Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
< 48 giờ 71 75,5
48 - 72 giờ 21 22,4
> 72 giờ 02 2,1
Tổng cộng 94 100
Nhận xét: Thời gian tái lập lưu thơng tiêu hóa trong vịng 48 giờ đầu sau
phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao: 71/94 BN (75,5%).
Thời gian có trung tiện sau mổ trung bình là 40,4 ± 14,4 giờ.
3.5.4. Thời gian nằm viện từ khi mổ đến khi ra viện
Thời gian nằm viện từ khi mổ đến khi ra viện trung bình là 9,27 ± 2,5 ngày, ngắn nhất là 5 ngày, dài nhất là 19 ngày.
3.6. Kết quả tái phát, di căn và thời gian sống thêm sau phẫu thuật điều trị triệt căn UTBMTT
Trong nghiên cứu này có 94 bệnh nhân và cả 94 trường hợp được tái khám và theo dõi đầy đủ sau phẫu thuật.
3.6.1. Điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật
Bảng 3.31. Điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật
Điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Có điều trị 70 74,5
Không điều trị 24 25,5
Tổng cộng 94 100
Nhận xét: Có 70/94 (74,5%) bệnh nhân được tiếp tục điều trị hỗ trợ sau
phẫu thuật bằng hóa chất và hoặc tia xạ.
3.6.2. Thời gian theo dõi của nghiên cứu
Bảng 3.32. Đặc điểm thời gian theo dõi sau phẫu thuật
Tháng theo dõi Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
≤ 12 23 24,5 13 - 24 36 38,3 25 - 36 24 25,5 37 - 48 11 11,7 Tổng cộng 94 100 Trung bình ± độ lệch chuẩn 22,1 ± 11,9
Nhận xét: Thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật là 22,1 ± 11,9
tháng, ngắn nhất là 6 tháng và dài nhất là 48 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân theo dõi được sau mổ > 24 tháng chiếm 35/94 BN (37,2%). Có 11 (11,7%) bệnh nhân theo dõi từ 37 - 48 tháng.
3.6.3. Đặc điểm tái phát - di căn sau phẫu thuật
Có 17/94 BN (18,08%) bị tái phát, di căn. Kết quả phân bố như sau
Bảng 3.33. Kết quả theo dõi tái phát và di căn sau phẫu thuật
Đặc điểm Tổng BN DCVQ (+) (n=28) DCVQ (-) (n=66) Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Không tái phát 77 17 60,7 60 90,9 Tái phát - di căn 17 11 39,3 06 9,1
Tái phát miệng nối 01 0 0 01 1,5
Tái phát tại vùng 01 01 3,6 0 0
Di căn xa 12 07 25 05 7,6
Tái phát và di căn 03 03 10,7 0 0
Nhận xét: Tỷ lệ tái phát tại chỗ - tại vùng ở các bệnh nhân ung thư trực
tràng là 5,3% (05/94 BN). Tỷ lệ di căn xa là 12,76% (12/94 BN). Trong đó, số bệnh nhân vừa tái phát vừa di căn chiếm tỷ lệ 3,2% (03/94 BN).
3.6.4. Thời gian tái phát, di căn xa
Bảng 3.34. Đặc điểm thời gian tái phát, di căn
Tái phát/di căn
Thời gian trung bình (tháng)
Số
BN Trung bình ± Độ lệch chuẩn Ngắn nhất Dài nhất
Tái phát 05 13,3 ± 9,05 06 29
Nhận xét: Có 05 BN (5,3%) tái phát (bao gồm các BN vừa tái phát vừa
di căn) với thời gian tái phát trung bình là 13,3 ± 9,05 tháng; có 12 BN (12,76%) di căn xa với thời gian di căn trung bình là 16,75 ± 10,75 tháng.
