Máy bơm chất lỏng

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn môn học kỹ thuật đường ống và bể chứa đề tài above ground storage tanks (Trang 48 - 55)

II. Rà soát kế hoạch bể lưu trữ trên mặt đất

K. Máy bơm chất lỏng

Các loại chất lỏng thường được vận chuyển vào và ra khỏi các bồn chứa bằng trọng lực hoặc là bơm. Các hệ thống tối ưu hóa khả năng vận chuyển bằng trọng lực thường sẽ giảm bớt được chi phí lắp đặt và vận hành bơm. Dịng chảy theo trọng lực của chất lỏng có thể rất nguy hiểm nếu hệ thống vận chuyển không được thiết kế đúng cách. Nếu các van không được lắp đặt phù hợp để có thể kiểm sốt dịng chảy một cách an tồn và hiệu quả thì tồn bộ dịng lỏng trong bình chứa có thể bị xả ra. Trường hợp xảy ra tai nạn này thường xuất hiện khi đường ống, các cút nối hoặc van được lắp đặt ở dưới đường lỏng của bình chứa.

Một phương pháp được ưa thích hơn khi vận chuyển chất lỏng là bơm từ bồn chứa này đến nơi cần sử dụng. Các bơm này thường được lắp đặt để khởi động hoặc dừng theo yêu cầu một cách thủ công hoặc tự động. Chúng cũng được điều chỉnh để có thể dừng khi tín hiệu mực chất lỏng cao được kích hoạt. Điều này sẽ làm giảm khả năng bị tràn bồn. Khi được lắp đặt trên đỉnh bồn

chứa, nó phải làm chức vụ hút hoặc bị ngâm trong chất lỏng. Thiết kế này hầu như loại bỏ khả năng xả lỏng một cách khơng kiểm sốt. Khi lắp đặt ở dưới mức chất lỏng của bình chứa, bơm sẽ được sử dụng làm thiết bị điều khiển lưu lượng lỏng.

Bình chứa UL 142 có thể được sắp xếp với các cút nối mở ở trên hoặc dưới mực chất lỏng. Các cút nối này thường được lắp trên đỉnh các bình chứa cần phải bảo vệ hoặc chống cháy (Hình 6). UL 2080 và UL 2085 cấm các cút nối trên được lắp dưới mực chất lỏng.

Các bơm vận chuyển chất lỏng dễ cháy được quy định trong UL 79 (Tiêu chuẩn của các loại bơm sử dụng cho các sản phẩm làm từ dầu mỏ). UL 79 chứa những quy định cần thiết cho bơm chạy bằng điện, thủy lực và khí nén sử dụng cho nhiên liệu diesel, dầu và xăng.

Hình 6. Bình chứa này được trang bị với hai bơm chìm được sử dụng để bơm nhiên liệu cho các máy phát điện. Các bơm này có áp suất đầu ra tối đa ở 50 psig, như quy định UL 79.

Các thiết bị phân phối độc lập và bơm chìm được sử dụng với các thiết bị phân phối chất lỏng được điều khiển từ xa sẽ bị giới hạn ở áp suất đầu ra là 50 psig. Áp suất đầu ra của bơm để vận chuyển chất lỏng từ bình chứa này sang bình chứa khác khơng được giới hạn ở trong UL 79. Các bơm với áp suất đầu ra lớn hơn 50 psig được trang bị với các phương tiện dùng để làm giảm áp suất. Để làm điều này thì các nhà máy thường sử dụng các van giảm áp ở trong bơm hoặc trên những đường ống phụ.

UL 79 quy định các bơm phải trải qua các bài kiểm tra về an toàn và hiệu năng. Các bài kiểm tra đánh giá bơm về khả năng rò rỉ, độ bền thủy tĩnh, độ tương thích với các vật liệu có thể sẽ tiếp xúc với chất lỏng hoặc hơi, vả khả năng chịu đựng của bơm dưới điều kiện áp suất đầu ra bình thường và tối đa. Các bài kiểm tra khác được sử dụng dựa trên loại năng lượng dùng để cung cấp cho việc vận hành bơm.

Các yêu cầu dành cho bơm dựa trên mã của từng loại và các tiêu chuẩn NFPA thường dựa trên những ứng dụng cụ thể của chúng. Các bơm tĩnh dùng để vận chuyển lỏng thường phải có cơng cụ dùng để giảm áp đầu ra cho phù hợp với bình chứa sau đó hoặc các đường ống phụ dẫn ngược lại đầu hút của bơm. Các loại bơm phải được liệt kê ra khi sử dụng với các thiết bị phân phối nhiên liệu cho phương tiện giao thông.

