Nguyên tắc bố trí cốt dọc trong dầm ?

Một phần của tài liệu câu hỏi tham khảo về gió nội và gió ngoại (Trang 28 - 29)

• Cốt thép bố trí trong tiết diện ngang của dầm phải đối xứng qua trục đứng của

tiết diện cả về số lượng thanh & đường kính cốt thép.

• Các thanh ở góc phải thẳng và không được uốn lên hoặc xuống để chịu

moment hay lực cắt (cốt xiên).

• Các thanh khác được phép cắt, uốn để chịu moment và chịu lực cắt (cốt xiên)

nhưng phải nằm trong mp của nó.

• Số thanh cốt thép ở nhịp đưa vào gối không ít hơn 2 thanh (còn tuỳ thuộc vào

kích thước tiết diện của dầm), sau khi đã cắt hoặc uốn lên gối. Các thanh này

• Trong 1 cấu kiện không nên chọn quá nhiều loại thanh có đường kính khác nhau và độ chênh lệch đường kính thanh quá lớn

Số loại đường kính thanh n ≤ 3 và ∆Φ=Φmax −Φmin ≤8mm

• Trường hợp tại gối có lực cắt lớn, cần phải bố trí nhiều lớp cốt xiên mà số

thanh cốt dọc ở nhịp uốn lên không đủ, thì đặt thêm cốt xiên ở ngoài vào (ở lớp thứ 1) dưới dạng vai bò không dùng cốt cổ ngỗng. Góc uốn của cốt xiên thường

là 450 khi chiều cao dầm ≤ 800mm, nếu chiều cao dầm > 800mm thì lấy góc

này là 600

• Cốt đai tính toán bố trí trong đoạn L/4 ở gần gối tựa, ở đoạn L/2 giữa dầm đặt

theo cấu tạo, khoảng cách cốt đai nên bố trí đều trong mỗi đoạn để tiện thi công.

• Nối cốt thép : Trên lý thuyết có thể nối bất kỳ tiết diện nào cũng được nếu ta đảm bảo đoạn nối chồng của 2 thanh thép đó. Tuy nhiên trong thực tế chỉ nên nối cốt thép tại tiết diện có nội lực nhỏ nhất nhằm đảm bảo an toàn cho kết cấu. Vì thế, cốt thép chịu moment dương nên gối tại gối tựa còn cốt thép chịu moment âm nên nối ở giữa nhịp

• Đối với dầm đối xứng, tải đối xứng thì cốt thép bố trí phải đối xứng.

Một phần của tài liệu câu hỏi tham khảo về gió nội và gió ngoại (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w