II. PHẦN TỰ LUẬN: 12,0 điểm Câu 1 (2,0 điểm)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 I PHẦN TRÁC NGHIỆM: Đúng mỗi câu được 0,5 điểm
I. PHẦN TRÁC NGHIỆM: Đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C B D A B A A, B, C Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D C A, B, C A A D B, C C Câu 1. (2,0 điểm) a) Lập sơ đồ các ngành dịch vụ: 1,0 điểm
b) Giải thích:
Sự hoạt động và phân bố ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các dối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là sự phân bố dân cư...0,4 điểm
Những thành phố, thị xã, các đồng bằng là nơi tập trung đơng dân, địi hỏi nhiều loại hình dịch vụ, những vùng thưa dân dịch vụ kém phát triển. 0,3 điểm
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là 2 thành phố đơng dân nhất cũng là 2 trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta. 0,3 điểm
Câu 2. (4,5 điểm)
a. Điều kiện để phát triển giao thơng vận tải (3,0 điểm) * Vị trí địa lí: (0,75 điểm)
Việt Nam nằm ở phía đơng bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa gắn với đất liền, vừa thông với đại dương giúp cho nước ta có thể đẩy mạnh ngành giao thơng vận tải với đầy đủ các loại hình. 0,25 điểm
Nằm gần tuyến đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, lại có đường bờ biển kéo dài 3260 km, có nhiều vũng vịnh nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển GTVT đường biển. 0,25 điểm
Nằm ở vị trí gần như trung chuyển giữa nhiều tuyến đường bay quốc tế, nên chúng ta có nhiều điều kiện để phát triển GTVT hàng không. 0,25 điểm
* Điều kiện tự nhiên: (1,5 điểm)
Địa hình:
o Ở phần đất liền, lãnh thổ nước ta kéo dài theo hướng bắc – nam, có dải đồng bằng gần như liên tục ven biển và bờ biển kéo dài 3260km nên việc giao thông giữa các miền Bắc, Trung, Nam khá dễ dàng. Dọc bờ biển nước ta lại có nhiều của sơng, vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu... 0,25 điểm
o Địa hình chạy theo 2 hướng chính: Tây Bắc - Đơng Nam và hướng vịng cung nên việc đia lại theo hướng Đông - Tây gặp nhiều khó khăn. Có nhiều dãy núi ăn sát ra tận biển (Bạch Mã, Hoành Sơn..) nên xây dựng các tuyến GTVT Bắc - Nam gặp nhiều khó khăn, tốn kém. 0,25 điểm
Khí hậu:
o Nhiệt cao quanh năm cho phép hoạt động của các ngành vận tải nước ta diễn ra sôi động suốt các tháng trong năm. 0,25 điểm
o Tuy nhiên chế độ nhiệt đới ẩm cũng làm cho các phương tiện vận tải dễ bị ơxy hố, mưa kéo dài dễ gây sạt lở, biển có nhiều bão, nhiều đảo đá ngầm ... cản trở giao thông biển. 0,25 điểm
Sơng ngịi:
o Mạng lưới sơng ngịi nước ta dày đặc thuận lợi cho GTVT đường sông phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 0,25 điểm
o Tuy nhiên, mạng lưới sơng ngịi dày đặc cũng làm cho ngành GTVT đường bộ và đường sắt phải mất nhiều chi phí cho việc xây dựng cầu, phà.. 0,25 điểm
o Mùa mưa, sông đầy nước, hiện tượng lũ lụt, làm tắc nghẽn cầu cống, bồi đắp phù sa của sông nên cũng tốn kém để nạo vét và tu bổ. 0,25 điểm
* Điều kiện KT – XH: (0,75 điểm)
Nước ta đang trong q trình đổi mới, giao thơng vận tải được đầu tư đi trước một bước. 0,25 điểm
Dân cư đông, nhu cầu đi lại lớn.
Mạng lưới đơ thị hóa triển thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông vận tải. 0,25 điểm
Khó khăn: 0,25 điểm
o Thiếu vốn, phải nhập khẩu xăng dầu, cơ sở hạ tầng kém.
o Cơ sở vật chất-kĩ thuật cịn thấp, vốn đầu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập từ nước ngồi tốn nhiều ngoại tệ.
b. Để phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước (1,5 điểm)
Các vùng núi thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người. Họ sống chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến lâm sản, đời sống cịn rất nhiều khó khăn.
Nền kinh tế miền núi phần lớn là trong tình trạng chậm phát triển, mang tính chất tự cung, tự cấp là chủ yếu.
Cơ sở hạ tầng kém đặc biệt là giao thơng vận tải trong khi tiềm năng cịn rất lớn.
Vì vậy, nếu phát triển giao thơng vận tải ở miền núi sẽ thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương ở miền núi, giữa miền núi với đồng bằng, từ đó sẽ thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa.
Khai thác các tài nguyên là thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành các nơng - lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, đô thị, tăng cường thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ ( kể cả văn hóa, y tế, giáo dục) cũng có điều kiện phát triển, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, tăng tiềm lực quốc phòng cho đất nước.
Câu 3. (5,5 điểm)