Nội dung pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động giao kết hợp đồng cung

Một phần của tài liệu Lê Thị Chúc-LKT-820317-08.2022 (Trang 33 - 40)

1.3. Nội dung pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động giao kết và thực hiện

1.3.1. Nội dung pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động giao kết hợp đồng cung

hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm

Hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm như đã phân tích ở trên, bản chất là một hợp đồng dân sự, chính vì vậy hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm chịu sự điều chỉnh chung của BLDS 2015 về giao kết và thực hiện hợp đồng.

1.3.1. Nội dung pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm ứng dịch vụ phần mềm

Giao kết hợp đồng trong BLDS 2015 điều chỉnh, quy định tại Tiểu mục 1. Giao kết hợp đồng thuộc Mục 7. Hợp đồng. Một giao kết hợp đồng được tạo ra khi được tiến hành theo trình tự từ đề nghị giao kết hợp đồng đến chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và các điều kiện hiệu lực của hợp đồng.

1.3.1.1. Đề nghị giao kết hợp đồng

a. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng

Tại khoản 1 Điều 386 BLDS 2015 quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc

thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng…”. Một đề nghị giao kết hợp

đồng cần thỏa mãn ba điều kiện cần và đủ:

Thứ nhất, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng

với bên được đề nghị tức là nội dung của đề nghị phải rõ ràng, cụ thể và thể hiện cơ bản một số điều khoản trong hợp đồng tương lai mà bên đề nghị mong muốn được ký kết. Một số ví dụ như quảng cáo hàng hóa dịch vụ, catalog giới thiệu về sản phẩm có mục đích là tiếp cận và mong muốn được giao kết hợp đồng với bên nhận tuy nhiên lại không bao chứa các nội dung của một hợp đồng tương lai nên chỉ được coi như một lời chào hàng, chào bán, lời mời chào giao kết hợp đồng.

Thứ hai, đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc của bên đề nghị với

bên được đề nghị về đề nghị này. Điều kiện này được hiểu là, trong đề nghị giao kết hợp đồng, bên đề nghị phải thể hiện được sự ràng buộc đối với đề nghị này. Khi bên

được đề nghị chấp thuận với đề nghị, hợp đồng sẽ được ký kết theo các nội dung được nêu ra trong đề nghị giao kết hợp đồng. Ngoài ra, trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì bên đề nghị giao kết phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị và đồng thời không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh (Khoản 2 Điều 386 BLDS 2015). Được hiểu là, nếu đề nghị có ghi rõ thời hạn có giá trị của đề nghị thì trong thời gian đó và hoặc thời gian trả lời đề nghị thì trong thời gian đó, nếu bên được đề nghị chưa đưa ra chấp thuận hay từ chối mà bên đề nghị đã thực hiện giao kết hợp đồng với bên thứ ba trừ trường hợp được quy định tài Điều 389 về thay đổi rút lại đề nghị giao kết hợp đồng và Điều 390 về hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng thì bên đề nghị giao kết phải chịu trách nhiệm pháp luật về việc bồi thường cho bên được đề nghị nếu có thiệt hại phát sinh. Một đề nghị khơng có ràng buộc pháp lý của bên đề nghị đối với bên được đề nghị thì chỉ được coi như là một lời chào hàng.

Thứ ba, đề nghị giao kết hợp đồng là đề nghị của bên đề nghị với bên đã được

xác định hoặc tới công chúng. Trong BLDS 2005 quy định đối với bên được đề nghị giao kết là phải được xác định cụ thể, đây là một trong những hạn chế của BLDS 2005 trong khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng, việc giới hạn đối tượng được đề nghị chỉ là đối tượng đã được xác định sẽ gây ra những khoảng trống thiếu sót so với các hoạt động giao kết trong thực tiễn. Trong BLDS 2015 quy định đầy đủ hơn khi không chỉ bắt buộc phải là đối tượng đã được xác định cụ thể, mà cịn có thể là cơng chúng. Các bên đề nghị có thể đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng tới các đối tượng không xác định tại thời điểm bên đề nghị đưa ra đề nghị, tuy nhiên trong đề nghị vẫn đáp ứng các điều kiện là thể hiện rõ ý định giao kết và sự ràng buộc đối với đề nghị giao kết. Ví dụ một doanh nghiệp dịch vụ đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng thông qua thông báo cơng khai về việc giảm giá 50% phí dịch vụ cho 03 ngày khai trương đối với 20 khách hàng đầu tiên đến sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, trong thông báo doanh nghiệp cũng ghi rõ thời hạn và các điều kiện bổ sung để giao kết có hiệu lực, vậy 20 khách hàng đầu tiên đến sử dụng dịch vụ sẽ thực hiện giao kết hợp đồng với đề nghị giao kết của doanh nghiệp đã đưa ra như trên.

