Hình 2.5: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu qua các năm
Cán cân thanh toán từ năm 2000 đến nay ln trong tình trạng nhập siêu. Sang đến năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO đã làm cho nền kinh tế nóng lên
- 26 -
nhanh chóng, tốc độ tăng nhập khẩu bắt đầu vượt xa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Mặc dù nền kinh tế đã bước vào giai đoạn thu hẹp từ nửa đầu năm 2008 nhưng không thể đảo ngược ngay tốc độ tăng nhập khẩu dẫn đến nhập khẩu tăng ngày càng cao hơn so với xuất khẩu trong suốt cả năm 2007 và nửa đầu năm 2008. Sang năm 2009, nhập siêu hàng hoá vẫn ở mức 12,2 tỷ USD, tuy giảm 32,1% so với năm 2008 nhưng đã bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm 2009. Trong 10 tháng năm 2010, nhập siêu hàng hóa đạt 9,5 tỷ USD, bằng 16,4% kim ngạch xuất khẩu.
Cán cân vốn giai đoạn 2000-2008 cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ln là thành phần lớn nhất trong số các nguồn vốn đổ vào Việt Nam và thường lớn hơn thâm hụt thương mại (ngoại trừ năm 2008). Nếu cả các nguồn vốn dài hạn khác thì nguồn vốn mang tính chất dài hạn đã thừa đủ để tài trợ cho thâm hụt cán cân thương mại trong cả giai đoạn 2000-2008. Một điểm cần chú ý là các nguồn vốn ngắn hạn đổ vào Việt Nam rất nhiều trong năm 2007, xấp xỉ 9 tỷ USD, tăng khá mạnh về quy mô so với những năm trước, khi thành phần chủ yếu của cán cân vốn vẫn là những khoản đầu tư dài hạn. Tuy cán cân thanh toán vẫn lành mạnh nhưng luồng vốn này đã thực sự gây lúng túng trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2007 (khơng kịp trung hịa lượng tiền đồng bỏ ra mua ngoại tệ tăng dự trữ hối đoái là một nguyên nhân khiến lạm phát gây hậu quả cả sang năm 2008).
2.1.3. Việc làm
Trong những năm gần đây, Việt Nam tạo được trung bình khoảng 8 triệu việc làm mới mỗi năm cho những người mới tham gia vào lực lượng lao động và lao động di cư. Vì số người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp giảm dần theo từng năm kể từ cuối thập kỷ 90 nên những việc làm mới này đã được tạo ra từ khu vực công nghiệp và dịch vụ. Từ cuối năm 2008 đến năm 2009, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, khơng thể nói rằng tất cả những lao động này bị thất nghiệp vì phần lớn những người này đã trở về q và tìm kiếm một cơng việc mới (có thể là cơng việc khơng phù hợp) nhưng vẫn cho thu nhập, dù có thể là thu nhập thấp. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 và 2009 lần lượt là 4,65% và 4.64%.
- 27 -
Chính phủ đã có những giải pháp tổng thể, kịp thời như "Giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội", giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng… để thúc đẩy sản xuất phát triển trở lại, tạo thêm việc làm cho người lao động; Song, các chính sách này triển khai vào thực tế thường có độ trễ.
2.1.4. Thị trường chứng khốn
TTCK Việt Nam cịn khá non trẻ, mới chỉ ra đời từ năm 2001. Những năm đầu mới thành lập, TTCK hoàn toàn xa lạ với mọi người. Đến khoảng năm 2006, TTCK trở thành kênh đầu tư tâm điểm thu hút tất cả mọi người. Năm 2006, 2007 TTCK thực sự sơi động. Sau đó, năm 2008 TTCK Việt Nam đột nhiên biến thành một trong những thị trường tài chính chao đảo nhất thế giới. Đến cuối ngày 20 tháng 6 năm 2008, chỉ số chứng khoán ở mức 366 điểm, giảm 68,63% so với thời điểm cao nhất (1167 điểm), mức độ giảm sút trong một năm thuộc loại cao nhất tồn cầu. Sau đó đến nay, TTCK ln trong trạng thái lình xình, chưa thể phục hồi.
