khai quật khảo cổ với qui mô lớn ở trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã lộ ra nhiều di tích và di vật phong phú, đa dạng để từ đó cho chúng ta hiệu sự phát triểu liên tục của lịch sử qua các triều đại ở Thăng Long – Hà Nội.
Cuộc khai quật khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu là cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay, được tiến hành từ tháng 12 năm 2002, mục đích chuẩn bị để xây nhà Quốc hội mới. Khu khai quật khảo cổ học này thuộc địa chỉ 18
Hồng Diệu, quận Ba Đình, được Viện khảo cổ học phân tích làm 4 khu, đặt tên là A, B, C, D.
Tại các khu vực này đều đã phát hiện được rất nhiều các loại hình di tích kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm, bắt đầu từ thời Đại La (thế kỉ 7 - 9), qua các thời Đinh -Tiền Lê (thế kỉ 10), thời Lý (1009 - 1225), Trần (1226 - 1400), Hồ (1400 - 1407), Lê sơ (1428 - 1527), Mạc (1527 - 1592), Lê Trung Hưng (1592 - 1789) và Nguyễn (1802 – 1945). Trên thế giới rất hiếm có Thủ đơ một nước mà trong long đất còn bảo tồn được một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử – văn hóa dài lâu và có các tầng văn hóa chồng xếp, nối tiếp nhau một cách khá lien tục như thế. Đây là một đặc điểm nổi bật, góp phần tạo nên giá trị to lớn và tính độc đáo của khu di tích.
KẾT LUẬN
Chuyến khảo sát “Xây dựng chương trình du lịch tìm hiểu các Kinh đơ cổ Việt Nam trong thời gian 5 ngày 4 đêm dành cho đối tượng khách là đoàn giảng viên Đại học Nội Vụ Hà Nội” , không những nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử liên vùng, mà còn được xem là giải pháp cho các địa phương vào mùa du lịch thấp điểm. Bởi tuyến du lịch này có tiềm năng thu hút khách quanh năm.
Qua hơn 2000 nghìn năm dựng nước và giữ nước, ơng cha ta đã xây dựng nên những kinh đô hùng tráng, đặt vị trí quan trọng tại Ninh Bình, Hà Nội và Huế. Dù ngày nay tất cả đều đã trở thành di tích nhưng ý nghĩa về lịch sử, văn hóa dân tộc cùng truyền thống yêu nước vẫn còn hiện hữu rõ nét ở tất cả những kinh thành từ Cổ Loa, Hoa Lư đến Thăng Long hay cố đô Huế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Văn Ninh – Thành cổ Việt Nam – NXB Khoa học – xã hội, 1983;
2. Lã Đăng Bật – Di tích danh thắng Hoa Lư – Ninh Bình, 2007;
3. Nguyễn Đăng Vinh – Hành trình 1000 năm kinh đơ nước Việt – NXB Lao động,2005;
4. Nguyễn Đăng Vinh – Nguyễn Đăng Quang - Kinh đô Việt Nam xưa và nay– NXB Lao động, 2008;
5. Trần Huy Liệu – Lịch sử thủ đô Hà Nội – NXB Hà Nội, 2000. 18. Trần Quốc Vượng – Hà Nội nghìn xưa – NXB Quân đội nhân dân.
PHỤ LỤC
Hình 1: Tuyến đường qua các điểm kinh đơ cổ Việt Nam
Hình 3: Ca Huế trên sơng Hương
Hình 5: Cố đơ Hoa Lư
Hình 7: Thành Cổ Loa