Đặc điểm lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn Angle có cắn sâu bằng hệ thống máng chỉnh nha trong suốt (Trang 69 - 74)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm lâm sàng và Xquang của khớp cắn sâu trước điều trị

3.1.1. Đặc điểm lâm sàng

3.1.1.1. Phân bố tuổi trung bình bắt đầu điều trị:

Bảng 3.1. Phân bố tuổi trung bình bắt đầu điều trị

Nhóm n GTTB (Tuổi) GTNN (Tuổi) GTLN (Tuổi) p Nhóm 1 30 24,63±12,25 11,00 51,00 0,006 Nhóm 2 30 17,67±4,47 12,00 32,00 Tổng 60 21,15±9,80 11,00 51,00 Nhận xét:

Tuổi nhỏ nhất bắt đầu điều trị là 11 tuổi, tuổi lớn nhất là 51 tuổi, tuổi trung bình bắt đầu điều trị là 21,15 tuổi.

Tuổi trung bình bắt đầu điều trị ở nhóm điều trị bằng máng chỉnh nha trong suốt là 24,63 tuổi, nhóm điều trị bằng mắc cài là 17,67. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p=0,006 <0,05 (kiểm định T- test).

3.1.1.2. Phân bố tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi

Nhận xét:

Khơng có sự liên quan giữa nhóm tuổi đến nhóm điều trị bằng hình thức nào với p=0,121>0,05. 40% 60% 50% 60% 40% 50% NHÓM 1 NHÓM 2 TỔNG 2 NHÓM <18 tuổi >=18 tuổi

3.1.1.3. Phân bố giới

Biểu đồ 3.2. Phân bố giới

Nhận xét:

Giới nữ điều trị trung bình là 61,7%, giới nam điều trị trung bình là 38,3%.

Khơng có sự liên quan giữa giới đến nhóm điều trị bằng hình thức nào với p=0,106>0,05. Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng 2 nhóm 30% 46.7% 38.3% 70% 53.3% 61.7% Nam Nữ

3.1.1.4. Thời gian điều trị

Biểu đồ 3.3. Thời gian điều trị trung bình của nhóm nghiên cứu

Nhận xét:

Thời gian điều trị trung bình của bệnh nhân khớp cắn sâu là 24,12 tháng.

3.1.1.5. Đặc điểm khi khám lâm sàng trước điều trị

Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị

STT Biến n GTTB ± SD (mm) GTNN (mm) GTLN (mm) 1 Chiều cao tầng mặt

dưới trên lâm sàng 60 71,38±5,92 59,00 82,00 2 Độ cắn trùm trên

lâm sàng (mm) 60 4,27±1,07 2,5 8,0

3 Độ cắn chìa trên

lâm sàng (mm) 60 5,56 ± 1,9 1,5 10,5

Nhận xét:

Chiều cao tầng mặt dưới trung bình khi khám lâm sàng là 71,38mm với độ dao động từ 59,00 đến 82,00mm, độ cắn trùm trung bình là 4,27mm với độ dao động từ 2,50 đến 8,0, độ cắn chìa là 5,56mm với độ dao động từ 1,5 đến 10,50.

20,77 27,47 24,12 0 5 10 15 20 25 30 NHÓM 1 NHÓM 2 CHUNG

3.1.1.6. Đường giữa trên lâm sàng trước điều trị

Bảng 3.3. Độ lệch đường giữa trước điều trị

Biến Đƣờng giữa trên lâm sàng n

Mức độ

0

(<1/4 độ rộng răng cửa dưới)

1

(1/4 -1/2 độ rộng răng cửa dưới)

2

(>1/2 độ rộng răng cửa dưới)

Số lượng 23 32 5 60

% 38,3 53,4 8,3 100

Nhận xét:

Đường giữa trước điều trị lệch trong khoảng từ 1/4 -1/2 độ rộng răng cửa dưới chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 53,4%, sau đó đến lệch <1/4 độ rộng răng cửa dưới chiếm tỉ lệ 38,3%, và nhỏ nhất là độ lệch >1/2 độ rộng răng cửa dưới chiếm 8,3%.

3.1.1.7. Tương quan răng 6 và răng 3 trước điều trị

Bảng 3.4. Tương quan răng 6 và răng 3 trước điều trị

Biến n Phân loại tƣơng quan theo Angle Loại I Loại II Loại III

Tương quan răng 6 phải 60 20 33,3%

37 61,7%

3 5% Tương quan răng 6 trái 60 17

28,3%

39 65,0%

4 6,7% Tương quan răng 3 phải 60 7

11,7%

50 83,3%

3 5,0% Tương quan răng 3 trái 60 2

3,3% 56 93,4% 2 3,3% Trung bình 19,17% 75,83% 5% Nhận xét:

Ở những bệnh nhân có khớp cắn sâu, lệch lạc khớp cắn theo Angle có cả 3 phân loại: I, II và III trong đó tương quan loại II có tỉ lệ cao nhất là 75,83% sau đó đến loại I là 19,17% và loại III theo Angle chiếm tỉ lệ thấp nhất là 5,0%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn Angle có cắn sâu bằng hệ thống máng chỉnh nha trong suốt (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)