Tình trạng sa sút của TTCK của một quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng bao giờ cũng có nguồn gốc sa sút về kinh tế. Năm 2008, mức độ lạm phát trên 20% đã làm chao đảo sự tăng trưởng kinh tế, tác động đến tiền tệ và toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia. Bên cạnh đó, mức độ lạm phát năm 2008 cịn phản ánh tình trạng kinh tế Việt Nam đang phát triển q nóng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịng tin của giới đầu tư trong và ngoài nước. Riêng đối với TTCK Việt Nam, không thể không đề cập đến yếu tố tâm lý.
Như vậy, sự biến động của kinh tế vĩ mô là nhân tố quan trọng tác động đến TTCK, trong đó lãi suất và tỷ giá hối đoái là những biến số cơ bản. Song, xét về quy mơ, TTCK Việt Nam cịn khá nhỏ nên sự đổ vỡ của TTCK chưa thể tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính ghê gớm.
2.1.5. Thị trường bất động sản
Nhà đất là thứ tài nguyên khan hiếm không thể tái sinh nên giá bất động sản tăng lên là một xu thế tất yếu trong q trình phát triển kinh tế nhanh chóng. Hơn nữa, các nhà đầu tư bất động sản đều coi việc mua nhà đất là một biện pháp bảo vệ
- 28 -
tốt nhất giá trị của cải và cũng là phòng tuyến bảo vệ cuối cùng. Do đó, một số người cho rằng thị trường nhà đất là hầm trú ẩn an toàn nhất để giữ giá trị đồng tiền trong lạm phát.
Từ vài năm trước đến năm 2007, giá nhà đất đã tăng vọt. Chẳng hạn, năm 2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá nhà đất trung bình là 600 USD/m2 (tăng khoảng 50% so với những năm trước), những nơi có vị thế đẹp ở trung tâm còn lên tới 3000 USD/m2, giá thuê nhà tăng tới 1000-2000 USD/tháng trong khi GDP của Việt Nam mới ở mức 835 USD/người và thu nhập bình quân của dân Thành Phố Hồ Chí Minh mới vào khoảng 200 USD/tháng. Hiện tượng bong bóng trên thị trường nhà đất đã xuất hiện rõ.
Tuy nhiên, hiện tượng bong bóng cũng chỉ có thể phồng to đến một mức nào đó, nếu khơng giảm lực cho bong bóng thì nó sẽ vỡ tung. Lúc đó, các nhà đầu tư nhà đất còn lao đao hơn các nhà đầu tư chứng khoán. Thực tế, sau khi tăng cao ngất ngưỡng, giá nhà đất từ giữa năm 2008 đến nay ở các thành phố lớn và hạng trung đã giảm tới trên 50%, cao hơn cả mức giảm giá nhà đất trong cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ. Như vậy, thực tế cho thấy, khi gặp nạn lạm phát, nhà đất vẫn phải quay về với quy luật giá trị: giá cả phải phản ánh giá trị và xoay quanh giá trị. Người coi nhà đất là hầm trú ẩn an toàn nhất trong lạm phát đã quên mất hai khâu cơ bản: nhà đất cần có vốn và thị trường nhà đất cũng có tính chu kỳ.
2.2. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
Lạm phát ở Việt Nam trong 10 năm qua (2000-2010) luôn thay đổi thất thường: một số năm thiểu phát, rớt xuống mức âm (2000, 2001), một số năm được cải thiện nhưng không bền vững và một số năm lạm phát ở mức hai con số (2007, 2008) mà đỉnh điểm là năm 2008 (22,96%) đã gây khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam ở nhiều mặt.
Bảng 2.1: Tỷ lệ lạm phát (%) giai đoạn 2000-2010
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 10T/2010 Lạm
- 29 -
Nguồn: Tổng Cục thống kê, (*) là mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng/2010 so với bình quân 10 tháng/2009.