Một đề nghị giao kết hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện cần và đủ mới được gọi là một đề nghị giao kết hợp đồng có giá trị pháp lý.

b. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực nghĩa là tại thời điểm đó phát sinh nghĩa vụ của bên đề nghị với bên được đề nghị, bên đề nghị chịu sự ràng buộc về pháp lý đối với đề nghị mình đưa ra.

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực theo quy định của luật đưa ra có hai trường hợp, hoặc do bên đề nghị ấn định trong nội dung của đề nghị, hoặc tại thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị nếu bên đề nghị không ấn định thời điểm cụ thể (khoản 1 Điều 388 BLDS 2015). Bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng căn cứ vào các trường hợp sau: căn cứ vào địa chỉ nhận cụ thể của bên nhận đề nghị, nếu bên nhận đề nghị là cá nhân, đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, bên nhận đề nghị là pháp nhân thì đề nghị được chuyển đến trụ sở; nếu đề nghị được gửi đi qua đường mạng internet, thư điện tử thì căn cứ vào việc đề nghị đã được đưa vào hệ thống thơng tin chính thức của bên được đề nghị; và các trường hợp khác khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng qua các phương thức khác (khoản 2 Điều 388 BLDS 2015)

Căn cứ vào các trường hợp trên có thể xác định được khi nào bên được đề nghị được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, từ đó xác định được thời điểm phát sinh nghĩa vụ pháp lý ràng buộc giữa các bên.

c. Thay đổi, rút lại, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng

Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng tức là hoạt động của bên đề nghị giao kết đối với đề nghị đã đưa ra nhằm thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng đã gửi hoặc đã đưa ra với bên được đề nghị. Theo quy định của luật, được hiểu là một đề nghị giao kết thay đổi, rút lại được khi có điều kiện, bản chất đề nghị khi đưa đến bên được đề nghị đã xác lập quyền và nghĩa vụ ràng buộc giữa hai bên. Trường hợp đề nghị thay đổi, rút lại đến trước hoặc cùng thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng thì thay đổi, rút lại đề nghị đó được coi là có hiệu lực. Trường hợp trong đề nghị giao kết hợp đồng phải được nêu rõ các điều kiện

mà khi các điều kiện đó xảy ra, đề nghị này có thể được thay đổi hay rút lại. Thêm vào đó, khi thay đổi nội dung đề nghị thì mặc định thiết lập một đề nghị mới. (Điều 389 BLDS 2015)

Bên đề nghị giao kết hợp đồng chỉ được hủy bỏ đề nghị giao kết khi đáp ứng điều kiện cần và đủ như sau: điều kiện cần là trong đề nghị đã nêu rõ quyền được hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng; điều kiện đủ là thông báo hủy bỏ đề nghị phải được bên được đề nghị nhận được trước khi bên được đề nghị thông báo chấp nhận đề nghị (Điều 390 BLDS 2015). Hiển nhiên, trường hợp muốn hủy bỏ đề nghị, bên đề nghị cần gửi thông báo càng sớm càng tốt, nếu thông báo này đến chậm hơn thông báo chấp nhận đề nghị được gửi từ bên được đề nghị thì thơng báo hủy bỏ đề nghị khơng có hiệu lực.

Một đề nghị giao kết hợp đồng cần được bảo đảm việc xác định nội dung cụ thể và có tính chất ràng buộc khi đề nghị trong thời hạn hiệu lực. Việc chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng được quy định các trường hợp cụ thể tại Điều 391 BLDS 2015. Thông thường một đề nghị giao kết sẽ được nêu rõ thời hạn của đề nghị để bên đề nghị không chịu sự ràng buộc vô thời hạn về đề nghị đó đối với bên được đề nghị, vì vậy khi hết thời hạn được quy định trong đề nghị hay nói cách khác là hết thời hạn trả lời đối với đề nghị của bên được đề nghị thì đề nghị mặc định được chấm dứt. Bên cạnh đó, bên được đề nghị trong thời hạn trả lời đề nghị đưa ra lời chấp nhận hoặc từ chối, khi đó đề nghị cũng được chấm dứt tại thời điểm thông báo được gửi tới bên đề nghị để tạo thành các bước giao dịch tiếp theo (Điều 391 BLDS 2015). Như phân tích tại Điều 389 và Điều 390 BLDS 2015 về thay đổi, rút lại, hủy bỏ đề nghị có hiệu lực thì tại thời điểm đó hoặc hình thành nên một đề nghị mới hoặc hủy bỏ đề nghị đã được gửi đi thì tại thời điểm này, đề nghị giao kết được chấm dứt.

1.3.1.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là bên được đề nghị thơng báo chấp nhận tồn bộ hay một phần đề nghị giao kết hợp đồng. Khi bên được đề nghị chấp nhận một phần đề nghị giao kết hợp đồng đồng thời sẽ đưa ra đề xuất sửa đổi đề nghị tới

bên đề nghị, điều này sẽ tạo ra một đề nghị mới mà bên được đề nghị ban đầu đề xuất (Điều 392 BLDS 2015).

