ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10.
1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh. doanh.
Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp. Đây là một tỷ lệ không an toàn nếu công ty muốn phát triển bền vững do đó, công ty nên kết hợp đẩy mạnh thu hồi nợ, giải quyết hàng tồn kho nhằm giải tỷ lệ nợ đồng thời có lợi nhuận để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh nhằm nâng cao vốn chủ sở hữu. Công ty nên mở tài khoản vay ngân hàng dài hạn để đảm bảo an toàn vốn vay trong quá trình sản xuất. Có vậy công ty sẽ giải bớt được chi phí lãi vay, ít bị phụ thuộc vào các chủ nợ do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mới thực sự đạt hiệu quả.
2. Tăng cường đổi mới, đa dạng hoá các nguồn đầu tư vào TSCĐ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thi công: dụng khoa học kỹ thuật vào thi công:
Hiện nay trang thiết bị thi công còn thô sơ, công ty cần mua sắm thiết bị thi công, đặc biệt là máy móc thiết bị phục vụ thi công cầu đường, về thiết bị kiểm tra công ty chưa có thiết bị lấy mẫu đất, thước đo độ. Đối với công ty thi công xây dựng cơ bản thiết bị như vậy là chưa đáp ứng được yêu cầu thi công xây dựng cơ bản do đó công ty còn phải thuê thiết bị. Vì vậy việc tăng cường đổi mới máy móc thiết bị áp dụng kỹ thuật vào trong thi công tại những công trình có chất lượng đáp ứng được yêu cầu về công nghệ, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, tăng năng suất, giảm tiêu hao
nguyên vật liệu, từ đó tăng khối lượng thi công, giảm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Để đầu tư vào TSCĐ ngoài 3 nguồn chính của công ty là vốn ngân sách cấp, vốn tự bổ sung, vốn vay. Hiện nay trên thị trường có nhiều nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ như mua thiết bị trả chậm, liên quan, liên kết… Sự linh hoạt trong công tác đào tạo vốn cho TSCĐ sẽ giúp đẩy mạnh việc huy động vốn để đầu tư cho TSCĐ của mình.
3. Cần trích lập khấu hao hợp lý, sử dụng khấu hao có hiệu quả:
Từ năm 2004 công ty đã áp dụng Quyết định số 206/2003 QĐ-BTC của bộ Tài chính căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của ngành xây dựng cơ bản và tình hình thực tế sử dụng TSCĐ, công ty cần áp dụng phương pháp khấu hao hợp lý và linh hoạt. Bên cạnh áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với những TSCĐ ít bị tác động bởi hao mòn vô hình như nhà cửa, vật kiến trúc… có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đối với TSCĐ là thiết bị thi công luôn bị tác động bởi tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhanh chóng bị thải hồi. Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm đối với những tài sản là phương tiện vận chuyển… Việc trích khấu hao hợp lý sẽ đảm bảo cho công ty thu hồi vốn nhanh, nhanh chóng tái đầu tư đổi mới TSCĐ, tăng năng lực sản xuất.
4. Phân cấp quản lý và nâng cao trình độ sử dụng, quản lý TSCĐ.
Phân cấp quản lý cho các đơn vị nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm bảo quản, sử dụng TSCĐ được trang bị có hiệu quả hơn. Để làm được điều này, công ty cần xây dựng chế độ thưởng phạt công bằng, nghiêm minh đối với những người có ý thức bảo đảm sử dụng máy móc, các bộ phận, cá nhân nào được phân công quản lý tài sản nào thì phải có ý thức cố gắng làm tốt công việc đó. Đồng thời tăng cường đào tạo cán bộ công nhân viên để nâng cao trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ. Trong quá trình kinh doanh, công ty cần phát hiện và mạnh dạn đề bạt những người có năng lực vào vị trí phù hợp
nhằm phát huy được tài năng trên cơ sở đúng việc để họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
5. Mua bảo hiểm tài sản để bảo toàn vốnKẾT LUẬN KẾT LUẬN
Toàn bộ nội dung được trình bày trên đây là những lý luận chung về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp nóichung thực tế trong công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Cổ phần LILAMA 10 cùng với những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định đã và đang được công ty xác định là cần thiết vì vậy, công ty đã cố gắng tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Do đó công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty trước đầu được nâng lên. Song bên cạnh những thuận lợi cũng như những thành tích đạt được thì công ty vẫn còn không ít những khó khăn và tồn đọng trong vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Điều đó đòi hỏi công ty phải có cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình hoạt động của mình, tìm ra những biện pháp thích hợp nhất, tối ưu nhất nhằm hoàn thiện công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.
Vấn đề quản lý, sử dụng, bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là một vấn đề khó khăn cả về lý luận và thực tiễn. Song trong thời gian thực tập không nhiều, em mạnh dạn nghiên cứu đề tài này và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần LILAMA 10. Do trình độ nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và thông cảm của các anh chị trong phòng kế toán và của thầy giáo.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các anh chị trong
phòng tài chính kế toán công ty Cổ phần LILAMA 10 đã giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...
CHƯƠNG I...2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ ...2
SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP...2
I. TỔNG QUAN VỀ VỐN CỐ ĐỊNH...2
1. Khái niệm...2
2. Vai trò của vốn cố định...3
3.Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ...4
5. Phân loại TSCĐ của doanh nghiệp...5
5.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế:...5
5.2. Phân loại theo tình hình sử dụng:...6
5.3. Phân loại theo quyền sở hữu...7
6. Khấu hao Tài sản cố định...7
6.1. Hao mòn và khấu hao TSCĐ...8
6.2. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ:...9
7. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp.. 12
7.1. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ theo phương pháp gián tiếp...12
7.3. Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao:...14
II. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ẢNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH...14
1. Hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ:...14
2. Hệ số huy động vốn cố định: ...14
3. Hàm lượng vốn cố định:...15
4. Hệ số hao mòn tài sản cố định: ...15
5. Hệ số trang bị kỹ thuật cho công nhân trực tiếp sản xuất: ...15
6. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: ...15
7. Sức sinh lợi của VCĐ:...15
III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH...16
1. Những nhân tố khách quan...16
2. Những nhân tố chủ quan...17
3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp...18
4. Các biện pháp chủ yếu để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định...18
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10...19
I. T ỔNG QUAN V Ề CÔNG TY CỔ PH ẦN LILAMA 10
...19
1. Lịch sử hình thành và phát triển :...19
2. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của Công ty:...20
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:...21
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:...23
5. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:...26
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH...27
1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty:...27
2. Nguồn hình thành vốn cố định của Công ty:...28
...28
3. Tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty:...29
4. Tình hình tăng, giảm TSCĐ của Công ty:...29
5. Tình hình thực hiện khấu hao TSC§:...31
6. Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty:...32
CHƯƠNG III...35
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10...35
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY...35
1. Những ưu điểm trong quản lý và sử dụng vốn cố định:...35
2. Những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn cố định tại công ty...35
2.1. Về kết cấu nguồn vốn...35
2.2. Về đầu tư tài sản cố định...36
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10...36
1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh...36
2. Tăng cường đổi mới, đa dạng hoá các nguồn đầu tư vào TSCĐ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thi công:...36
3. Cần trích lập khấu hao hợp lý, sử dụng khấu hao có hiệu quả:...37
4. Phân cấp quản lý và nâng cao trình độ sử dụng, quản lý TSCĐ...37
5. Mua bảo hiểm tài sản để bảo toàn vốn...38