Nếu so với lạm phát giai đoạn những năm 1980 thì lạm phát năm 2008 tuy cao nhưng chỉ ở mức hai chữ số. Hơn nữa, lạm phát diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đang đạt mức tăng trưởng cao, hội nhập khu vực ngày càng mở rộng, những cơ hội về sản xuất, tiêu dùng, dịch vụ, xuất khẩu, đầu tư trong nước và nước ngoài đều tăng, mặc dù bên cạnh đó nền kinh tế đang phải chịu khơng ít thách thức và áp lực do mức tăng cao của giá dầu, giá lương thực và tình trạng thiếu hụt cán cân ngoại thương ngày càng lớn.
2.3. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ KINH TẾ VĨ MÔ
Khi lạm phát xảy ra, nó tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, phạm vi tác động của lạm phát là rất rộng. Song, trong phạm vi luận văn chỉ đề cập tác động của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và cán cân thanh toán. Phạm vi số liệu từ năm 2000 đến năm 2009.
2.3.1. Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế
Đối với bất kỳ quốc gia nào, ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế là hai trong số những mục tiêu cuối cùng của chính sách kinh tế vĩ mô. Hai mục tiêu có mối quan hệ qua lại với nhau: tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề để ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát; ngược lại, kiểm soát lạm phát tốt có tác dụng tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.
Đối với Việt Nam, việc lựa chọn mục tiêu ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay không phải dễ dàng. Trong khi kinh tế các nước đang phát triển như vũ bão, chúng ta phải hịa mình vào dịng chảy này với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nhanh thường chứa đựng nhiều nhân tố gây mất cân đối, thậm chí dẫn tới khủng hoảng. Nổi bật hơn cả là hiện tượng tăng trưởng quá nóng, lạm phát tăng và khơng phải quốc gia nào cũng tìm được cách hạ nhiệt an toàn.
- 30 -
Phân tích sơ bộ số liệu lạm phát và tăng trưởng kinh tế bằng đồ thị:
Hình 2.6: Đường xu hướng của lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đọan 2000-2009
Phân tích sơ bộ cho thấy tăng trưởng kinh tế biến động cùng chiều với lạm phát. Chạy mơ hình hồi quy cho dãy số liệu từ 2000 - 2009 cho thấy tăng trưởng kinh tế (Y) có mối quan hệ tương quan với lạm phát (X) thơng qua mơ hình là Y = 0,0479 X + 7,104 (phụ lục 2: kết qủa phân tích hồi quy giữa lạm phát (X) và tăng trưởng kinh tế (Y) bằng phần mềm Stata).
Mơ hình cho thấy, khi lạm phát tăng 1% thì kỳ vọng kinh tế tăng trưởng trung bình là 0,0479%. Con số này có thể chấp nhận được vì tăng trưởng kinh tế cịn chịu tác động của nhiều nhân tố khác ngoài lạm phát song có hai vấn đề cần phải làm sáng tỏ xung quanh con số này. Thứ nhất, con số này thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ lệ lạm phát xem ra có vẻ hợp lý bởi lạm phát trong giai đoạn đang xét ở mức vừa phải nên khi lạm phát tăng lên thì có tác dụng kích thích kinh tế. Thứ hai, mức độ 0,0479 là khơng cao bởi có thể nhân tố lạm phát làm kinh tế tăng trưởng, song có những nhân tố khác kìm hãm hoặc làm suy giảm mức độ tăng trưởng.
- 31 -
Như vậy, số liệu thống kê qua các năm chưa thể hiện mối tương quan mạnh giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tính trung bình cho các giai đoạn chúng ta có thể kết luận lạm phát quá cao và quá thấp thường được kết hợp với tăng trưởng kinh tế thấp, trong khi tăng trưởng kinh tế nhanh thường được kết hợp với mức lạm phát vừa phải (3- 6%). Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cao 12,6%(năm 2007), 22,96% (năm 2008) trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng 8,48% (năm 2007), 6,32% (năm 2008) cho thấy tình trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, chúng ta đã quá chú trọng đến lượng mà quên đi chất của tăng trưởng. Nếu chúng ta khơng giải quyết vấn đề ngay thì hiện tượng lạm phát tăng cao hơn tăng trưởng kinh tế sẽ trở thành hiện thực trong thời gian tới.