3.6.5. Đặc điểm tái phát, di căn theo tình trạng DCVQ
Bảng 3.35. So sánh tỷ lệ tái phát và di căn xa ở nhóm có DCVQ (+) so với nhóm có DCVQ (-) Các yếu tố Số bệnh nhân (n = 94) DCVQ (+) (n = 28) DCVQ (-) (n = 66) p (log-rank) Tái phát Có Không 05 89 04 (14,3) 24 (85,7) 01 (1,5) 65 (98,5) 0,02 Di căn xa Có Khơng 12 82 07 (25) 21 (75) 05 (7,6) 61 (92,4) 0,044
Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ tái phát ở nhóm có DCVQ (+) là
14,3% (04/28 BN), ở nhóm có DCVQ (-) 1,5% (01/66 BN), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,02, log-rank test). Các BN có DCVQ (+) thì nguy cơ tái phát cao hơn BN có DCVQ (-).
Tỷ lệ di căn xa ở nhóm có DCVQ (+) là 25% (07/28 BN), ở nhóm có DCVQ (-) là 7,6% (05/66 BN), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,044, log-rank test). Các BN có DCVQ (+) thì nguy cơ di căn xa cao hơn các BN có DCVQ (-).
Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy tỷ lệ tái phát tại chỗ - tại vùng tích
lũy ở thời điểm 4 năm đối với nhóm có DCVQ (+) là 14,4%, tỷ lệ tái phát tại chỗ - tại vùng đối với nhóm có DCVQ (-) là 5,3% (p = 0,02, log-rank test).
Thời gian theo dõi sau phẫu thuật (tháng)
T ỷ lệ d i că n xa t íc h l ũy DCVQ (+) DCVQ (-)
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ di căn xa sau 4 năm ở nhóm DCVQ (+) (52,4%, n = 28) và DCVQ (-) (13,9%, n = 66) theo phân tích Kaplan - Meier
(p = 0,044, log-rank test). T ỷ lệ t ái p hát tí ch lũ y
Thời gian theo dõi sau phẫu thuật (tháng)
DCVQ (-)
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tái phát tại chỗ sau 4 năm ở nhóm DCVQ (+) (14,4%, n =28) và nhóm DCVQ (-) (5,3%, n = 66) theo phân tích Kaplan - Meier
Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy tỷ lệ di căn xa tích lũy ở thời điểm 4
năm đối với nhóm có DCVQ (+) là 52,4%, tỷ lệ di căn xa đối với nhóm có DCVQ (-) là 13,9% (p = 0,044, log-rank test).
3.6.6. Đặc điểm sống còn
Bảng 3.36. Kết quả sống còn sau phẫu thuật
Đặc điểm Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Còn sống 83 88,3
Đã chết 11 11,7
Tổng 94 100
Nhận xét: Có 11/94 BN đã chết chiếm tỷ lệ 11,7% tại thời điểm kết thúc
nghiên cứu. Tất cả các BN tử vong đều liên quan đến bệnh ung thư tái phát tại vùng hoặc ung thư di căn gan, di căn phổi, di căn phúc mạc hoặc di căn não.
3.6.7. Thời gian sống thêm tồn bộ của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Biểu đồ 3.4. Thời gian sống thêm toàn bộ của các bệnh nhân trong nghiên cứu.
Thời gian theo dõi sau phẫu thuật (tháng)
Số ng th êm to àn b ộ tích lũ y
Nhận xét: Thời gian sống thêm tồn bộ dự đốn trung bình là 42,2 ± 1,5
tháng (39,1 - 45,3), với khoảng tin cậy 95%.
Sống thêm dự đoán tại thời điểm 12 tháng là 97,6%, 24 tháng là 87,9%, 36 tháng 78,2% và 48 tháng là 78,2%.
3.6.8. Thời gian sống thêm khơng bệnh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Nhận xét: Thời gian sống thêm khơng bệnh dự đốn trung bình 39,01 ±
1,9 tháng (35,2 - 42,7), với khoảng tin cậy 95%.
Sống khơng bệnh dự đốn tại thời điểm 12 tháng là 88,1%, 24 tháng là 84,9%, 36 tháng 72,4% và 48 tháng là 65,2%.
Biểu đồ 3.5. Thời gian sống thêm không bệnh của các bệnh nhân trong nghiên cứu.
Số ng th êm kh ơn g bệ nh tí ch lũ y
3.6.9. Thời gian sống thêm tồn bộ theo từng nhóm diện cắt vịng quanh
Nhóm DCVQ (+)
- Thời gian sống thêm tồn bộ trung bình sau mổ 35,8 ± 3,2 tháng (29,5 - 42,2) với khoảng tin cậy 95%.
- Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau mổ 12 tháng 96,4%, sau 24 tháng 72,2%, sau 36 tháng 55%, sau 48 tháng là 55%.
Nhóm DCVQ (-)
- Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình sau mổ 46,5 ± 1,3 tháng (42,8 - 48,2) với khoảng tin cậy 95%.
- Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau mổ 12 tháng 98,4%, sau 24 tháng 96,1%, sau 48 tháng là 91%.
Khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,003, log-rank test).
Biểu đồ 3.6. Thời gian sống thêm tồn bộ sau 4 năm ở nhóm DCVQ (+) (55%, n = 28) và DCVQ (-) (91%, n = 66) theo phân tích Kaplan - Meier
(p = 0,003, log-rank test).
Thời gian theo dõi sau phẫu thuật (tháng)
Số ng th êm to àn b ộ t ích lũ y
3.6.10. Thời gian sống thêm khơng bệnh theo từng nhóm DCVQ
Nhóm DCVQ (+)
- Thời gian sống thêm không bệnh trung bình sau mổ 31,5 ± 3,5 tháng (24,6 - 38,5) với khoảng tin cậy 95%.
- Tỷ lệ sống thêm không bệnh sau mổ 12 tháng 71,3%, sau 24 tháng 71,3%, sau 36 tháng 58,3%, sau 48 tháng là 38,9%.
Nhóm DCVQ (-)
- Thời gian sống thêm khơng bệnh trung bình sau mổ 43,1 ± 1,8 tháng (39,4 - 46,7) với khoảng tin cậy 95%.
- Tỷ lệ sống thêm không bệnh sau mổ 12 tháng 96,5%, sau 24 tháng 91,9%, sau 36 tháng 81,1%, sau 48 tháng là 81,1%.
Khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,002, log-rank test).
Biểu đồ 3.7. Thời gian sống thêm không bệnh sau 4 năm ở nhóm DCVQ (+) (38,9%, n = 28) và DCVQ (-) (81,1%, n = 66) theo phân tích Kaplan -
Meier (p = 0,002, log-rank test).
Thời gian theo dõi sau phẫu thuật (tháng)
Số ng th êm kh ơn g bệ nh tí ch
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm về tuổi và giới của dân số nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm về tuổi
Tuổi là một yếu tố nguy cơ của ung thư trực tràng. Tần suất của bệnh gia tăng sau 50 tuổi. Hiện nay, bệnh ung thư trực tràng có xu hướng gia tăng ở người trẻ dưới 40 tuổi và có khuynh hướng ngày càng tăng lên ở tất cả các độ tuổi. Qua nghiên cứu 94 bệnh nhân ung thư trực tràng được điều trị phẫu thuật nội soi, chúng tơi ghi nhận tuổi trung bình của bệnh nhân là 61,09 ± 10,57 (24 - 83), nhóm tuổi từ 60 - 69 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất 41,5%, độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 3,2% (Bảng 3.1).
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trong nước khác như nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bắc, các bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 62 tuổi [3]. Nhóm nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Huế trong luận án tiến sỹ của Mai Đình Điểu, nghiên cứu trong 146 bệnh nhân ung thư trực tràng, ghi nhận tuổi trung bình 59 tuổi, dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 9,6% và bệnh nhân nhỏ tuổi nhất chỉ mới 14 tuổi [7]. Nghiên cứu của Trương Vĩnh Quý trên 52 bệnh nhân ung thư trực tràng, ghi nhận tuổi trung bình là 62,7 ± 12,8, dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 5,8% [28]. Nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn trên 56 bệnh nhân ung thư trực tràng, tuổi trung bình là 60,4 ± 9,3 [37].
Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngồi có độ tuổi tương đương với nghiên cứu này. Theo Patel và cs (2020), hồi cứu trên 58.374 bệnh nhân UTTT được phẫu thuật ở Hoa Kỳ có độ tuổi trung bình là 61,6 ± 12,8 [133]. Nghiên cứu của Dural A.C. và cộng sự (2015) trên 266 bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu thuật nội soi, tuổi trung bình là 58,9 ± 14,1 [62]. Nghiên cứu
của Asoglu O. và cộng sự trên 513 BN ung thư trực tràng, tuổi trung bình là 57,84 ± 13,9 [45].
