Các cơng trình nghiên cứu về rối loạn lipid máu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở NGƯỜI CAO TUỔI (Trang 54 - 60)

1.5.1 Các tác giả nước ngoài

Năm 2000, Yamwong nghiên cứu tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người cao tuổi ở các vùng nông thôn của Thái Lan. Tác giả lấy mẫu ngẫu nhiên 203 tình nguyện viên ≥ 60 tuổi tại 3 huyện của tỷnh Samut Songkhram và Ratchaburi, trong đó có 80 nam và 123 nữ trong độ tuổi từ 60 - 87. Nồng độ lipid máu trung bình của cholesterol, LDL-C, HDL-C và triglyceride lần lượt là 261,74 ± 47,58, 180,35 ± 45,06, 43,72 ± 12,06 và 188,38 ± 103,84 mg/dL. Nữ giới có chỉ số khối cơ thể (BMI), mức cholesterol và LDL-C cao hơn đáng kể so với nam giới. 70% người cao tuổi có cholesterol ≥ 240 mg/dL và LDL-C ≥ 160 mg/dL. 25% có HDL-C ≤ 35 mg/dL. Do đó, tỷ lệ rối loạn lipid máu rất cao ở người cao tuổi nông thôn Thái Lan [65].

Năm 2005, Choowong Pongchaivakul và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người trưởng thành vùng nông thôn Thái Lan. Nghiên cứu được thực hiện ở tỷnh Khon Kaen, với cỡ mẫu 325 người (136 nam, 189 nữ) có độ tuổi từ 20 - 8 (độ tuổi trung bình là 53,8 ± 17,6). Tỷ lệ tăng cholesterol (> 200 mg/dL), tăng triglycerid (> 150 mg/dL), tăng LDL-C (> 130 mg/dL)

và HDL-C thấp (< 40 mg/dL) tương ứng là 31, 40, 20 và 14%. Phụ nữ có tỷ lệ tăng cholesterol và LDL-C cao gấp 2 đến 3,5 lần so với nam giới, trong khi tỷ lệ tăng triglyceride là tương đương. Tỷ lệ rối loạn lipid máu tăng khi tuổi cao và BMI tăng, tuy nhiên, rối loạn lipid máu cũng được tìm thấy ở người trẻ tuổi. Nghiên cứu này đã chứng minh tỷ lệ rối loạn lipid máu cao ở người trưởng thành vùng nông thôn Thái Lan, do đó việc sàng lọc lipid máu ban đầu nên được xem xét cho mọi lứa tuổi [53].

1.5.2 Các tác giả trong nước

Năm 2006, Nguyễn Chí Đức khảo sát tình hình rối loạn lipid máu ở cán bộ sĩ quan cao cấp quân đoàn K. Tác giả nghiên cứu 154 nam sĩ quan cao cấp tuổi từ 40 - 58. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ RLLM là 87,7% và có ít nhất 1 thành phần bị rối loạn; trong đó đối tượng bị kết hợp hai, ba và bốn thành phần lipid cùng rối loạn có tỷ lệ lần lượt là 18,2%, 36,4% và 3,9%; tỷ lệ rối loạn duy nhất 1 thành phần là 29,2%; kết hợp triglyceride cao với cholesterol tồn phần cao có tỷ lệ cao nhất là 42,8%. Tỷ lệ triglycerid cao (≥ 2,3 mmol/L) là 63,6%; tỷ lệ cholesterol toàn phần cao (≥ 5,2 mmol/L) là 61%; tăng tỷ số LDL-C/HDL-C (≥ 2,23) là 53,3%; tăng cholesterol toàn phần/HDL-C (≥ 4,45) là 53,2%; LDL-C cao (≥ 3,2 mmol/L) là 42,5%; HDL- C thấp (< 0,9 mmol/L) là 11%. HDL-C và tỷ số TC/HDL-C và LDL-C/HDL- C có liên quan với chỉ số khối cơ thể BMI và vòng bụng (p < 0,05) [4].

Tác giả Lê Xuân Trường khảo sát mối liên hệ rối loạn lipid huyết với một số yếu tố nguy cơ tim mạch trên 527 đối tượng, được thực hiện tại Bệnh viện 87 - Quân chủng Hải quân, từ tháng 9/2011 đến tháng 01/2012. Đối tượng nghiên cứu có tuổi từ 20 đến 84 gồm 321 nam (chiếm 60,9%), 206 nữ (chiếm 39,1%). Tỷ lệ tăng vịng bụng ở nhóm nghiên cứu là 27,83%. Tỷ lệ rối loạn lipid huyết là 66,6%. Tăng cholesterol toàn phần chiếm tỷ lệ cao nhất là 54,08%; tiếp đến là tăng triglycerid (40,61%); tăng LDL-C (30,02%) và giảm

HDL-C (12,14%). Các yếu tố nguy cơ tim mạch gồm rối loạn lipid huyết có tỷ lệ cao nhất 66,60%, tiếp theo là đái tháo đường (30,74%); tăng huyết áp (26,56%); béo phì (17,26%) và hút thuốc lá (16,31%) (chỉ gặp ở nam giới). Tỷ lệ rối loạn lipid huyết ở các đối tượng hút thuốc lá và đái tháo đường cao hơn các đối tượng không hút thốc lá và không bị đái tháo đường (xấp xỉ 10%) (p < 0,05) [24].