Trường hợp bên được đề nghị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng khi có hành động thơng báo chấp nhận đề nghị giao kết tới bên đề nghị để chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Nếu bên được đề nghị im lặng thì chỉ được hiểu là chấp nhận khi hai bên đã có sự thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. Ví dụ, trước khi đưa ra đề nghị giao kết, hai bên đã có thỏa thuận rằng nếu bên được đề nghị im lặng, khơng có phản hồi gì với đề nghị mà bên đề nghị đưa ra thì hai bên đều hiểu là đề nghị đã được chấp nhận. Trường hợp khác, các bên đã nhiều lần làm việc với nhau và tạo thành thói quen về việc im lặng là sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì sự im lặng của bên được đề nghị mới được hiểu là sự chấp nhận đề nghị (Điều 393 BLDS).

Để một thông báo hoặc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi và chỉ khi các bên gửi đi thông báo và nhận được thông báo trong một thời hạn được ấn định hoặc trong một thời hạn hợp lý. Trường hợp bên nhận đề nghị trả lời khi đã hết hạn trả lời thì được coi là đề nghị mới. Nếu vì lý do khách quan mà chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm hơn so với thời hạn ấn định và bên đề nghị biết về lý do này thì chấp nhận đó vẫn có hiệu lực. Với các hình thức giao tiếp khác như trực tiếp hay qua điện thoại hoặc các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn trả lời (Điều 394 BLDS 2015). Vậy nên, thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải thuộc một trong các trường hợp trên, nằm ngoài các trường hợp nêu trên đều được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng khơng có hiệu lực.

1.3.1.3. Các điều kiện hiệu lực của hợp đồng

a. Chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm thông thường bao gồm các bên, bên cung ứng dịch vụ (hay gọi là bên cung cấp) và bên thuê/mua/sử dụng dịch vụ (hay gọi là khách hàng) khác với chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm bên bán và bên mua. Theo Điều 2 Luật thương mại chủ thể của hợp đồng

bao gồm “ Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật

này” và “Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.”. Chủ thể

khi tham gia vào hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm phải bảo đảm tính pháp lý và đáp ứng đủ các quy định về chủ thể được tham gia vào các giao dịch dân sự, tại Điều 125 và Điều 128 BLDS 2015 quy định rõ về các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do yếu tố về chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự.

b. Nội dung của hợp đồng

Hợp đồng có hiệu lực cần bảo đảm chủ thể và nội dung trong hợp đồng có giá trị pháp lý theo các quy định vụ thể của pháp luật. Nội dung của hợp đồng và các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Trong khuôn khổ nghiên cứu về hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm, một số nội dung trọng điểm được phân tích cụ thể dưới đây:

 Đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa hoặc dịch vụ mà hai bên cần giao dịch, trong hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm, đối tượng của hợp đồng là dịch vụ phần mềm. Các bên cần xác định rõ trong hợp đồng là loại dịch vụ phần mềm nào là đối tượng tham gia vào giao dịch trong hợp đồng. Cùng với đó, đối tượng của hợp đồng là dịch vụ phần mềm, có tính vơ hình, khơng tồn tại dưới dạng vật chất nên trong hợp đồng hai bên phải thỏa thuận và thống nhất về mô tả về dịch vụ, các yêu cầu cụ thể của khách hàng mong muốn đạt được ở kết quả cuối cùng. Chính vì vậy, các bên đều phải có sự am hiểu tối thiểu đối với tính chất, đặc tính của dịch vụ, hiểu về mơ tả về dịch vụ để lấy đó làm căn cứ nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.

 Giá và phương thức thanh toán

Giá được hiểu là giá trị của đối tượng hợp đồng hay giá trị của hợp đồng. Giá được hai bên đo lường, thỏa thuận và thống nhất dựa trên các căn cứ thực tế và yêu cầu cụ thể, từ đó đưa ra giá cả phù hợp. Trường hợp hai bên khơng có thỏa thuận về giá, trong hợp đồng khơng quy định rõ về giá, việc xác định giá được quy định theo Điều 86 Luật thương mại 2005 về giá dịch vụ: “Trường hợp khơng có thoả thuận về

có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh tốn và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ”. Tuy nhiên trường hợp hợp đồng không xác định giá sẽ dễ dẫn đến

tranh chấp giữa các bên; khi xảy ra tranh chấp sẽ tương đối bất lợi cho các bên. Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán sẽ được hai bên thỏa thuận và phù hợp với các quy định của pháp luật.

 Quyền và nghĩa vụ của các bên

Căn cứ vào các điều khoản về nội dung hai bên đã thỏa thuận thống nhất trong

Một phần của tài liệu Lê Thị Chúc-LKT-820317-08.2022 (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)