4.1.2. Đặc điểm về giới
Nghiên cứu bao gồm 45 bệnh nhân nam và 49 bệnh nhân nữ, chiếm tỷ lệ lần lượt là 47,9% và 52,1%, tỷ lệ nam/nữ = 0,9. Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ mắc bệnh ung thư trực tràng giữa hai giới. Theo nghiên cứu của tác giả Võ Tấn Long (1999), tỷ lệ nam/nữ là 1,3 [22]. Nghiên cứu của Mai Đình Điểu (2014) trên 146 BN, tỷ lệ nam/nữ là 1,08 [7]. Nghiên cứu của Trương Vĩnh Quý (2018) trên 52 BN ung thư trực tràng, ghi nhận tỷ lệ nam/nữ là 1,17 [28]. Nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn (2020) trên 56 BN ung thư trực tràng, tỷ lệ nam/nữ là 1,15 [37]. Nghiên cứu của Asoglu O. và cộng sự (2013) trên 513 BN ung thư trực tràng, nam giới chiếm tỷ lệ 57,3%, nữ giới chiếm tỷ lệ 42,7%, tỷ lệ nam/nữ là 1,34 [45]. Nghiên cứu của Pasch J. A. và cs (2019), tỷ lệ nam/nữ là 1,54 [132]. Như vậy, yếu tố về giới trong nghiên cứu này cũng tương đồng với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước.
4.2. Một số đặc điểm bệnh lý ung thư biểu mô trực tràng 4.2.1. Vị trí khối u 4.2.1. Vị trí khối u
Vị trí khối u so với rìa hậu mơn là một tiêu chí quan trọng trong chỉ định phương pháp phẫu thuật đối với UTTT. Thăm trực tràng kết hợp nội soi đại trực tràng ở tất cả các bệnh nhân nhằm phát hiện những khối ung thư ở những vị trí khác nhau, đo khoảng cách từ rìa hậu mơn đến bờ dưới khối u là cách thơng dụng và hiệu quả nhất trong đánh giá tình trạng bệnh lý ban đầu.
Kết quả từ Bảng 3.3 ghi nhận UTTT nằm ở vị trí 1/3 dưới trực tràng là 48/94 (51,1%) trường hợp, 1/3 giữa trực tràng là 33/94 (35,1%), 1/3 trên trực tràng là 13/94 (13,8%). Qua đó cho thấy, đa số u nằm ở vị trí trực tràng giữa và dưới (86,2%).
Theo Mai Đình Điểu, ung thư trực tràng trên chiếm tỷ lệ là 43,8%, ung thư trực tràng giữa là 40,4% và ung thư trực tràng thấp là 15,8% [7]. Theo tác giả Trần Anh Cường, nghiên cứu trên 116 BN ung thư trực tràng, UTTT 1/3 trên và giữa chiếm tỷ lệ 78,4%, ung thư trực tràng 1/3 dưới chiếm 21,6% [6]. Theo Leroy J. và cộng sự, ung thư trực tràng cao chiếm tỷ lệ cao nhất (41,8%), tiếp theo là ung thư trực tràng giữa (35,8%) và ung thư trực tràng thấp (22,5%) [111]. Nghiên cứu của Van de Pas M.H. và cộng sự trên 1044 BN, tác giả ghi nhận ung thư trực tràng 1/3 trên chiếm tỷ lệ 32,4%, 1/3 giữa chiếm tỷ lệ 39,1%, 1/3 dưới chiếm 28,5% [152]. Vị trí khối u so với nghiên cứu của một số tác giả được trình bày qua Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Vị trí khối u theo nghiên cứu của các tác giả
Tác giả Năm BN 1/3 trên
(%) 1/3 giữa (%) 1/3 dưới (%) Leroy [111] 2004 102 41,8 35,7 22,5 Van de Pas [152] 2013 1044 32,4 39,1 28,5 Đỗ Trọng Khanh [19] 2007 43 37,2 44,2 18,6 Mai Đình Điểu [7] 2014 64 43,8 40,4 15,8 Trần Anh Cường [6] 2017 116 42,2 36,2 21,6 Chúng tôi 2021 94 13,8 35,1 51,1 4.2.2. Kích thước khối u
Kích thước của khối u cũng liên quan đến tỷ lệ tái phát tại chỗ, nếu kích thước khối u > 4cm thì tỷ lệ này cao. Liên quan đến kích thước khối u tác giả Wu Z.Y, nghiên cứu 56 bệnh nhân và so sánh trên hai nhóm với kích thước > 5cm và ≤ 5cm; tỷ lệ tái phát tại chỗ trong nhóm bệnh nhân có khối u ≤ 5cm là 10,6%, trong khi đó nhóm có kích thước >5cm thì tỷ lệ này 16,7% trong 3 năm theo dõi [161]. Đồng thời, cũng có liên quan đến làm gia tăng tỷ lệ DCVQ (+) cũng như là việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật.