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi ở Bệnh viện Thống Nhất được tác giả Trương Văn Trị đăng Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh năm 2012. Nghiên cứu thực hiện trên 412 bệnh nhân (271 bệnh nhân nam và 140 bệnh nhân nữ) ở độ tuổi ≥ 60 có RLLM và được chia thành 2 nhóm: 223 bệnh nhân từ 60 - 69 tuổi và 189 bệnh nhân ≥ 70 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng cholesterol toàn phần chiếm tỷ lệ 66,26%, tăng triglycerid chiếm tỷ lệ 58,88%, tăng LDL-C chiếm tỷ lệ 56,48% và giảm HDL-C chiếm tỷ lệ 33,09%. Nồng độ trung bình TG ở nhóm 60 - 69 tuổi cao hơn nhóm ≥ 70 tuổi (2,43 ± 1,57 so với 2,16 ± 1,16 mmol/l) và nồng độ trung bình HDL-C ở nhóm 60 - 69 tuổi thấp hơn nhóm ≥ 70 tuổi (1,16 ± 0,33 so với 1,25 ± 0,36 mmol/l) với p < 0,05. Tỷ lệ rối loạn chung của 4 thành phần lipid máu giữa hai nhóm tuổi (60 - 69) và ≥ 70 là tương đương nhau (p > 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân tăng cholesterol toàn phần và tăng TG mức cao ở nhóm tuổi 60 - 69 cao hơn nhóm tuổi ≥ 70 (p < 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân tăng cholesterol toàn phần mức cao ở nữ cao hơn nam và tỷ lệ bệnh nhân HDL-C thấp ở nam cao hơn nữ (p < 0,05). Do đó, tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi có RLLM khá cao. Có sự khác biệt về tỷ lệ rối loạn theo mức độ của cholesterol toàn phần, TG và HDL-C giữa 2 nhóm tuổi 60 - 69 và nhóm tuổi ≥ 70; nhưng khơng có sự khác biệt về tỷ lệ rối loạn chung của 4 thành phần lipid máu giữa 2 nhóm tuổi trên [23].

Bên cạnh đó, năm 2012, tác giả Trương Văn Trị cũng đã nghiên cứu kiểm soát lipid máu ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất. Nghiên cứu được thực hiện trên 412 bệnh nhân (272 nam, 140 nữ) từ 60 tuổi trở lên có RLLM. Đối tượng nghiên cứu được xét nghiệm lipid máu ít nhất 4 lần: trước điều trị, sau điều trị 1 tháng, 6 tháng và 1 năm và được dùng thuốc statin và/hoặc fibrate với liều chuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ cholesterol, triglyceride và LDL-C giảm sau điều trị 1 tháng, 6 tháng và 1 năm so với ban đầu (p < 0,05), nồng độ HDL-C tăng chỉ sau điều trị 6 tháng, 1 năm so với ban đầu (p < 0,05); kiểm soát lipid máu các mức tốt, khá, trung bình sau 1 tháng điều trị là 54,4%, 19,4%, 2,2%; sau 6 tháng điều trị lần lượt là 58,9%, 10,7%, 2,4%; sau 1 năm điều trị lần lượt là 49,8%, 8,5%, 0,5%; và chưa đạt mục tiêu kiểm soát lipid máu sau 1 tháng là 24,0%; sau 6 tháng là 27,9% và sau 1 năm là 41,3%; tỷ lệ kiểm soát lipid máu đạt mục tiêu ở nhóm tuổi 60 - 69 và nhóm tuổi ≥ 70 khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm trên (p > 0,05). Do đó tác giả kết luận rằng điều trị tích cực RLLM sẽ làm tăng tỷ lệ bệnh nhân đạt lipid máu mục tiêu, góp phần hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch.

Năm 2012 - 2013, Nguyễn Thị Hồng Thủy nghiên cứu rối loạn lipid máu và kết quả điều trị bằng Rosuvastatin ở người cao tuổi tại phòng khám Bệnh viện đa khoa tỷnh Phú Yên. Nghiên cứu được thực hiện trên 350 người. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm 66,6% trong đó nữ cao hơn nam (72% so với 56,8%) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,005. Tỷ lệ bệnh nhân tăng cholesterol toàn phần chiếm 54,5%, TG chiếm 59,5%, LDL‐C chiếm 27,4%, HDL‐C giảm chiếm 29,7%. Sau 1 tháng điều trị cholesterol toàn phần từ 84,5% giảm xuống còn 5,5%, triglycerid từ 50,5% giảm xuống còn 16,5%, LDL‐C từ 62,5% giảm xuống còn 5,5%, riêng HDL‐ C không tăng đáng kể. Tỷ lệ rối loạn các chỉ số cholesterol toàn phần,

