Về hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm nâng cao năng lực khám chữa bệnh và tăng cường hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cai nghiện ma túy tại trung tâm Phú Văn:

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu thực trạng bệnh tật và hiệu quả một số giải pháp chăm sóc y tế cho người cai nghiện ma túy tại các trung tâm chữa bệnh (Trang 27 - 29)

hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cai nghiện ma túy tại trung tâm Phú Văn:

Tỷ lệ học viên tự đánh giá về tình hình sức khỏe của mình tốt hơn sau khi vào TT CNMT tăng lên so với trước can thiệp và so với đối chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, cụ thể: Tỷ lệ học viên đánh giá sức khỏe có tốt hơn một chút tăng từ 26,2% trước can thiệp lên 40% sau can thiệp với p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 42,7%. Tỷ lệ học viên tự đánh giá sức khỏe tốt hơn nhiều tăng từ 8,8% trước can thiệp lên 15,3% sau can thiệp với p<0,05 và cao hơn so với TT không can thiệp (15,3% so với 6,2%) với p<0,05, hiệu quả can thiệp đạt 23,9%. Như vậy có thể nói rằng ngay cảm giác chủ quan của chính đối tượng NMT, cũng cho thấy sức khỏe của học viên NMT tại TT Chữa bệnh Phú Văn đã có sự cải thiện đáng kể sau can thiệp so với trước can thiệp và so với đối chứng.

Về chất lượng DVYT: Có thể nói rằng trong việc tiếp cận CSSK, thì yếu tố chất lượng DVYT có vai trò quan trọng. Sau 3 năm thực hiện các giải pháp can thiệp cho thấy số lượng học viên/1 CBYT sau can thiệp thấp hơn trước can thiệp (28,6% so với 30,5%) và thấp hơn so với đối chứng (28,6% so với 40,5%). Tỷ lệ CBYT được tập huấn về các nội dung nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tăng lên rõ rệt. Các nội dung về CNMT và công tác TT-GDSK trước can thiệp chưa được tập huấn, thì sau can thiệp tỷ lệ CBYT được tập huấn về 2 nội dung này là 93,3% và 91,1%. Nội dung về điều trị bệnh nhân AIDS, tỷ lệ CBYT được tập huấn sau

can thiệp cao hơn so với trước can thiệp (88,9% so với 24,4%) với p<0,001 và cao hơn so với đối chứng (88,9% so với 35,7%) với p< 0,05, hiệu quả can thiệp đạt 236,8%.

Tỷ lệ học viên đánh giá chất lượng DVYT của TT rất tốt, tăng hơn trước can thiệp (10,7% so với 4,1%) với p<0,01, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với đối chứng (10,7% so với 15,0%) với p<0,005. Theo chúng tôi có lẽ do DVYT tại TT GDLĐXH Phú Đức được học viên đánh giá tốt hơn ngay từ trước khi can thiệp (9,4% so với 4,1%). Mức độ hài lòng của học viên CNMT về chất lượng DVYT của TT sau can thiệp cao hơn trước can thiệp và cao hơn đối chứng, cụ thể: Tỷ lệ học viên hài lòng trung bình tăng hơn trước can thiệp (50,3% so với 40,3%) với p<0,05, hiệu quả can thiệp đạt 17,1%. Tỷ lệ học viên rất hài lòng với DVYT của TT cao hơn trước can thiệp (23,7% so với 16,3%) với p<0,05 và cao hơn đối chứng (23,7% so với 6,7%) với p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 25,4%. Như vậy có thể nói rằng sau 3 năm thực hiện các giải pháp can thiệp, chất lượng DVYT và mức độ hài lòng của học viên CNMT được nâng lên so với trước can thiệp và so với đối chứng.

Tỷ lệ học viên được tư vấn thường xuyên mỗi lần ốm tăng hơn trước can thiệp (80,7% so với 21,8%) với p<0,001, và cao hơn so với đối chứng (80,7% so với 18,3%) với p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 264,4%. Tỷ lệ học viên đã làm xét nghiệm HIV tăng hơn trước can thiệp (100% so với 65,2%) với P<0,001 và cao hơn đối chứng (100% so với 52,0%) với P<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 49,0%. Tỷ lệ học viên có nhu cầu dùng thuốc thay thế tăng hơn trước can thiệp (73,7% so với 38,1%) với P<0,001 và cao hơn đối chứng (73,7% so với 40,7%) với P<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 18,0%. Cách xử lý của học viên khi nghi ngờ bị nhiễm HIV có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học viên đến tư vấn tại phòng y tế cao hơn so với trước can thiệp (39,3% so với 24,3%) với P<0,001 và cao hơn so với đối chứng (39,3% so với 9,3%), hiệu quả can thiệp đạt 52,3%. Tương tự, tỷ lệ học viên làm XNTN tăng hơn trước can thiệp (54,3% so với 44,7%) với P<0,05 và cao hơn so với đối chứng (54,3% so với 45,0%) với P<0,05, hiệu quả can thiệp đạt 21,3%.

Các nội dung được tiến hành tập huấn là: Công tác CNMT, công tác điều trị chăm sóc bệnh nhân AIDS, kỹ năng TT-GDSK. Qua 3 năm can thiệp đã cho thấy hiệu quả rõ rệt thông qua ý kiến đánh giá của học viên về khả năng đáp ứng các DVYT của TT. Tỷ lệ học viên đánh giá về khả năng đáp ứng các DVYT của TT mức độ trung bình cao hơn trước can thiệp (74,0% so với 66,2%) với P<0,05 và cao hơn đối chứng (74,0% so với 72,7%) với P>0,05, hiệu quả can thiệp đạt 6,6%. Tỷ lệ học viên đánh giá về khả năng đáp ứng các DVYT của TT mức độ cao, cao hơn trước can thiệp (15,7% so với 12,2%) với P<0,001 và cao hơn đối chứng (15,7% so với 8,3%) với P<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 26,2%.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu thực trạng bệnh tật và hiệu quả một số giải pháp chăm sóc y tế cho người cai nghiện ma túy tại các trung tâm chữa bệnh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w