Kích thước khối u trong nghiên cứu ghi nhận từ Bảng 3.4 trung bình là 4,5 ± 1,7cm. Khối u có đường kính nhỏ nhất là 1,4 cm, lớn nhất là 9 cm. U có kích thước > 5 cm chiếm tỷ lệ 23,4%.
Bảng 4.2. Kích thước khối u theo nghiên cứu của một số tác giả
Tác giả Năm Kích thước u
> 5 cm (%)
Wu Z.Y. [161] 2007 38,9
Wang C. [155] 2009 50,0
Al-Sukhni [42] 2016 32,7
Liu Q. [114] 2018 30,8
Lê Huy Hòa [13] 2000 49,1
Đỗ Trọng Khanh [19] 2007 18,6
Chúng tôi 2021 23,4
4.2.3. Chụp cắt lớp vi tính trong đánh giá mức độ xâm lấn xuyên thành trực tràng và di căn hạch
Chụp cắt lớp vi tính là một phương tiện hình ảnh học giúp các bác sĩ lâm sàng đánh giá được tình trạng của khối u như: kích thước, vị trí khối u so với rìa hậu mơn, xâm lấn thành trực tràng; di căn hạch và di căn xa. Trong điều kiện cơ sở chưa có trang thiết bị hiện đại, thì chúng tơi sử dụng chụp CLVT đa dãy đầu thu với kỹ thuật tái tạo đa mặt phẳng có thể đánh giá độ xâm lấn của khối u.
Chụp CLVT khơng có khả năng mơ tả rõ các lớp giải phẫu thành trực tràng, nên mức độ chính xác của CLVT trong đánh giá sự xâm lấn của khối u với các lớp của thành trực tràng thay đổi từ 25% đến 80%. Theo tác giả Phạm Thái Hạ (2019), trong nghiên cứu giá trị của CLVT trong chẩn đoán giai đoạn UTTT, tác giả cho thấy giá trị chụp CLVT đa dãy trong chẩn đoán mức độ xâm lấn (T1, T2, T3 và T4) thấy độ nhạy dao động từ 20,0% đến 95,8%. Độ đặc hiệu
dao động từ 80,0% đến 100,0%. Độ chính xác dao động từ 88,1% đến 97,4%. Đánh giá giá trị chụp CLVT đa dãy trong chẩn đoán di căn hạch của UTTT thấy độ nhạy dao động từ 48,7% đến 100,0%. Độ đặc hiệu dao động từ 67,5% đến 94,7%. Độ chính xác dao động từ 63,5% đến 76,2% [10].
Kết quả từ Bảng 3.5 cho thấy có 19/94 BN (20,2%) u ở giai đoạn T1, T2. 64/94 BN (68,1%) u ở giai đoạn T3. 08/94 BN (8,5%) u ở giai đoạn T4a. Từ Bảng 3.6, Bảng 3.7 ghi nhận tỷ lệ phát hiện hạch di căn trên CLVT là 37,2% (35/94). Đối chiếu giai đoạn di căn hạch của ung thư biểu mô trực tràng qua chụp CLVT đa dãy với giải phẫu bệnh thấy tỷ lệ phù hợp chẩn đốn của CLVT ở giai đoạn khơng di căn hạch là 76,8%, di căn hạch là 71,4%. Hệ số Kappa là