Xếp hạng quốc gia về phát triển Fintech năm 2021

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ FINTECH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 71)

Nguồn: Findexable (2021)

Bảng 3.2. Xếp hạng thành phố tại châu Á - Thái Bình Dương về phát triển Fintech năm 2021

Theo Hình 3.2, trong các loại hình dịch vụ Fintech, lĩnh vực thanh toán điện tử đang chiếm tỷ trọng lớn nhất (31%). Điều này là do qui mô dân số lớn, tỷ lệ sử dụng Internet và điện thoại di động cao tại Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy một nền kinh tế không dùng tiền mặt, (Vũ Cẩm Nhung & Lại Cao Mai Phương, 2021).

Không những thế, các công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực thanh tốn điện tử ln thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nhất, đây cũng là qui luật phát triển chung của các thị trường Fintech ở giai đoạn đầu (Tomorrow Maketers, 2020). Xu hướng đầu tư này vẫn sẽ tiếp tục vì theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), giá trị thanh toán qua thiết bị di động tại Việt Nam dự kiến tăng lên khoảng gần bốn lần, từ 16 tỷ USD năm 2016, tăng lên đến 70,9 tỷ USD năm 2025 (ISEV, 2020).

Hình 3.2: Đóng góp của các dịch vụ Fintech trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam năm 2021

Ngồi ra, do đa số doanh nghiệp Fintech của Việt Nam còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển nên có quy mơ doanh nghiệp cịn rất khiêm tốn. Theo báo cáo khảo sát của NHNN năm 2021, phần lớn các doanh nghiệp Fintech Việt Nam là các doanh nghiệp mới thành lập với qui mô rất nhỏ.

Cụ thể, xét về giai đoạn phát triển: 47% đang trong giai đoạn khởi động kinh doanh và chưa đạt điểm hịa vốn, có 28% số doanh nghiệp Fintech đang trong giai đoạn ra mắt sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP) và có doanh thu bán hàng trong sáu tháng gần nhất, có 13% đang trong giai đoạn phát triển mơ hình kinh doanh, có 9% đã đạt được lợi nhuận và 3% đang trong giai đoạn chứng minh ý tưởng và chưa có doanh thu. (Hình 3.3)

Hình 3.3: Đánh giá giai đoạn phát triển của các công ty Fintech Việt Nam năm 2021.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021)

3.1.2. Tác động của Fintech đối với Việt Nam

Fintech có tác động to lớn đến nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tài chính tại Việt Nam.

- Fintech tạo ra những mơ hình kinh doanh mới làm thay đổi các kênh phân phối, các sản phẩm tài chính của các ngân hàng và các cơng ty tài chính truyền thống, ví dụ như: Internet banking, Mobile banking, QR code, ngân hàng số, ví điện tử …

- Fintech thúc đẩy nhanh q trình thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam. - Fintech đưa sản phẩm và dịch vụ tài chính đến với khách hàng được nhanh chóng

và thuận tiện hơn. Giúp cho khách hàng ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận được với dịch vụ tài chính dễ dàng hơn thơng qua các ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị thông minh.

- Fintech giúp cho các định chế tài chính dễ dàng hơn trong việc thu thập thơng tin về hàng vi, sở thích, thói quen … của khách hàng.

3.1.3. Những thách thức đối với sự phát triển Fintech tại Việt Nam

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội để phát triển, cơng nghệ tài chính Fintech Việt Nam vẫn cịn khơng ít thách thức:

- Hành lang pháp lý về Fintech chưa đồng bộ, thời gian cập nhật và sửa đổi, bổ sung pháp lý còn rất chậm so với tốc độ phát triển rất nhanh của công nghệ.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ tại Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ bảo mật.

- Các doanh nghiệp Fintech thường hay gặp phải những khó khăn trong việc xây dựng mơ hình kinh doanh, mơ hình quản trị cũng như chiến lược phát triển lâu dài, điều này khiến cho các doanh nghiệp Fintech khó có thể phát triển lớn mạnh.

- Người tiêu dùng sản phẩm Fintech cịn hạn chế, và chưa có ý thức trong việc bảo mật những thơng tin cá nhân của mình như tên tuổi, số căn cước, số tài khoản… Điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến thơng tin tài khoản của chính người tiêu dùng và thơng tin của các tổ chức tài chính.

- Người dân vẫn có thói quen sử dụng chi tiêu tiền mặt, nhất là ở vùng nơng thơn làm cho việc thanh tốn qua điện thoại chưa phát triển.