triglyceride, LDL‐C đều cải thiện rõ sau điều trị và có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Nồng độ trung bình các chỉ số lipid máu sau điều trị đều cải thiện đáng kể so với trước điều trị như cholesterol toàn phần là 5,98 ± 0,99 mmol/L giảm xuống còn 3,96 ± 0,94 mmol/L, triglyceride là 2,61 ± 1,14mmol/L giảm xuống còn 1,67 ± 0,66 mmol/L, LDL‐C là 3,57 ± 0,91mmol/L giảm xuống còn 1,81 ± 0,81mmol/L, non HDL-C là 4,43 ± 1,03 mmol/L giảm xuống còn 2,59 ± 0,93 mmol/L, với p < 0,01 chỉ có HDL‐C là chưa biến đổi có ý nghĩa thống kê. Tác dụng phụ được ghi nhận chủ yếu là táo bón, đau yếu cơ, phát ban và nổi mề đay mức độ nhẹ, tăng creatinin, AST, ALT và CK là không đáng kể [22].

Năm 2014, tác giả Vũ Thị Minh Phương, Nguyễn Đức Công thực hiện nghiên cứu Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu bằng statin, fibrate đơn độc hoặc kết hợp tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Thống Nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả chung đạt mục tiêu điều trị theo khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam như sau LDL-C là 57,4%; LDL-C + TG là 42 %; LDL-C + HDL-C + TG là 37,8%; Non-HDL-C là 55,4%. Đạt chỉ số LDL-C/HDL-C < 3,5 là 96,4%. Tỷ lệ đạt mục tiêu ở nhóm tuổi < 60 cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tuổi ≥ 60. Tỷ lệ kiểm soát LDL-C và Non-HDL- C đạt mục tiêu theo mức nguy cơ: nguy cơ thấp LDL-C là 97,7%, Non-HDL- C là 94,2%; nguy cơ trung bình LDL-C là 88,7%, Non-HDL-C là 83%; nguy cơ cao trung bình LDL-C là 56%, Non-HDL-C là 54%; nguy cơ cao LDL-C là 23,1%, Non-HDL-C là 23,1%. Tăng men gan gấp 3 lần ngưỡng trên của trị số bình thường như sau: statin là 1,2%; phối hợp 2 thuốc là 1,9%. Tiêu cơ là 0%. Đau cơ là 1%. Chán ăn mệt mỏi là 1 - 3,2% [18].

Một nghiên cứu về đặc điểm rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan ở người từ 35 tuổi trở lên tại tỷnh Cà Mau năm 2015 được thực hiện trên 650 người. Kết quả nghiêu cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu là 69,4%. Tỷ lệ

tăng triglycerid là 35,7%; tăng cholesterol là 41,2%; tăng LDL-C là 14,3%; giảm HDL-C là 16%. Tỷ lệ có rối loạn các chỉ số lần lượt là: Cả bốn chỉ số 0,3%; ba chỉ số là 6,6%; hai chỉ số là 23,7%; một chỉ số là 38,8%. Các yếu tố nguy cơ của rối loạn lipid máu là huyết áp, đái tháo đường, chỉ số khối cơ thể và vịng hơng [8].

Tác giả Lê Thị Kim Chi cũng đã nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bình Chánh từ tháng 01/2017 đến 05/2017. Nghiên cứu được thực hiện trên 350 bệnh nhân với tuổi từ 20 tới 84 tuổi (213 nam chiếm tỷ lệ 60,86%, 137 nữ chiếm tỷ lệ 39,14%. Tỷ lệ rối loạn lipid máu là 66,57%. Kiểu rối loạn lipid máu phối hợp giữa tăng cholesterol toàn phần và tăng LDL-C chiếm tỷ lệ cao nhất (13,43%), tiếp đến là rối loạn đơn độc 1 thành phần tăng cholesterol toàn phần (11,71%), tăng TG (12%). Khơng có kiểu giảm HDL-C đơn độc và các kiểu phối hợp tăng TG và giảm HDL-C; tăng TG - tăng LDL-C; tăng LDL-C - giảm HDL-C; tăng TG - tăng LDL-C - giảm HDL-C. Nam tăng TG nhiều hơn nữ (14,55% so với 7,30%), nữ tăng cholesterol toàn phần nhiều hơn nam (17,52% và 7,98%) có ý nghĩa thống kê. Do đó, tỷ lệ rối loạn lipid máu lên đến 66,57% trên các bệnh nhân đến khám bệnh. Trong đó, tăng TG thường gặp ở nam, tăng cholesterol toàn phần thường gặp ở nữ hơn, rối loạn lipid dạng phối hợp thường gặp là kiểu tăng cholesterol toàn phần và tăng LDL-C [2].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở NGƯỜI CAO TUỔI (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)