Tự nhận xét về qúa trình thực tập, so sánh thực tế với lý thuyết

Một phần của tài liệu NGHIỆP vụ bếp KHÁCH sạn vũ bảo TRƯỜNG VICET (Trang 33 - 43)

- Trong quá trình thực tập được tiếp xúc với những đồ uống và những món

ăn của Nhà hàng cũng như ngoài thực tế, em nhận thấy như sau: Các món ăn được học tập tại trường và ngoài thực tế đa số là giống nhau về công thức, nguyên liệu, cách chế biến. Tuy nhiên do điều kiện về thời gian chế biến cũng như nguyên liệu và giá thành các nguyên liệu mà các món ăn đã có sự thay đổi nhất định để phù hợp hơn.

Những món ăn khác nhau về kết cấu, nguyên liệu chế biến và trang trí, tình bày, yêu cầu cảm quan ở thực tế khác nhau như sau:

1) Món cơm lam

Về phần sơ chế thì giống với ở trường em đã được học. Trong cái lạnh đến xiêu lòng, mà được ngồi quây quần quanh bàn ăn thưởng thức món cơm lam Xứ Thanh thì tuyệt vời. Trên bếp than rực hồng, tí tách reo vui. Nhẹ tay bóc lớp vỏ tre mà tất cả các công đoạn được làm sẵn vẫn giữ được màng lụa nuột nà của ruột tre quanh những hạt nếp thơm lừng vừa chín tới, ăn với chút muối vừng vẻ hoang dã thì không còn cảm giác ngán ngây. Cơm lam là món ăn truyền thống của cộng đồng các dân tộc miền núi, từ bao đời nay: Mường, Nùng, Dao, Mán, Thái …

Nguyên liệu là loại nếp nương đồi, gặt về tuyển chọn kỹ càng. Cách làm cơm lam cũng không khó: gạo nếp được vo, ngâm kỹ cho vào ống tre tươi non dài khoảng 35 - 40cm. Để cơm lam có vị hương cho thêm hương liệu núi rừng, ở mỗi làng bản, bà con có đặc thù vị hương món cơm lam của mình.

Do gạo ngâm, vo kỹ, tích đủ lượng nước, nên khi xoay đều nướng trong lửa nhiệt, hơi bên trong ống tre làm hạt gạo dẻo quạnh toả lan một mùi thơm quyến rũ khó cưỡng nổi. Vì thế cơm lam vẫn giữ được hồn quê, phong vị riêng của nó, không thể lẫn được.

2) Món rượu nếp cẩm

Để chuẩn bị mẻ rượu dùng vào dịp Tết, hội xuân, dịp vui, người ta dùng cối xay tre (hoặc máy bóc vỏ liên hoàn) xát bật vỏ trấu không để xây sát hạt gạo, sàng sảy sạch sẽ đem ngâm nước (chừng 10 - 12 giờ). Người xưa ủ rượu cẩm rất công phu, quan trọng hàng đầu là việc chọn men.

Muốn làm men rượu phải có bí quyết gia truyền. Đặc biệt những người biết làm men rượu thường phải vào tận rừng sâu, kiếm sa nhãn và thiên niên kiện là 2 vị chính dùng để làm men, tất nhiên còn phải kèm theo một số vị khác nữa, từ rễ, từ củ, từ lá của mấy loại cây nhất định, để đảm bảo cho rượu nếp cẩm có hương vị riêng. Gạo nếp cẩm sau khi được đồ chín, vãi ra nong tre hoặc sàng quạt nguội, cho men lá cây vào trộn đều ủ đúng 3 ngày.

Gạo lên men thành cơm rượu thơm ngọt, cho vào chum sành có thể đổ thêm một (vài) lít rượu nếp thường sẵn có, bịt kín chum bằng lá chuối khô, hoặc cũng có thể bằng nhiều lượt vải ni lông. Chum rượu được hạ thổ tại chỗ giọt gianh của nhà sàn, để thường xuyên được thấm giọt mưa, giọt sương từ trên trời rơi xuống. Khi hạ thổ chum rượu người Mường thường lầm rầm cầu khấn với nội dung 'xin thổ thần thổ địa, cai quản giúp cho bình rượu thơm ngon tinh khiết đem lại sức khoẻ cho người ốm yếu, sự trẻ trung cho người già cả, lòng chung thuỷ cho đôi trẻ'. Sau 3 tháng 10 ngày, bình rượu thu hút đủ độ âm - dương là rượu có thể đem dùng.