- Xuất hiện nhiều công ty lợi dụng kẽ hở pháp luật và sự thiếu hiểu biết của khách hàng để huy động vốn hoặc mua tiền điện tử qua ứng dụng, rồi sau khi đã thu được số tiền rất lớn từ rất nhiều khách hàng thì các cơng ty này xóa ứng dụng và bỏ trốn gây thiệt hại cho khách hàng. Hoặc các công ty, tổ chức cho vay với thủ tục

đơn giản và lãi xuất rất cao khiến cho khách hàng vỡ nợ, khi khách hàng khơng có khả năng chi trả thì các thơng tin của khách hàng bị các công ty, tổ chức cho vay công khai trên các mạng xã hội, đồng thời dùng những hình thức uy hiếp tinh thần, bơi nhọ danh dự, hành hung … đối với khách hàng.

3.2. Thực trạng qui định về Fintech ở Việt Nam

Việt Nam hiện chưa có luật cụ thể cho Fintech, tùy thuộc vào từng loại giao dịch trong thị trường Fintech mà pháp luật có những điều khoản tương ứng ở từng bộ luật, từng luật như: Bộ luật dân sự 2015, Luật đầu tư 2020, Luật giao dịch điện tử 2005, Luật thương mại 2005, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Luật chứng khốn 2019, các nghị định, các thông tư liên quan …

3.2.1. Qui định pháp luật đối với các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Các giao dịch này được qui định tại một số văn bản pháp luật sau:

* Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của chính phủ, có hiệu lực từ ngày 26/3/2013 về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Nghị định số 101/2012/NĐ-CP qui định về các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, quản lý hoạt động thanh thanh tốn khơng dùng tiền mặt (Điều 1. Phạm vi điều chỉnh); các tổ chức tham gia (Khoản 3 điều 4), trách nhiệm quản lý của Ngân hàng nhà nước (Điều 5); các loại hình thanh tốn (Điều 14)

Điều 15 của 101/2012/NĐ-CP qui định về các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ này như sau:

- Dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm (khoản 1, điều 15): + Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử (Điểm a, khoản 1); + Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán (Điểm b, khoản 1);

+ Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước (Điểm c, khoản 1).

- Theo khoản 2, điều 15 về điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn như sau: Các tổ chức khơng phải là ngân hàng muốn cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

+ Có giấy phép thành lập hoặc phải có đăng ký kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ chức (Điểm a, khoản 2);

+ Có phương án kinh doanh về các dịch vụ trung gian thanh toán đã được phê duyệt theo đúng qui định về thẩm quyền đầu tư trong điều lệ hoạt động của tổ chức (Điểm b, khoản 2);

+ Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng (Điểm c, khoản 2);

+ Điều kiện về nhân sự: Người đại diện theo pháp luật phải có trình độ chun mơn hoặc phải có kinh nghiệm thực tế về quản trị kinh doanh hoặc kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực phụ trách. Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh tốn có trình độ chun mơn về lĩnh vực đảm nhiệm (Điểm d, khoản 2);

+ Điều kiện về kỹ thuật và nghiệp vụ bao gồm: cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật phải phù hợp với các yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và phù hợp với qui định của Ngân hàng Nhà nước; hệ thống kỹ thuật dự phịng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ được an toàn và được liên tục ngay cả khi hệ thống chính gặp sự cố; các qui trình về kỹ thuật và nghiệp vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo an toàn, bảo mật và phù hợp với các qui định của pháp luật về giao dịch điện tử; về qui trình kiểm tra, kiểm sốt nội bộ đối với các dịch vụ trung gian thanh toán trong các giao dịch điện tử theo đúng các qui định của pháp luật hiện hành (Điểm đ, khoản 2). Vấn đề bảo mật thông tin đối với dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt được qui định tại Điều 23. “Bảo mật thông tin”.

* Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01,7/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 101/2012/NĐ-CP của chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Sửa đổi Khoản 3 Điều 14 như sau: Dịch vụ thanh tốn khơng qua tài Khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm: Dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.”

- Sửa đổi, bổ sung Điểm a, b, đ, e, g, h Khoản 2 Điều 15 về + Giấy phép kinh doanh (Điểm a, khoản 2);

+ Phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt (Điểm b, khoản 2);

+ Điều kiện về kỹ thuật: phải có cơ sở vật chất, có hạ tầng kỹ thuật ... (Điểm đ, khoản 2);

+ Dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan (Điểm e, khoản 2);

+ Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có tài Khoản tại nhiều ngân hàng (Điểm g, khoản 2);

+ Q trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn phải có hệ thống thơng tin kế tốn quản trị đảm bảo theo dõi riêng được nguồn vốn, tài sản và xác định được kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (Điểm h, khoản 2).

- Bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 15 như sau:

+ Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (trừ ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đáp ứng Điều kiện qui định tại Khoản 2 Điều này thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại Điều 16 Nghị định này (Khoản 3).

+ Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cung ứng dịch vụ ví điện tử chịu sự quản lý và kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước (Khoản 4).

* Nghị định Số: 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Việc xử phạt vi phạm trong việc cung ứng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt được qui định cụ thể, chi tiết tại Điều 26 của Nghị định này với các hình phạt tiền cho từng hành vi sai phạm với mức phạt thấp nhất là 5 triệu đồng và mức phạt cao nhất là 200 triệu đồng.

3.2.2. Qui định pháp luật đối với các giao dịch qua ứng dụng vay tiền

Hiện nay chưa có qui định cụ thể các giao dịch vay tiền qua ứng dụng Fintech, việc vay tiền qua ứng dụng được coi như vay tín chấp, đối với doanh nghiệp cần cung cấp thông tin đăng ký của doanh nghiệp, thỏa thuận lãi vay, thời hạn trả nợ … đối với cá nhân, người vay khơng cần có tài sản đảm bảo, chỉ cần những giấy tờ cá nhân như căn cưóc cơng dân, điền thơng tin cá nhân, chụp ảnh giấy tờ cá nhân, đồng ý cho truy cập danh bạ điện thoại cá nhân, với vài thao tác đơn giản trên những thiết bị thơng minh như điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay …là có thể vay được.

Bên cạnh các ứng dụng cho vay tiền chính thống, hoạt động cơng khai, minh bạch thì hiện tại có rất nhiều tổ chức, cá nhân cho vay tiền núp dưới hình thức “tín dụng đen”, cho vay với lãi suất rất cao, thủ tục cho vay đơn giản nhưng với lãi suất rất cao làm cho người vay khơng có khả năng chi trả, dẫn đến việc người vay bị đe dọa, bị bơi nhọ, có nhiều trường hợp bị khống chế bắt phải trả nợ hoặc bắt người nhà phải trả thay. Khách hàng cần phải tìm hiểu thật kỹ các thơng tin cho vay trước khi quyết định vay tiền qua ứng dụng,

- Theo qui định của pháp luật, nếu cho vay tiền với lãi suất cao, có hành động đe dọa người vay thì có thể bị xử lý như sau:

+ Theo khoản 1 điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015, trong giao dịch dân sự, người nào mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần lãi suất cao nhất được quy định trong Bộ luật dân sự 2015, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

+ Theo khoản 2 điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 qui định, nếu phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (1 tỷ đồng) hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Theo khoản 3 điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Đối với hành vi gọi điện đe dọa, tung tin sai sự thật, có hành vi bơi nhọ người vay chưa trả đúng hạn lên mạng xã hội… có thể bị truy tố theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 về tội làm nhục người khác. Nếu hành vi đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự cá nhân thì người bị hại có thể làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an kèm theo các tài liệu chứng minh để cơ quan công an xác minh, điều tra, xử lý. - Căn cứ theo điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận

nhưng không được vượt quá mức lãi suất do pháp luật và Nhà nước qui định. Lãi suất thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn này thì mức lãi suất vượt q khơng có hiệu lực hay nói cách khác người vay không phải trả nợ phần lãi suất vượt quá. - Theo Thông tư năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số

39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng, trong đó có bổ sung các qui định vay tiền qua ứng dụng, cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử được quy định như sau:

- Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phải xây dựng, ban hành, cơng khai qui trình, hồ sơ, thủ tục cho vay bằng phương tiện điện tử phù hợp với qui định tại Thông tư này, qui định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các qui định pháp luật liên quan để đảm bảo an tồn, bảo mật thơng tin khách hàng và an tồn hoạt động của tổ chức tín dụng. (Khoản 1 điều 24a: Hoạt động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện

điện tử)

- Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phải thực hiện quản lý, kiểm sốt, đánh giá rủi ro các qui trình nghiệp vụ được thực hiện tự động hóa, trong đó cần áp dụng các mơ hình giám sát rủi ro và cảnh báo sớm để kịp thời có biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận. (Khoản 2 điều 24a: Hoạt

động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử)

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ FINTECH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w