L. Các thiết bị phân phối

Thiết bị phân phối có nhiệm vụ phân phối trực tiếp nhiên liệu dưới sự kiểm soát của người vận hành phương tiện giao thông. Nhiên liệu cho các phương tiện giao thông thường rất độc hại. Do vậy, các bộ phận cứu hỏa phải xác định được các loại thiết bị phân phối phù hợp với thiết kế. NFPA 30A và nghiên cứu số 52 của năm 1997 UFC yêu cầu rằng mục đích sử dụng của các thiết bị phân phối đã được liệt kê phải đạt được tiêu chuyển UL 87 (Tiêu chuẩn cho các thiết bị phân phối dành cho các sản phẩm từ xăng dầu). UL 87 định nghĩa cho một thiết bị phân phối là “một sản phẩm chứa các thiết bị đo, động cơ hoặc điều khiển chất lỏng và một khu vực để lắp van kết nối với hoặc không phải bơm.” Một thiết bị phân phối có thể tự vận hành hoặc điều khiển từ xa. Điểm khác biệt chính giữa các loại thiết bị phân phối là vị trí bơm. Các thiết bị phân phối tự vận hành thường có một đầu hút của bơm. Các thiết bị phân phối điều khiển từ xa thường không chứa bơm.

Thông thường, các mã điện tử và bộ phận cứu hỏa quy định ra các hạng mục phân loại. UL 87 chứa những quy định có thể xác định ra các giới hạn của Hạng 1, Hạng 2 và trong các môi trường không được phân loại khác ở trong thiết bị. Bởi vì các thiết kế thường rất đa dạng dành cho các nhà sản xuất khác nhau và công nghệ liên tục thay đổi, NEC Bảng 514-2 chỉ ra rằng các giới hạn cho các vị trí độc hại ở bên trong thiết bị phân phối sẽ được phát hành rộng rãi dựa trên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Ví dụ rằng khu vực mà thiết bị được kết nối với đường ống sẽ được phân làm Hạng I, Nhóm D, Khu 1. Tuy nhiên các vị trí ở trong thiết bị phân phối sẽ được phân ở Khu 2 nếu như nhiên liệu vận chuyển được tách biệt với bơm. Yêu cầu này không thay thế được các mã chính thức có thẩm quyền được quy định cho từng khu vực được phân loại. Điều này giúp những đánh giá về từng loại và kiểu dáng của các thiết bị phân phối nhẹ nhàng hơn. Điều khoản cung cấp cho các nhà sản xuất linh hoạt để áp dụng và làm đơn giản hóa các thiết kế xuống Khu 2 hoặc một khu không được phân loại nào đó. Hình 7 minh họa cho Khu 1, 2 và các khu không được phân loại của thiết bị dựa trên quy định UL 87.

thông và các thiết bị đốt nhiên liệu như các tổ máy phát điện chạy bằng dầu diesel. Đối với các ứng dụng này, một số tiêu chuẩn NFPA yêu cầu sự lắp đặt các van phải đáp ứng tiêu chuẩn UL 842 (Van cho chất lỏng dễ cháy). Tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu thử nghiệm đối với van ngắt khẩn cấp, các đường ống nối dễ nóng chảy và van nối.

NFPA 30A yêu cầu lắp đặt các van ngắt khẩn cấp được liệt kê trong bộ phân phối từ xa và trên cao (Hình 8). Một van ngắt khẩn cấp được thiết kế để ngăn dòng chảy của nhiên liệu trong trường hợp hỏa hoạn tại hoặc gần bộ phân phối. Van cũng được thiết kế để tự động dừng dòng nhiên liệu nếu bộ phân phối bị tách ra khỏi hệ thống. Cần có van ngắt khẩn cấp ở trạm điều khiển của các thiết bị phân phối từ xa và ở đầu vào của các thiết bị phân phối trên cao.

Hầu hết các van ngắt khẩn cấp được thiết kế để hoạt động như van ngắt có lị xo. Van được duy trì mở ở điểm nóng chảy thấp như là 165oF hoặc 212oF. Nếu van được sử dụng cho hồ bơi hoặc trường hợp tiếp xúc với lửa, mối liên kết sẽ cháy dẫn đến việc van đóng. Thơng thường van sẽ có một phần dùng để ngắt van khẩn cấp. Nếu thiết bị phân tán bị tháo rời khỏi hệ thống thì van sẽ bị đóng.

Hình 7. Các vị trí hạng 1 và hạng 2 ở trên thiết bị phân phối trong bài báo 514 của NEC và UL 87.