2.3.2. Tác động của lạm phát đến với tỷ lệ thất nghiệp
Nhà kinh tế học người New Zealand, AW Phillip đã chứng minh mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thất nghiệp với một mức lạm phát dự tính và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho trước. Thông qua đường cong Phillips, ông đã chỉ ra giá phải trả cho 1% giảm tỷ lệ lạm phát là sự giảm sút công ăn việc làm.
Như vậy, các Chính phủ nên duy trì lạm phát. Nếu lạm phát bị triệt tiêu (lạm phát bằng 0) và chuyển động theo hướng ngược lại tức là giảm phát sẽ khiến kinh tế bị trì trệ, do vậy không tạo thêm được việc làm mới mà việc làm hiện có cũng bị mất, ảnh hưởng lan truyền đến các vấn đề xã hội như an ninh, trật tự, tội phạm …
Thông qua số liệu lạm phát, thất nghiệp giai đoạn 2000 -2009, học viên sẽ kiểm tra lại mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp bằng phương pháp hồi quy tuyến tính. Phân tích sơ bộ số liệu:
- 32 -
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2000-2009
Phân tích sơ bộ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp biến động ngược chiều với lạm phát. Chạy mơ hình hồi quy cho dãy số liệu từ 2000 - 2009 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp (Y) khơng có mối quan hệ tương quan với lạm phát (X) với mức ý nghĩa 5% (phụ lục 3: kết qủa phân tích hồi quy giữa lạm phát (X) và tỷ lệ thất nghiệp (Y) bằng phần mềm Stata).
Như vậy, trong giai đoạn đang xét, với mức ý nghĩa 5%, mối quan hệ tương quan giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp là chưa rõ ràng.
2.3.3. Tác động của lạm phát đến cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán của một số quốc gia gồm nhiều thành phần, trong luận văn này chủ yếu đề cập đến cán cân thương mại, mà cụ thể hơn là muốn đi vào tìm hiểu lạm phát có tác động như thế nào đến tỷ lệ nhập siêu. Xét trong mối quan hệ một - một giữa lạm phát và nhập siêu thì lạm phát có quan hệ tỷ lệ thuận với nhập siêu, nghĩa là khi lạm phát tăng lên sẽ hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu, lúc đó cán cân thương mại sẽ thay đổi theo chiều hướng bất lợi.
Phân tích sơ bộ số liệu tỷ lệ lạm phát và cán cân thương mại của Việt Nam từ 2000 - 2009:
- 33 -
Hình 2.8: Đường xu hướng của lạm phát và tỷ lệ nhập siêu từ năm 2000-2009
Phân tích sơ bộ cho thấy tỷ lệ nhập siêu biến động cùng chiều với lạm phát. Chạy mơ hình hồi quy cho dãy số liệu từ 2000 - 2009 cho thấy tỷ lệ nhập siêu (Y) có mối quan hệ tương quan với lạm phát (X) thơng qua mơ hình là Y = 0,639 X - 4,079 (phụ lục 4: kết qủa phân tích hồi quy giữa lạm phát (X) và tỷ lệ nhập siêu (Y) bằng phần mềm Stata).
Theo mơ hình trên, khi lạm phát tăng 1% thì tỷ lệ nhập siêu sẽ tăng trung bình 0,639%. Tuy nhiên, thực tế khơng hồn tồn như vậy bởi cán cân thanh tốn còn chịu nhiều tác động của các nhân tố như tiết kiệm, tăng trưởng kinh tế trong nước, tăng trưởng kinh tế quốc tế, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ trao đổi thương mại, lãi suất quốc tế…
2.4. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM
Trước nguy cơ lạm phát tăng cao, năm 2008, Chính phủ đã đưa ra và yêu cầu các bộ, ngành thực hiện 8 nhóm biện pháp chính nhằm kiềm chế mức tăng của giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô. Đến cuối năm 2009, lạm phát đã giảm xuống còn 6,88%; tăng trưởng GDP đạt 5,23%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng âm, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn khá cao so với các nước. Tình hình xuất khẩu được cải thiện, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 đạt khoảng 57 tỷ
- 34 -
USD. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 mặc dù có suy giảm nhưng vẫn ở mức khả quan đạt 21,5 tỷ USD. Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế do tác động của khủng hoảng, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thích đáng, nhất là hướng vào cơng tác xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ người dân