.3 Mơ hình chợ mua bán nợ xấu theo VAMC

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tây Quảng Ninh. (Trang 44 - 61)

Như hình ảnh trên có thể thấy mục đích của chợ là để hình thành một nơi mà các TCTD biết để đến và mua bán các khoản nợ xấu. Trong đó vai trị của bên trung gian và tư vấn rất quan trọng là cầu nối và giúp bên bán bên mua gặp nhau, thảo luận và đi đến ký kết hợp đồng cuối cùng. Mặc dù theo lý thuyết thì chợ mua bán nợ xấu mang ý nghĩa tích cực nhưng để cụ thể hóa trên thực tế cực kỳ khó khăn do hành lang pháp lý hiện chưa được cụ thể hóa. Vì vậy, địi hỏi cần có hành lang pháp lý an tồn để chợ dễ đi vào thực tế.

Tóm lại, Những phân tích trên của bản thân em được nhìn nhận dựa trên thực

tiễn thi hành và quy định pháp luật hiện hành. Mặc dù chưa đánh giá được chi tiết những điểm đạt được cũng như khó khăn gặp phải nhưng em đã đánh giá những vấn đề tương đối đặc trưng về xử lý nợ xấu của TCTD. Đòi hỏi tất cả các Bộ, ban, ngành, TCTD cũng như tổ chức mua bán nợ có giải pháp để hạn chế tình trạng nợ xấu tăng lên cao.

Trong bối cảnh đó, nhằm tiếp tục cơng tác xử lý nợ xấu tại các TCTD thì cần có những giải pháp thiết thực trước khi nợ chuyển hóa thành nợ xấu. Có thể là ngay từ khâu thẩm định hồ sơ của khách hàng cần xem xét khách hàng có dấu hiệu trở thành nợ xấu hay không thông qua hồ sơ về lịch sử vay và nhiều yếu tố khác. Điều này đối với TCTD khơng phải dễ vì có nhiều khách hàng cố tính che dấu để vay vốn nhưng tỷ lệ đó khơng phải q lớn và TCTD có thể đào tạo chặt chẽ nhân viên để kiểm sốt được. Ngồi giai đoạn cho vay thì đến giai đoạn đã cho khách hàng vay thì TCTD cũng cần chặt chẽ theo

dõi dịng tiền khách hàng vay sử dụng đúng mục đích vay khơng. Nếu khơng đúng thì cần có biện pháp ngay với những khách hàng đó để tránh khoản nợ chuyển biến xấu đi. Đồng thời, để giảm thiểu nợ xấu phát sinh, ngồi sự chủ động của chính các TCTD, cơ quan quản lí cần tiến hành cơng tác thanh tra qua đó có thể cảnh báo hoặc xử lý các vấn đề phát sinh, tránh tình trạng ảnh hưởng đến sự ổn định, an ninh của hệ thống TCTD. Ngoài ra, mỗi TCTD sẽ có tổ chức riêng địi hỏi có mơ hình giải quyết nợ xấu riêng phù hợp với tổ chức của TCTD. Có thể mơ hình quản lý nợ xấu tập trung sẽ chiếm nhiều ưu điểm hơn mơ hình quản lý phân tán nhưng cần căn cứ vào từng TCTD để lựa chọn được mơ hình phù hợp áp dụng thì sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn là chạy theo xu hướng.

Cùng với việc triển khai các biện pháp trên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các TCTD bán, phát mại TSBĐ của khoản nợ, bản nợ theo cơ chế thị trường tích cực áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD Nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp trên, nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD tiếp tục được xử lý, kiểm sốt và duy trì ở mức đưới 3%.