Hình 8. Van đóng khẩn cấp

Trước khi sử dụng các van đóng khẩn cấp, chúng phải trải qua các bài đánh giá ở trong quy định UL 842. Các van này cũng sẽ được kiểm tra trong quá trình sản xuất.

UL 842 khơng cho phép sự rị rỉ lưu chất qua chân van khi nó chịu bất kỳ áp suất nào từ 0 đến 1,5 lần áp suất định mức tối đa của nó. Van cũng được thử với lửa để xem nó có đóng lại khi tiếp xúc với đám cháy hay khơng và hạn chế sự rị rỉ của chất lỏng dễ cháy. Trong quá trình kiểm tra, van phải đạt áp suất vận hành. Sau 30 phút tiếp xúc với lửa thì đám cháy sẽ bị dập. Sau 45 phút, van được kiểm tra để tìm các chỗ rị rỉ có thể gây cháy.

Các đầu nối tự động thường được dùng để kết hợp với một thiết bị có thể dừng lưu lượng chảy khẩn cấp trong quá trình cấp nhiên liệu để ngăn ngừa việc tràn bình khi cung cấp nhiên liệu cho phương tiện giao thông. Các van có đầu nối thường được đánh giá dựa trên UL 842.

Quy định NFPA 30A cũng được cân nhắc dùng cho người phân phối nhiên liệu. Việc phân phối một cách chủ động yêu cầu phải có một người chịu trách nhiệm chính để đảm bảo q trình vận chuyển xảy ra an toàn từ thiết bị phân phối đến phương tiện giao thông. Việc phân phối bị động cho phép người dan được điều khiển việc phân phối nhiên liệu. Nhiều cửa hàng ngày nay thường bán các chất lỏng dễ cháy nổ bên cạnh các đồ tiêu dùng hàng ngày nên người dân thường lo lắng về việc này. Để đảm bảo an tồn thì các cửa hàng này sẽ cần sự kiểm sốt chặt chẽ hơn từ chính phủ.

Các vịi phun có thể có hoặc khơng có thiết bị mở chốt. NFPA 30A yêu cầu lắp đặt các thiết bị mở chốt tại các tram dịch vụ khơng có người giám sát. Mục đích của việc này là đảm bảo rằng người phân phối nhiên liệu không chèn các vật lạ vào giữa cần tay vận hành và thân van khiến van bị tắc và có thể gây ra cháy.

thả cần vận hành hoặc tự động. Khi lắp ráp, van cần có điện được kết nối từ vịi phun đến đầu vào của nó mà khơng cần phải sử dụng dây nối. Chức năng này đảm bảo rằng dây điện ngầm dưới đất được liên tục để tránh trường hợp có tĩnh điện xảy ra khi bơm nhiên liệu. Các van cũng được đảm bảo sẽ tự động đóng nếu có xảy ra sự cố.

Các vịi phun được liệt kê là cần thiết cho các thiết bị phân phối nhiên liệu. Chúng phải đáp ứng các quy định ở trong UL 330 (Vòi phun và các cách lắp ráp vòi dành cho thiết bị phân phối chất lỏng dễ cháy nổ). Các vòi phun phải được thiết kế dành cho thiết bị bơm xăng và dầu diesel. Vòi dành cho các thiết bị cung cấp nhiên liệu khác sẽ được nghiên cứu để đánh giá khả năng phù hợp với loại nhiên liệu đó. Thơng thường các vịi này được sử dụng ở áp suất tối đa tại 50 psig. Vòi và cách lắp ráp vòi dựa trên quy định UL 330 sẽ được đánh giá bởi nhiều bài kiểm tra khác nhau. Các bài kiểm tra này bao gồm sức chịu đựng khả năng nổ trong môi trường thủy tĩnh, các quá trình bẻ cong liên tục vịi, sự rị rỉ điện giữa vòi và các khớp nối, và phù hợp với xăng và dầu diesel.

UL 330 gần đây được sửa đổi để cấm các phụ kiện được sử dụng lại trên các khớp nối trong danh sách các cách lắp đặt vịi. Khớp nối có thể bị tháo ra trong trường hợp vòi bị hư hỏng và lắp đặt lại trên một vòi hồn tồn khác, tuy nhiên khớp nối này sẽ khơng phù hợp cho loại vòi mới. Rị rỉ điện có thể xảy ra giữa các khớp nối này.