Người ta đào rượu lên, dùng khăn sạch tách lọc phần nước và bã. Rượu nếp cẩm vừa sánh vừa tím óng lên như mật, được hứng vào sừng trâu, hoặc vào ấm sành, tuỳ theo độ tuổi và thể trạng mà nhâm nhi, thấy đó quả là một liều thuốc tăng lực và phấn chấn tinh thần. Phụ nữ mới sinh có thể dùng lòng đổ trứng gà đánh tan nhuyễn với mật ong hoà với rượu nếp cẩm để phục hồi sức khoẻ. Thứ rượu độc đáo này phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính. Chỉ một lần 'nếm' thử chắc chắn du khách sẽ thật khó quên.

3) Món giò lụa

Cách làm: 1kg thịt nõn mông, thịt vai phải tươi sờ còn ấm tay, thịt bỏ tủ lạnh làm mất công, phí của. Thịt thái bỏ vào máy xay nhuyễn. Nước mắm ngon

hoà với mỳ chính, thêm một chút bột tẻ khuấy đều đổ vào máy nghiền cắm điện cho xay tiếp chừng vài ba phút thấy dẻo là được. Lá chuối (trừ lá chuối tiêu) rửa sạch lau khô, xếp 3 - 4 lớp ngang, dọc, lá trong non hơn lá ngoài.

Thịt nghiền xay xong bỏ vào túi nylon để dễ gói. Gói tròn hình trụ dài chừng 25cm, đường kính độ 10cm. Lạt buộc dẻo, mỏng. Luộc giò là khâu chính. Chín quá giò dai, vớt sớm trong không chín. Giò bỏ vào nồi phải dựng đứng, lá chuối chèn chặt. Nước luộc giò phải trong, sạch, không đổ ngập giò. Trước đây người làm giò thắp một que hương đen dài chừng 40cm, hương cháy hết là giò vừa độ chính, nay có đồng hồ từ lúc nước sôi đến lúc vớt chừng 30 phút. Vớt xong phải treo nơi thoáng để giò ráo nước.

Giò treo toả mùi thơm đậm, chưa ăn mà đã cảm thấy ngon. Đi chợ mua giò thấy khoanh giò mịn là giò pha nhiều bột, ăn bở, nếu giòn bỏ hàn the vào, giò ngon mặt lát giò thỉnh thoảng có vài ba lỗ nho nhỏ. Một số nhà làm hàng sau khi nghiền máy bỏ vào cối giã tiếp, 2 tay cầm chày giã liên hồi kỳ trận, chày hơi nghiêng vào lồng, thịt nhuyễn dẻo tra nước mắm thật ngon đã hoà một chút bột tẻ, thục cho đều, lấy mo cau thém lại, múc ra gói giò.

* Theo em thì những món này là hợp lý so với ở thực tế và cách thức chế biến, yêu cầu cần phải nhanh và ngon đẹp vì làm như vậy thì thực khách mới không phải đợi lâu và các món ăn đều ngon và màu sắc, hương vị rất hấp dẫn. Tuy nhiên theo em món gà nướng lá chanh thì cách chế biến ở nhà trường sẻ tạo nên một món ăn ngon, hấp dẫn hơn, có vị đặc trưng hơn. Còn đối với món thịt quay giòn bì thì cách chế biến và gia vị mà nhà hàng chế biến thì phù hợp hơn.

Trên đây chỉ là một số món cơ bản có sự khác nhau về nguyên liệu, cách chế biến, cảm quan…Nhìn chung những món ăn ở ngoài thực tế thì thường bị cắt bớt các khâu và thời gian chế biến để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách. Đối với một số món thì sự thay đổi đó không làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cũng như cảm quan của món ăn, tuy nhiên đối với một số món thì có thêm một số gia vị khác…và cách chế biến cũng có những thay đổi thì cũng làm cho hương vị của món ăn cũng có sự thay đổi tuy nhiên sự thay đổi đó vẫn được khách hàng chấp nhận.