2.3.3 Ngun nhân

Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng được coi là bộ khung của quản lý rủi ro tín dụng. Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng chuẩn và phù hợp sẽ có tác động trực tiếp tới hiệu quả quản lý rủi ro. Chính sách tín dụng đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho TCTD sử dụng tối ưu nguồn vốn của mình để cho vay, thu hút lượng khách hàng lớn hơn, đảm bảo khả năng sinh lời trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, an toàn trong kinh doanh và là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng. Các TCTD muốn quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả đều phải xây dựng chính sách tín dụng cụ thể và thích hợp với điều kiện thực tiễn của ngân hàng mình. Hiện nay, mặc dù đã có quy định pháp luật tuy nhiên cịn có nhiều vấn đề như sự chồng chéo chưa phù hợp với hiện tại. Lĩnh vực cho vay ln có nhiều rủi ro và đòi hỏi pháp luật cần bảo về được bên cho vay cũng như bên vay. Khơng chỉ Nhà nước mà cả chính bản thân các TCTD cũng cần có sự tìm hiểu, đóng góp ý kiến về các quy định pháp luật. Những vấn đề như giấy phép, bảo lãnh, tài sản bảo đảm…là những vấn đề cần đáng chú ý. Các quy định pháp luật cịn chưa cụ thể thì dễ dẫn đến sự coi thường của những người vay vốn.

Các bộ phận trong TCTD muốn hoạt động tốt, đồng bộ và phối hợp nhịp nhàng thì quy trình tín dụng ln là điều cực kỳ quan trọng. Một bộ máy không thể vận hành

nếu thiếu đi quy trình và hướng dẫn sử dụng cho từ bộ phận cụ thể. Các TCTD cũng vậy. Một quy trình tín dụng đủ phù hợp sẽ giúp TCTD nâng cao chất lượng tín dụng của mình và giảm thiểu các rủi ro đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu. Trước áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ như hiện nay địi hỏi các TCTD có các giải pháp khác nhau để thu hút khách hàng. Có lẽ cũng vì vậy mà quy trình tín dụng trở nên lỏng lẻo hơn để mời gọi khách hàng vay của mình. Khi quy tình tín dụng khơng chặt chẽ thì đương nhiên nhiều kẽ hở cho khách hàng vay lợi dụng cũng như nhân viên TCTD trục lợi.

Tiếp đến nguyên nhân nữa là nội bộ TCTD kiểm soát chưa đạt nhiều hiệu quả cao. Nhiều nhân viên với mong muốn được chuộc lợi sẵn sàng sử dụng quyền hạn của mình để đi ngược lại quy trình quy định đã đề ra dẫn đến nợ xấu tăng lên. Ví dụ như khi một khách hàng muốn vay địi hỏi phaoir có đủ hồ sơ giấy tờ,...nhưng vì được đưa một khoản tiền nhờ vả từ khách hàng mà nhiều nhân viên sẵn sàng bỏ qua những quy định đó để giúp đỡ khách hàng. Đến thời gian trả nợ nhưng khách hàng khơng có khả năng trả nợ và khoản nợ sau một thời gian trở thành nợ xấu. Không chỉ các nhân viên mà nhiều cán bộ cấp cao cũng tiếp tay cho sai phạm. Điển hình nhất phải kể đến vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" của cha con ông Trần Bắc Hà cùng đồng phạm tại Ngân hàng BIDV. Trong thời gian giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, ông Trần Bắc Hà cùng các bị cáo nêu trên đã lợi dụng chức vụ, chỉ đạo cấp dưới cho Cơng ty Bình Hà và Cơng ty Trung Dũng - là công ty sân sau của Trần Bắc Hà khơng đủ điều kiện cấp tín dụng vay trái quy định, gây thất thoát gần 1.700 tỉ đồng cho BIDV… Mỗi nhân viên trong tổ chức tín dụng tự ý thức được tác hại của nợ xấu cũng góp phần giúp giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của TCTD nhưng nếu nhân viên tiếp tay cho khách hàng thì nợ xấu tăng lên là điều tất yếu.

Hoạt động tín dụng chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Nếu pháp lý tốt, đầy đủ, đồng bộ sẽ góp phần tích cực vào các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Ngược lại nếu pháp lý khơng phù hợp với xu thế phát triển kinh tế sẽ tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, tạo nhiều sơ hở để doanh nghiệp làm ăn bất chính, lừa đảo do đó việc triển kai các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Những biến động của nền kinh tế thị trường như: lạm phát, biến động tỷ giá, khủng hoảng, suy thoái kinh tế… ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng, gây ra rủi ro tín dụng.

2.3.4 Đề xuất hồn thiện quy định pháp luật về xử lý nợ xấu nói chung.

