- Thần đã nghe phán dạy, nhưng mẹ thần đang bệnh nặng, nhân buổi khánh tiết không thể đến phụng hầu, thần rất lấy làm buồn Huống nữa mấy bữa nay mẹ thần ăn ngủ khơng ngon, hình sắc
GƯƠNG CẦN KIỆM CỦA MỘT HOÀNG THÁI HẬU
HẬU
Bà Từ Dũ là một Hoàng Thái Hậu, mẹ vua Tự Đức, một bâc hiền phụ ở nước ta vào cuối thế kỷ XIX.
Bà tên thật là Phạm Thị Hằng, trưởng nữ của công thần Phạm Đăng Hưng, Người gốc Gị Cơng ( Tiền Giang).
Từ thuở nhỏ bà đã nổi tiếng thơng minh, hiền đức, tính tình hiếu thuận. Năm 14 tuổi bà đã được Thuận Thiên Cao, hoàng hậu(vợ thứ vua Gia Long) tuyển vào hầu hạ Miên Tông tại Tiềm Đế. Năm 1841 Miên Tông lên ngôi, niên hiệu Thiệu Trị, bà được phong làm Cung Tân, hai năm sau phong Thành Phi, sáu năm tiếp theo, bà thành Giai Phi, rồi nhất Giai Phi. Vào cuối đời, vua Thiệu Trị muốn phong và làm Hồng Hậu nhưng chưa thực hiện được ý định thì vua băng.
Bà được Thiệu trị sùng ái, được con là vua Tự Đức hết lịng phụng kính, cuộc sống vật chất nơi vương triều đạt đến tuyệt đỉnh. Nhưng bà vốn giữ được nếp sống rất giản dị...
Khi vào ở tại cung Gia Thọ( nay là Diên Thọ) người ta đã sắm sửa cho bà theo mức giàu sang tột bực, bà chối từ:
- Đồ phụng dưỡng cho bổn thân này đều là của thiên hạ cung nạp, mình đã khơng làm đặng sự chi lợi ích cho nhà nước thì thơi, cớ sao giám vọng phi? Và bà nhất quyết chỉ dùng những đồ dùng cũ có từ trước.
Một hơm nhân đến cung Gia Thọ thỉnh an mẹ, vua Tự Đức thấy trong cung nhiều vật dụng quá cũ kỹ, nhà vua rất động lịng: cái quạt tre bơng phất giấy hơi rách, cái thổ với cơm rạn nứt một đường dài, vua truyền quan hầu đổi
những thứ mới, và khốt tay khơng cho. Vua lại cầm cái dây đựng kính đeo mắt lên xem, thân đáy đã mềm nhũn, nhiều chỗ đã sứt chỉ, tuy đã may lại rất khéo nhưng không giấu được sự nghèo nàn tội nghiệp. Vua lại đề nghị xin quan cho đổi cái khác, Bà bảo:
- Kiếng thuỷ tinh ấy đeo vào chỉ mát con mắt trong chốc lát thôi chớ cũng chẳng hiệu nghiệm chi hơn. Nếu đổi cái dây mới thì lâu rồi cũng sẽ cũ như rứa. Chi bằng để nó mà dùng có tiện hơn khơng !
Nhân chuyện này, người xưa đã có bài từ rằng:
Bà Thái tỷ kiệm cần trị nội Vài nhỏ to dùng mãi không thôi, Giúp Cơ Xương Châu nghiệp vun bồi Nhơn kiệt dưới thiếp hầu đền đội. Lịnh Từ Dũ đây kia không đổi
Đức hạnh kia phưởng phất như đôi. Bền vững Nguyễn triều gốc cội Ninh lương hội hiệp chúa tôi.
Hằng ngày cung nhân nhâng đền sáp thắp trong cung Gia Thọ, bà thường dạy cắt bớt đi. Mỗi ngày dành một ít, đến khi được số nhiều bà sai người đem vào dự trữ lại tại kho nhà nước. Phần sáp nhiễu ra bà góp quét lại để dành đủ đúc lại thành cây dùng cho mình giảm bớt một phần của kho
Bà bảo quan hầu rằng:
- Ta thuở nhỏ, gia đình tuy khơng dư dã nhưng cũng đủ ăn. Vậy mà các thứ dầu nước không đủ thắp cho trọn đêm; huống nay ngửa nhờ ơn trời đất, tổ tơng được giàu có trong bốn bể, một sợi tơ, một hạt lúa đều là dầu mỡ của dân, nếu xài phí tầm bậy thời đã khơng ích chi mà cịn có cái nên tiếc lắm. Lâu nay tấn nạp cho ta những đồ châu báu và gấm, nhiều sô, tơ... ta đều giao cho quan kho tất cả. Vì bổn tính ta khơng thích sự hào nhống, h hoè. Sách có chữ : xa xỉ ấy triệu nghèo, kiệm cần là nguồn phước, con cháu phải nhớ lấy!
Vua Tự Đức mức sống kiệm cần. Cái đức ấy một phần nhờ sự dưỡng dục vun đắp của bà Từ Dũ.
( Theo Liệt truyện và truyện Từ Dũ Hoàng Thái Hậu của Nguyễn Liên Phong, S8-1913)
hết: - 18 -, xem tiếp: - 19 -
Nguyễn Đắc Xuân
Chuyện các bà trong cung Nguyễn
- 19 -