- Những sản phẩm mà nhà hàng hay chế biến và tiêu thụ nhanh nhiều với

số lượng lớn như là các món về hải sản, đặc biệt là các món được chế biến từ thỏ, một số món như : Thỏ hầm hạt sen, thỏ nướng, thỏ nấu rượu vang, thỏ rô ti, thỏ chiên giòn sốt me…

Các món hải sản như: tôm sú trộn, cua rang muối, mực tẩm rán giòn, mực xào ớt chuông, bún xào riêu cua, bún cá rô đồng, canh chua mực…

Trên đây là những món ăn nổi tiếng của nhà hàng, nhà hàng. Đó là những món ăn mà nhà hàng thường xuyên chế biến và được tiêu thụ với một số lượng lớn bởi vì những món đó là những món ăn mà được khách hàng đánh giá là những món ăn rất ngon và có hương vị đặc trưng của nhà hàng mà ở những nơi khác khó có được.

- Qua quá trình thực tập tại nhà hàng và được tiếp xúc với các đối tượng

khách chủ yếu của nhà hàng theo em thì nhà hàng đang có ưu thế về chế biến các món ăn từ thỏ và các món ăn hải sản được khách hàng ưu thích và tiêu thụ được với doanh số lớn vì thế nên nhà hàng cần luôn giữ những ưu điểm này. Bên cạnh đó thì các nhà quản lý cần tạo điều kiện giúp đỡ các đầu bếp để họ có cơ hội học hỏi thêm những kinh nghiệm từ bên ngoài để các món ăn đó ngày càng ngon hơn, đặc biệt hơn nữa.

Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất trong hiện tại và tương lai thì nhà hàng cần mở rộng thêm quy mô và đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

- Nhận xét nhược điểm của việc sản xất, chế biến và việc tổ chức tiêu thụ

sản phẩm ăn uống của nhà hàng, nhà hàng: Việc sản xuất, chế biến và việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm ăn uống của nhà hàng của nhà hàng còn có những nhược điểm nhất định như:

Việc sản xuất, chế biến sản phẩm ăn uống có những nhược điểm như: các nguồn cung cấp thực phẩm cho nhà hàng của nhà hàng chưa được ổn định, việc cung cấp không đủ sản phẩm cho nhà hàng vẫn còn xảy ra thường xuyên, điều đó làm ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh cũng như uy tín của nhà hàng.

thực hiện công việc còn gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển và vệ sinh đặc biệt là những khi nhà hàng tổ chức các buổi tiệc, tổ chức đám cưới... Điều đó làm cho tạo nên cảm giác chưa có sự khoa học trong công việc.

Một số món ăn do việc chế biến còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân viên nên việc sơ chế thường phải làm trước một thời gian và phải bảo quản trong tủ lạnh. Nếu việc chế biến các món này thành thành phẩm diễn ra trong thời gian nhanh nhất thì sẽ không có vấn đề gì, nhưng nếu các sản phẩm đã sơ chế mà giữ lâu trong tủ lạnh thì sẻ ảnh hưởng tới hương vị cũng như chất lượng món ăn.

* Kết quả thực hiện của bản thân

Mặc dù đã được học 2 năm và cũng đã trải qua một thời gian kiến tập, nhưng khi mới vào thực tập tại đơn vị, bản thân em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa được quen với công việc, khi thực hiện các công việc còn nhiều lúng túng. Nhưng sau 3 ngày làm việc, em dần dần quen với công việc, mọi công việc bếp trưởng giao em đều thực hiện tốt, với một số món ăn và công việc thực hiện trong quá trình làm chưa được tập trung nên kết quả chưa được tốt.

* Bài học sau đợt thực tập

- Mặt được: Sau khi tiếp xúc với công việc thực tế, em nhận ra được nhiều điều, kiến thức học là nền tảng, và kinh nghiệm cũng như qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi mới là cốt yếu. Chính vì thế mà bản thân em đã có nhận thức luôn thay đổi mình, luôn học hỏi và tìm hiểu.

Cùng với đó là bản thân em có sự yêu nghề, lòng nhiệt tình với công việc, sự hăng say học hỏi. Luôn tuân thủ nội quy giờ giấc làm việc. Tác phong làm việc phải nhanh nhẹn, nhạy bén, biết sáng tạo ra nhiều điều mới thao tác làm việc nhanh nhẹn, rút ra được nhiều kinh nghiệm mới trong việc chế biến món ăn.

Qua đợt thực tập tốt nghiệp này em cũng đã có được chút ít kiến thức phong phú từ thực tế, nó là bàn đạp giúp em hoàn thành tốt công việc trong tương lai là vốn kinh nghiệm đầu tiên tránh sự lúng túng lạ lẫm tạo nên sự tự tin khi ra trường.

Không ngừng cố gắng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, tích cực tham gia các hoạt động chế biến món ăn để nâng cao tay nghề.