Thứ nhất, Các chủ thể khi tham gia mua bán nợ xấu của các TCTD cần được mở

rộng với sự tham gia của nhiều chủ thể hơn. Như em đã trình bày thì thị trường nợ xấu hiện nay chủ yếu xoay quay VAMC và TCTD cịn lại hầu như vắng bóng các doanh nghiệp mua bán nợ xấu. Do quy định pháp luật để trở thành tổ chức mua bán nợ xấu khá chặt chẽ và khó khăn nên hầu như là khó có thể thành lập. Quy định pháp lauajt cần sửa đổi theo hướng cho phép thành doanh nghiệp kinh doanh mua bán nợ xấu. Để thơng qua đó tạo ra áp lực cạnh tranh cho thị trường thúc đẩy thị trường phát triển hơn. Nếu thị trường chỉ có 2 tổ chức mua bán nợ thì chắc chắn áp lực tạo ra sẽ khơng nhiều bằng việc 5,7,10 tổ chức kinh doanh mua bán nợ xấu. Nếu có sự tăng lên của tổ chức mua bán nợ xấu chắc chắn sẽ có sự thay đổi cả về chất cũng như lượng của hoạt động mua bán nợ xấu. Góp phần đẩy lùi tình trạng nợ xấu đang q tải tại các TCTD như hiện nay.

Thứ hai, Cần thành lập tổ chức định giá nợ chuyên biệt.

Các công ty thẩm định giá hiện nay chủ yếu tập trung tại các tỉnh, thành phố phát triển ví dụ như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…cịn ở những vùng kinh tế chưa phát triển thì hầu như vắng bóng hẳn. Cho nên thị trường mua bán nợ muốn đạt được hiệu quả thì cần thiết các cơng ty thẩm định giá chuyên nghiệp có đủ năng lực cũng như kinh nghiệm để định giá đúng. Tránh tình trạng các TCTD muốn bán nợ nhưng không biết giá bao nhiêu để bán cho các tổ chức mua nợ. Về vấn đề này thì nước ta có thể tham khảo ở cácc nước khác đã thành lập cơng ty thẩm định giá theo pháp luật. Ví dụ như ở Trung Quốc thì muốn thành lập cơng ty thẩm định giá phải đảm bảo các tiêu chuẩn là có ít nhất ba chun gia đã được cấp phép hành nghề thẩm định giá và một số cộng tác viên ở các ngành có liên quan đến chun mơn cần thẩm định. Việt Nam có thể áp dụng vào thành lập cho cơ quan thẩm định nghiệp vụ về nợ xấu để đảm bảo.

Thứ ba, Cần đa dạng hóa phương thức mua bán nợ xấu của TCTD.

Hiện nay phương thức mua bán nợ xấu là chủ yếu trên sự thỏa thuận hoặc được định giá bởi các tổ chức thẩm định giá. Thì pháp luật cần thêm các phương thức khác như đấu thầu, đấu giá các khoản nợ xấu và đương nhiên đi kèm tài sản bảo đảm của khaorn nợ xấu. Với phương thức này giúp đảm bảo sự công khai, minh bạch và với những chủ thể có nhu cầu mua cũng có thể tham gia để đấu giá thay vì chỉ có 2 tổ chức mua bán như bình thường. Bên cạnh đó cần chú ý với việc cho phép TCTD thực hiện phương thức chuyển nợ vay thành vốn góp do sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các

khoản nợ tiền gửi của TCTD đối với người gửi tiền,những khoản nợ xấu được chuyển thành vốn góp, thực chất là vốn huy động từ những người gửi tiền.

Thứ tư, Với tổ chức mua bán nợ xấu DATC thì cần có sự nới lỏng quy định pháp

luật để tăng khả năng tham gia mua bán nợ xấu của DATC. Cần tăng cường cho DATC quyền chủ động trong giải quyết nợ xấu. Xử lý nợ xấu cần được đa dạng hóa hình thức xử lý nợ xấu để phù hợp với cơ chế xử lý nợ xấu. Vấn đề thuế của DATC cũng cần có sự thay đổi để DATC có động lực hơn khi mua bán nợ xấu và thực hiện hoạt động mua bán một cách nhiều hơn. Thay đổi quy định về tỷ lệ tối thiểu vốn sử dụng cho mua nợ của DN 100% vốn Nhà nước nhằm tăng thêm quyền tự chủ cho DATC trong sản xuất kinh doanh . Thêm nữa DATC cũng cần có quyền chủ động việc thực hiện các biện pháp giải quyết, xử lý nợ xấu, được trao quyền hạn và tự do trong việc áp dụng các cách tiếp cận giải quyết thích hợp. Khả năng thực hiện biện pháp chiết khấu nợ như là một trong các phương pháp giải quyết hoặc thương lượng việc gia hạn các hình thức tái cơ cấu khác phải thuộc quyền quyết định của DATC.

