Để khắc phục các thất bại của thị trường, chính phủ - bàn tay hữu hình cần can thiệp vào nền kinh tế để khắc phục các thất bại đó ( đã chứng minh phần trên). Vậy chính phủ nên can thiệp như thế nào để đảm bảo cho thị trường hoạt động bình thường và đạt được những mục tiêu mong muốn về mặt xã hội ? Chính phủ có một loạt các cơng cụ như thuế, trợ cấp, điều chỉnh, kiểm sốt. Vậy chính phủ sử dụng các cơng cụ đó như thế nào để xử lý các thất bại thị trường và để đạt được sự công bằng về thu nhập.
4.1 Xử lý các ngoại ứng.
Chính phủ có thể xử lý các ngoại ứng theo các cách sau: thương lượng, thuế, trợ cấp và điều chỉnh. Đây cũng chính là các cơng cụ để chính phủ xử lý các loại thất bại khác của thị trường.
Thương lượng:
Hay được gọi là "giải pháp Coarse" do nhà kinh tế R.Coarse đưa ra. Theo giải pháp này, sự thương lượng tự nguyện giữa các bên liên quan có thể dẫn đến giải pháp hữu hiệu nhất. Vai trị của chính phủ ở đây là xác định các quyền sở hữu tài sản để thị trường tồn tại đối với tất cả các hàng hố và chi phí cho thương lượng thấp. Đánh thuế và trợ cấp
Để tối đa hóa phúc lợi xã hội, chính phủ có thể tìm cách loại bỏ tất cả chênh lệch giữa lợi ích xã hội cận biên và chi phí xã hội cận biên bằng thế và trợ cấp. Nhĩa là chính phủ nên áp đặt thuế lên những hành vi mà đối với nó lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích xã hội, là những hành vi tạo ra chi phí xã hội.
Điều chỉnh
Ngồi các cơng cụ kinh tế, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp hành chính để điều chỉnh số lượng hàng hố được sản xuất hoặc thậm chí quy định “có sản xuất hay khơng” đối với những hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định. Trong khi rõ ràng là không thể cấm tất cả các hành vi gây ơ nhiễm thì một điều có thể là cấm những sản phẩm như DDT và việc sử dụng thuỷ ngân trong sơn và thuốc trừ sâu, điểm ô nhiễm tối ưu đối với những sản phẩm này là gần bằng không. Các tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi. Các tiêu chuẩn chung nhất là các tiêu chuẩn của yếu tố đầu vào ví dụ như các yêu cầu đối với các nhiên liệu được phép sử dụng, các tiêu chuẩn về chất thải như các tiêu chuẩn về khí thải ơ tơ, các tiêu chuẩn thuộc về môi trường xung quanh hay tổng số lượng chất gây ơ nhiễm mà mơi trường có thể chứa đựng. 4.2 Cung cấp hàng hóa cơng cộng.
Chính phủ có thể khắc phục thất bại thị trường bằng việc cung cấp hàng hóa cơng cộng. Chính phủ sản xuất hàng hóa cơng cộng sẽ có lợi thế hơn tư nhân vì chính phủ có thể án định giá phải trả cho hàng hóa cơng cộng. Để xác định số lượng hàng hóa cơng cộng cần sản xuất khi có vấn đề kẻ ăn khơng có thể sử dụng cách bỏ phiếu dể giải quyết phân bổ ngân sách. Nguyên tắc bỏ phiếu là theo đa số, tuy nhiên ngun tắc này đơi khi khơng hiệu qur vì nó coi sở thích của mỗi cơng nhân có tầm nhìn quan trọng như nhau.
Ngồi ra, chính phủ có thể trực tiếp cung cấp hàng hóa cơng cộng thơng qua các doanh nghiệp sở hữu nhà nước hoặc chính phủ khuyến khích sự cung cấp hàng hóa cơng cộng của khu vực tư nhân. Cả hai sự lựa đều buộc chính phủ tìm ra các nguồn lực để tiến hành.
4.3 Khắc phục sự khơng hồn hảo của thị trường.
Sự khơng hồn hảo của thị trường tồn tại một cách khách quan ngoài ý muốn của con người. Kết quả của sự khơng hồn hảo là giá cao và sản lượng thấp cũng như phần mất không đối với xã hội như chúng ta đã nghiên cứu trong chương cơ cấu thị trường. Do đó mục tiêu của chính sách chính phủ liên quan đến cạnh tranh khơng hồn hảo chủ yếu liên quan đến việc điều tiết giá, sản lượng và lợi nhuận của độc quyền.
Chính phủ có một loạt các cơng cụ để thực hiện các mục tiêu này bao gồm thuế lợi tức, sự áp đặt kiểm soát giá, điều tiết độc quyền, luật chống độc quyền và sự tham gia trực tiếp của chính phủ vào thị trường. Các kết hợp của những công cụ này thường là thành phần của chính sách cạnh tranh của chính phủ.
4.4 Đảm bảo phân phối thu nhập cơng bằng.
Chính phủ đảm bảo phân phối thu nhập công bằng thông qua một số công cụ. Các công cụ chủ yếu là thuế, trợ cấp, điều chỉnh giá cả và đầu tư vào con người. Thuế và trợ cấp là những phương tiện trực tiếp nhất để tác động vào phân phối lại thu nhập. Việc kiểm sốt giá cả cũng có tác động phân phối lại, nhưng tác động này phụ thuộc vào hàng hoá và dịch vụ mà giá cả của chúng được kiểm soát. Đầu tư vào con người khơng giống như các phương thức trên nó có tác động dài hạn. Thuế đóng một vai trị phân phối lại quan trọng. Chính phủ sử dụng thuế để tài trợ cho việc chi tiêu cho người nghèo. Thí dụ, chính phủ phát triển các dịch vụ trong các vùng hay khu vực mà người nghèo sinh sống. Miễn thuế đối với các hàng hoá và dịch vụ mà người nghèo tiêu dùng là một cách khác để giảm sự bất cơng bằng trong phân phối thu nhập.
Trợ cấp có thể tác động đến phân phối thu nhập vì cho phép một vài hàng hoá, dịch vụ được cung cấp thấp hơn giá cả thị trường để ngay cả những nhóm người nghèo hơn của dân số có thể mua chúng. Ví dụ như trợ cấp về giá đối với các hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm cũng như các dịch vụ y tế cơ bản được sử dụng chủ yếu bởi người nghèo. Các khoản trợ cấp cũng có thể ở dạng hiện vật ví dụ như tem phiếu lương thực hay phần bổ sung thực phẩm cho người nghèo.
Chính phủ có thể điều tiết giá cả của các yếu tố sản xuất, ví dụ thơng qua tiền lương tối thiểu, sự kiểm sốt tiền thuê nhà, quy định trần lãi suất.
Đầu tư cho nguồn nhân lực luôn là giải pháp quan trọng và lâu dài để khắc phục sự mất công bằng về thu nhập. Đầu tư vào nguồn nhân lực là việc tạo cho người lao
động các kỹ năng lao động để họ có thể sử dụng được các cơ hội làm việc theo đòi hỏi của thị trường, đây chính là việc giúp cho họ “cần câu cá” thay vì cho họ “cá”.