- Những việc không nên làm:

Vô tâm với công việc được phân công cố ý làm khi chưa được sự phân công làm việc không đúng trọng trách được giao.

Không được làm những gì trái với lương tâm nghề nghiệp như: không sơ chế thực phẩm trước khi nấu, thức ăn rơi xuống sàn bẩn vẫn nhặt lên bỏ vào đĩa hoạc dùng nước bẩn để nấu, thực phẩm ôi thiu vẫn đưa vào chế biến … Vì nếu làm như vậy sẽ trái với lương tâm con người và cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm cho người ăn.

3.2.Đề xuất các giải pháp * Với đơn vị thực tập

Nhà hàng Vũ Bảo cần phải tiến hành các họat động quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt là khách nước ngoài thông qua phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, ti vi, tờ rơi.

Nhà hàng cần thiết lập hơn nữa các mối quan hệ chức năng giữa các bộ phận với nhau, thống nhất nhịp nhàng có hiệu quả và thông tin nhanh chóng.

Thiết lập, duy trì và tăng cường các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế với các bạn hàng truyền thống. Nhất là Công ty Du lịch, từng bước cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị máy móc bị lỗi thời để cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao đảm bảo tiêu chuẩn, thuận tiện trong khi sử dụng.

Tiến hành sắp xếp, tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với ngành nghề của nhà hàng.

* Với nhà trường.

Qua thời gian được học ở trường em đã được các thầy cô chỉ bảo rất tận tình giúp chúng em có những kiến thức về nghiệp vụ. Nhưng em cũng có một vài ý kiến sau:

Sau hai năm học, nhờ sự giảng dạy truyền đạt kiến thức của thầy cô giáo trường Trung cấp nghề đã giúp em tiếp thu được những kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ bếp đã giúp em hiểu rằng ngành du lịch ngày nay càng phát triển

với mọi người dân là rất quan trọng. Đã giúp con người nâng cao tầm hiểu biết và thư giãn tinh thần đi du lịch ngày càng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh việc truyền đạt bằng lý thuyết rất nhiệt tình của các thầy cô giáo thì còn vấn đề thực tế và thực hành còn biết quá ít đối với học sinh chúng em.

Vậy em xin phép thầy cô được đưa ra với nhà trường một số ý kiến sau: Nhà trường nên tổ chức các chương trình ngoại khóa để chúng em có thể đi sâu hơn về chuyên ngành du lịch nhất là nghiệp vụ bếp để chúng em tham khảo tài liệu, tăng thêm số tiết học các môn nghiệp vụ, đặc biệt là môn tiếng anh chuyên ngành bếp.

Nhà trường tăng thêm số tiết thực hành cho các môn nghiệp vụ cho chúng em nhiều hơn.

Tăng thời gian thăm quan thực hành tại các khách sạn, nhà hàng cho học sinh của trường.

Nhà trường nên tổ chức cho học sinh đi thực tập làm hai đợt giữa kỳ nghỉ năm thứ nhất và cuối kỳ nghỉ năm thứ hai. Nhằm giúp cho học sinh có nhiều cơ hội tiếp xúc nâng cao được kiến thức, mặt khác giúp học sinh hiểu và nghiên cứu thêm về các môn học ở trường.

Nhà trường nên có những buổi nói chuyện tiếp xúc giữa học sinh với các chuyên gia trong ngành du lịch để có thể hiểu sâu hơn và nắm bắt được những thông tin về ngành du lịch..

Trên đây là một vài ý kiến của em đối với nhà trường, mong rằng nhà trường cũng như tổ bộ môn hết sức quan tâm để học sinh nắm vững và thực hành hết chuyên môn đã học ở trường để đưa ra những kinh nghiệm lý thuyết và thực tế.

Em rất mong muốn rằng nhà trường sẽ tạo điều kiện giúp đỡ chúng em và những khoá học sau được tiếp xúc với thực tế nhiều hơn nữa để khi ra trường chúng em có kinh nghiệm làm việc và không mắc phải những sai lầm không đáng có trong công việc.

PHỤ LỤC

TÊN BẢNG

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị...4

Bảng 1: Kết quả doanh thu năm 2013 và quý 1 năm 2014...10

Hình 2: Sơ đồ mô tả việc bố trí dây chuyền sản xuất của bộ phận bếp...13

Một phần của tài liệu NGHIỆP vụ bếp KHÁCH sạn vũ bảo TRƯỜNG VICET (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w