BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU 4.1 NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu ĐTM DA khu du lịch sinh thái cát bà (Trang 25 - 28)

4.1. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

Các tác động của dự án đến môi trường vật lí xuất phát từ việc thải các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép vào môi trường và các sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án. Do vậy để giảm thiểu các tác động của dự án đến môi trường xung quanh cần phải khống chế ô nhiễm từ các nguồn thải và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố làm ô nhiễm môi trường. Việc khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải của dự án được tiến hành bằng cách kết hợp 3 biện pháp sau đây:

+ Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố,

+ Biện pháp quản lý và giám sát môi trường.

Các biện pháp quản lý và kỹ thuật có tính khả thi nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tới mức có thể các tác động xấu tới môi trường do việc thực hiện dự án gây nên.

4.2. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠNCHUẨN BỊ CỦA DỰ ÁN. CHUẨN BỊ CỦA DỰ ÁN.

Trong giai đoạn chuẩn bị đối với môi trường nước chịu tác động chính từ các hoạt động do nước thải sinh hoạt của công nhân san lấp mặt bằng, nước rửa trôi bề mặt, các biện pháp giảm thiểu:

+. Bố trí các mương hở thoát lũ đồng thời xây dựng tường chắn và bờ kè khu vực vách núi và ngoài biển đề phòng hiện tượng lũ quét vào mùa mưa.

+. Bố trí quy hoạch cấp, thoát nước một cách hợp lý.

+. Nước thải sinh hoạt không được xả trực tiếp xuống các thủy vực xung quanh. +. Xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải sinh hoạt tập trung.

+. Xây dựng công trình vệ sinh tự hoại hợp vệ sinh cho công nhân.

4.3. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNGNƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG

- Không xả nước thải trực tiếp xuống các thuỷ vực xung quanh khu vực dự án, không gây ô nhiễm nước kênh mương, nước suối do thải nước thải xây dựng.

- Lựa chọn thời điểm thi công xây dựng chính phù hợp để hạn chế lượng chất bẩn sinh ra do nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công xuống các kênh mương thuỷ lợi và suối trong khu vực.

- Ngăn chặn dòng nước chảy tràn có thể tạo chất lắng để giảm tối đa dòng bùn đất khi thâm nhập vào các dòng chảy bằng các biện pháp :

+ Ngăn dòng nước chảy tràn vào khu vực thi công bằng cách hướng chúng đến những vị trí đã được gia cố để lắng đọng trầm tích trước khi nhập vào dòng nước tự nhiên.

+ Tạo tấm chắn bùn tạm thời

- Dầu mỡ và dầu mỡ thải sẽ được đặt xa các nguồn nước ở khoảng cách trên 100m và tại vị trí sao cho chúng không thể thâm nhập trực tiếp xuống dòng nước khi có nước mưa chảy tràn.

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công, bố trí máy móc thiết bị, biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, chống sét ...

- Lập hàng rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm, vật liệu dễ cháy nổ...

4.4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠN HOẠTĐỘNG ĐỘNG

4.4.1. Giảm thiểu tác động xấu do nước mưa chảy tràn.

Nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án được bố trí chảy vào hệ thống thoát nước riêng theo nguyên tắc tự chảy. Nước mưa sẽ được thu gom từ bề mặt vào tuyến mương vào hồ theo hướng gần nhất bằng các miệng xả. Hệ thống đường cống thu nước gồm các tuyến đường sát chân núi được bố trí rãnh hở thu nước từ trên núi và hệ thống cống thu nước mặt được bố trí kết hợp trên vỉa hè và giữa lòng đường

Nước mưa chảy tràn trên đường đi và sân chủ yếu chứa hàm lượng các chất lơ lửng, để giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn tiến hành các biện pháp sau:

- Đường, sân thường xuyên được quét dọn.

- Nước mưa chảy tràn phải được qua hệ thông hố ga, lắng đọng trước khi xả vào hệ thống tiếp nhận.

- Thiết kế các công trình và trang thiết bị xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

- Quan trắc môi trường định kỳ.

4.4.2. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải.

Nước thải sinh hoạt của cán bộ, nhân viên làm việc tại Khu dịch vụ du lịch quốc tế sinh thái Cát Bà được xử lý bằng bể Bastaf kết hợp bãi lọc ngầm trồng cây ngấm vào đất. Bể xử lý nước thải sinh hoạt Bastaf là công trình đồng thời làm hai chức năng như: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng ở trong bể dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải sau khi qua bể lắng 1 sẽ tiếp tục qua bể lọc sinh học rồi qua bể lắng 2 và bể lắng 3 trước khi được dẫn ra bãi lọc ngầm trông cây để xử lý tiếp.

Hình 1: CẤU TẠO CỦA BỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BASTAF

4.5. PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lưu trữ và sử dụng các loại hoá chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Công nhân vận hành trạm xử lý nước thải được hướng dẫn các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với các loại hoá chất.

- Khi làm việc với hoá chất, công nhân phải mang các dụng cụ an toàn cá nhân như khẩu trang, kính, găng tay...

- Các dụng cụ sơ cấp cứu như dụng cụ rửa mắt... luôn được đặt tại vị trí tiếp xúc với hoá chất cao.

- Tuân thủ các yêu cầu và các thông số kỹ thuật thiết kế.

- Thực hiện tốt việc quan trắc hệ thống xử lý : thiết lập chương trình quan trắc thích hợp cho trạm xử lý nước thải, thực hiện tốt chương trình quan trắc, có kế hoạch xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố đối với trạm xử lý nước thải.

CHƯƠNG V

Một phần của tài liệu ĐTM DA khu du lịch sinh thái cát bà (Trang 25 - 28)