II. PHẦN THUYẾT MINH
2.3. Đặc kiểm kết cấu hệ thống lái điện
2.3.3. Tính tùy động của hệ thống lái
1. Về động học: (về dịch chuyển) - Động học của bộ phận chấp hành hoàn toàn phụ thuộc vào động học của bộ phận điều khiển. Khi bô phận điều khiển dịch chuyển thì bộ phận chấp hành dịch chuyển, Khi bộ phận điều khiển dừng thì bộ phận chấp hành dừng, Khi bô phận điều khiển dịch chuyển nhanh (chậm) thì bộ phận chấp hành dịch chuyển nhanh (chậm).
2. Về động lực học: (về lực/momen) Dù đã có trợ lực, hoặc như điều khiển tổng phanh khí thì khi lực/momen cản ở bộ chấp hành tăng lên thì lực ở cơ cấu điều khiển cũng tăng lên nhưng với tỉ lệ nhỏ. Cịn về tính tùy động trong hệ thống lái trợ lực điện EPS cần hiểu như sau: Trong hê thống lái cơ khí trợ lực thủy lực và hê thống lái cơ khí trợ lực điện thì tính tùy động được thực hiện nhờ vào một chi tiết quan trọng đó là thanh xoắn. Chính nhờ thanh xoắn này mà tùy theo mức tải của mô men cản dưới bánh xe, cũng như tốc độ đánh lái trên vô lăng làm thanh xoắn biến dạng góc. Ở hệ thống lái điện
33
thì biến dạng góc này được phát hiện bởi cảm biến momen. Có nghĩa là góc xoắn tỉ lệ với tín hiệu điện áp ra của cảm biến momen. Tín hiệu này được đưa về ECU/EPS, trên cơ sở đó ECU điều khiển dịng điện cấp cho mơ tơ trợ lực để trợ lực. Dòng điện cấp cho mơ tơ trợ lực này hồn tồn tỉ lệ với góc xoắn hay tín hiệu ra của cảm biến momen. Có nghĩa là: Khi tín hiệu cảm biến momen lớn thì bộ phận chấp hành được trợ lực lớn, Khi tín hiệu cảm biến momen nhỏ thì bộ phận chấp hành được trợ lực nhỏ, Khi tín hiệu cảm biến momen khơng đổi thì bộ phận chấp hành được trợ lực không đổi (khi dừng quay vô lăng). Đến đây chắc các bạn đã hiểu nguyên lý và tính "tùy động" của hê thống lái cơ khí trợ lực điện.