Thứ năm, sửa đổi quy định pháp luật của các AMC của TCTD. Các AMC của

TCTD đã thực hiện chức năng mua, bán, xử lý nợ trong thời gian dài, nhưng hiệu quả chưa cao do hạn chế về vốn và cơ chế, phạm vi hoạt động Cần sớm sửa đổi Điều lệ mẫu và ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với AMC trực thuộc NHTM để tạo điều kiện cho các AMC mở rộng hoạt động, huy động vốn để tham gia vào thị trường mua, bán nợ xấu, mở rộng các hoạt động đầu tư, khai thác TSBĐ.

trường hợp xử lý nợ xấu của TCTD đối với bên mắc nợ là hộ gia đình để đảm bảo sự thống nhất với quy định mới của Bộ luật dân sự 2015, theo đó chỉ thừa nhận pháp nhân và cá nhân là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự Việc ban hành các quy định hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015 về trường hợp hộ gia định sẽ có tác dụng nhằm hạn chế vướng mắc và tranh chấp khi phát sinh giao dịch dân sự giữa các chủ thể khác với hộ gia đình trong q trình xử lý nợ xấu có liên quan đến TCTD.

Thứ sáu, Chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất của TSBĐ TCTD cịn

gặp nhiều khó khăn. Mặc dù ngay tại thời điểm vay trong hợp đồng tín dụng đã ghi nhận cách thức xử lý TSBĐ nhưng dường như sau khi nợ chuyển thành nợ xấu thì các chủ sở hữu TSBĐ vẫn bất hợp tác và tìm cách để khơng bàn giao TSBĐ. Trong khi đó dường như TCTD khó có thể cưỡng chế, tịch thu hay kê biên tài sản và các quy định về quyền

và chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với đất đai nói riêng, bất động sản nói chung, quyền có nơi ở... khiến cho việc xử lý TSBĐ của các TCTD gặp khơng ít khó khăn, tiêu tốn q nhiều thời gian, sức lực, thậm chí có những trường hợp bất khả thi. Mặc dù pháp luật có quy định về quyền thu giữ TSBĐ nhưng dường như sự phối hợp với các Bộ ngành nói chung và Bộ cơng an nói riêng thì chưa có văn bản hỗ trợ thực hiện. Cho nên đề xuất quy định pháp luật cần văn bản ban hành để hỗ trợ xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu.

Kết luận chương II

Trước tình hình dịch bệnh hiện nay và sự biến động của nhiều sự kiện trên thế giới thì nợ xấu ln là bài tốn khó cần được giải đáp. Nợ xấu mang đến khó khăn lớn cho nền kinh tế - xã hội và cần có giải pháp để giảm thiểu. Trong chương II này em đã phân tích về nội dung cụ thể của pháp luật xử lý nợ xấu qua 2 khái cạnh cụ thể đó là thủ tục xử lý nợ xấu và những phương thức xử lý nợ xấu. Từ những quy định pháp luật đó và căn cứ vào tình hình tại Viêt Nam để đánh giá sự phù hợp cũng như chưa phù hợp của quy định pháp luật, những bất cập cần được sửa đổi giải quyết để phù hợp hơn. Trong phạm vi kiến thức của bản thân mình và tham khảo từ tài liệu nhiều nguồn khác nhau, em đã đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả khung pháp luật cho xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng ở nước ta nói chung. Mặc dù những đánh giá và giải pháp của bản thân em chưa được sâu sắc cũng như đầy đủ nhưng mong rằng sẽ góp phần hồn thiện được các quy định pháp luật xử lý nợ xấu.

CHƯƠNG III

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY QUẢNG

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tây Quảng Ninh. (Trang 44 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w