M. Bảo vệ bình chứa khỏi bị hư hỏng

Các điều khoản về các mã dành cho thiết bị cháy nổ có mục đích bảo vệ các bể chứa trên mặt đất khỏi bị phơi nhiễm bên cạnh những đám cháy và sự cố tràn dầu. Hai lĩnh vực cụ thể được quan tâm là bảo vệ khỏi va chạm với phương tiện giao thông và đường đạn lạc.

Các mã trên có các quy định để bảo vệ các bình chứa trên mặt đất khỏi va chạm với phương tiện giao thơng (Hình 9). Một phương pháp phổ biến là lắp đặt các cột bảo vệ xung quanh bình chứa. Các mã dành cho thiết bị cháy nổ chỉ ra đường kính nhỏ nhất, khoảng cách, chiều cao cần thiết để bảo vệ bình chứa. Sự lắp đặt các cột bảo vệ phải tuân theo quy định. Biện pháp bảo vệ này có thể khơng cần thiết nếu bình chứa nằm ở vị trí mà các phương tiện thường ít khi qua lại.

Hình 9. Bởi vì bình chứa nằm ở vị trí mà các xe thường xuyên tiếp xúc nên phải có biện pháp bảo vệ khỏi va chạm với phương tiện giao thơng.

Các bình chứa có khả năng chống lửa và được bảo vệ khỏi sự va chạm xe cộ thường không cần các cột bảo vệ hoặc các cơng cụ bảo vệ bên ngồi nào khác. Nhà sản xuất có thể kiểm tra bình chứa để xác định rằng nó có thể chịu đựng một lượng vật nặng khoảng 12000 lbs va chạm với bình ở tốc độ 10 dặm/giờ. Lượng vật này được tiếp xúc với bình ở điểm cao 18 in so với đáy bình. Quá trình kiểm tra sẽ hướng đến vùng dễ bị hư hỏng nhất của bình. Bình chứa cũng sẽ bị khóa lại hoặc khơng dựa trên hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi trải qua bài kiểm tra động học, bình chứa sẽ được thử thủy lực. Nếu bình chứa vượt qua bài kiểm tra thủy lực ở áp suất 5 psig, nó sẽ được liệt kê làm bình chứa có khả năng chịu sự va chạm xe cộ.

Tuy nhiên các bình chứa đạt tiêu chuẩn trên đều khơng thể hứng chịu tất cả các loại va chạm có thể xảy ra. Khi một phương tiện va chạm với bình chứa, đường ống nối có thể bị tách rời. Một va chạm làm lõm bình chứa có thể gây ra các ứng suất mà khơng thể phát hiện bằng mắt thường. Vì bể có khả năng chống cháy hoặc được bảo vệ, va chạm trên có thể làm hỏng lớp cách điện. Những lý do trên khiến ta phải có trách nhiệm kiểm tra tính tồn vẹn của lưu chất. Hơn nữa, ta nên xả lỏng khỏi bình và đưa bình chứa đi kiểm tra bởi tổ chức đã chứng nhận cho bình chứa này.

Việc chứng nhận lại bình chứa đã bị tơng bởi phương tiện giao thông sẽ cần một đại diện của phịng thí nghiệm đến tại hiện trường và khám nghiệm. Trong một vài trường hợp cụ thể thì bình chứa có thể cần được chở về tại nơi sản xuất để kiểm tra. Cả hai lựa chọn trên đều khơng tốn

kém lắm nên ta phải đảm bảo bình chứa sẽ chịu đựng được các tai nạn sau này có thể xảy ra. Quan trọng hơn là phải có các điều khoản về việc va chạm làm bị thương hoặc tử vong cho người trong xe nếu bình chứa có đầy chất dễ cháy nổ.

Các quan chức cứu hỏa có thể yêu cầu bể chứa trên mặt đất phải có khả năng chống đạn. Điều này có thể cần thiết nếu bình chứa được đặt ở khu vực mà dễ xảy ra đạn lạc hoặc cố ý.

Các bình chứa được bảo vệ và có khả năng chống cháy có thể được coi như chống được đạn. Các đối tượng thử nghiệm bình chứa để tiếng súng từ một khẩu súng trường cỡ nịng 30 nằm cách bình khoảng 100 ft. Năm băng đạn được bắn vào khu vực dễ bị tổn thương nhất của bình chứa. Một bình chứa vượt qua được bài kiểm tra thủy tĩnh sau bài kiểm tra đạn thì sẽ được kết luận là có khả năng chống đạn.

Các bình chứa khơng cách nhiệt khơng được đánh giá có khả năng chống đạn dược. Tuy nhiên ta

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn môn học kỹ thuật đường ống và bể chứa đề tài above ground storage tanks (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w